13.10.2022 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

+ Nguyễn Tiến Lượng(2011). “Nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa phi kim

lớp 10 THPT bằng hệ thống tình huống có vấn đề và phương pháp dạy học tích

cực”, luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí

Minh.

+Nguyễn Thị Ngát (2017) “Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy

học nội dung hidrocacbon Hóa học 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm cho học sinh”, luận văn thạc sĩ giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu sử dụng phương pháp bàn tay nặn

bột và đưa ra hệ thống bài tập định hướng năng lực trong DH nội dung chương

hidrocacbon nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho HS.

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hương tích cực

Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp

học của HS là mối quan tâm hàng đầu.

Trong dạy và học, vấn đề quan trọng không chỉ là “ HS nên biết gì” mà thêm

vào đó là “ Điều gì xảy ra với HS” khi các em tham gia vào quá trình học tập. GV

cần quan tâm đến quá trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của người học. Khi

lấy người học làm trung tâm, GV cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả

nhất. Trên cơ sở đó GV điều chỉnh các hoạt động DH sao cho phù hợp với năng lực,

sở thích và nhu cầu của người học. Điều này đòi hỏi GV có một cái nhìn nhận mới,

cách suy nghĩ mới về công việc, về mối quan hệ của GV với HS và những vấn đề liên quan.

Hai yếu tố cốt lỗi của định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo

hướng tích cực là: cảm giác thoải mái và sự tham gia.

Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi HS có được cảm giác thoải mái. Cảm

giác thoải mái gắn liền với môi trường học tập và cách thức tổ chức DH phù hợp

với nhu cầu của người học. Có thể nhận thấy cảm giác thoải mái của một HS thông

qua sự cởi mở và tiếp thu kiến thức tốt, HS dễ dàng thích nghi, hòa nhập với môi

trường, không bị băn khoăn hay chán nản. Các em bộc lộ sự nhận thức về bản thân,

sự tự tin và có khả năng bênh vực, bảo vệ cái đúng, lẽ phải, thể hiện coi trọng bản

thân và những người xung quanh. Cảm giác thoải mái là điều kiện để đạt được mức

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

độ tham gia cao và tham gia tích cực của HS vào qua trình học tập.

6

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!