13.10.2022 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1.2.2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kỹ thuật DH là những cách thức hành động của của GV và HS trong các tình

huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình DH. Các kỹ thuật DH

là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những kỹ thuật DH chung, có những kỹ

thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay

người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật DH phát huy tính tích cực,

sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy…

1.2.2.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung DH. Vì vậy

bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì

việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trò quan trọng trong DH bộ môn. Các PPDH

đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận DH bộ môn.

1.2.2.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích

cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS. Có những phương pháp nhận thức chung

như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc,

phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng

bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho HS các phương pháp

học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

Các nhóm tự đánh giá, các nhóm tự đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.

1.3. Bài tập thực nghiệm hóa học

1.3.1. Khái niệm bài tập thực nghiệm hóa học

Theo tác giả Trương Xuân Cảnh [6] đã đưa ra khái niệm về bài tập thực nghiệm

(BTTN) như sau: BTTN là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ

kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực

nghiệm, qua đó phát triển NLTN cho người học.

Theo tài liệu [10] thì: BTTN hóa học là những BT có chứa nội dung hóa học

mà GV đặt ra cho HS, yêu cầu HS phải vận dụng các kiến thức đã học kết hợp với

việc sử dụng thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Trên cơ sở các khái niệm về BTTN, chúng tôi đưa ra khái niệm về BTTN hóa

học như sau: BTTN hóa học là những bài tập hóa học có nội dung thí nghiệm, có

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

liên quan đến kĩ năng thực hành TN của HS.

11

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!