13.10.2022 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

- Sự tham gia” nói đến cường độ của sự học tập, sự tập trung, sự say mê với

mọi vật xung quanh để HS trở nên hăng hái, yêu thích và vượt qua những giới hạn

của bản thân. Tất cả những tính cách đó cộng lại làm cho sự tham gia trở thành biểu

hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện của quá trình phát triển.

Sự tham gia cho thấy HS tận dụng và khai thác môi trường học tập và kiến

thức như thế nào, khi quan sát nếu thấy HS tập trung cao độ, miệt mài, say sưa giải

quyết các nhiệm vụ học tập, bỏ qua yếu tố thồi gian, có thể khẳng định rằng quá

trình học tập đó đang diễn ra tích cực, HS tiếp cận kiến thức ở mức độ sâu.

Dạy và học tích cực thực sự có hiệu quả khi GV thực hiện tốt 5 yếu tố tăng

cường sự tham gia của HS:

- Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm/lớp

Nội dung/ nhiệm vụ và các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của HS;

Gần gũi với thực tế; Đa dạng về hình thức; Tạo điều kiện cho HS được tự do sáng

tạo; Môi trường học tập thân thiện mang tính kích thích thể hiện qua việc bố trí bàn

ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học, quan tâm đến sự thoải

mái về tinh thần, không căn thẳn, không nặng nề, không gây phền nhiễu, có các

hoạt động giải trí nhẹ nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Hỗ trợ cá nhân một

cách tích cực; Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia

sẻ kinh nghiệm...và hợp tác trong các hoạt động học tập.

- Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS

Nhiệm vụ, các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác

biệt về nhịp độ học tập, trình đọ phát triển giữa các đối tượng HS với nhau; Có sự

thỏa thuận cam kết rõ ràng về mong đợi của thầy đối với trò và ngược lại; Các yêu

cầu đối với HS cần rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa; Khuyến khích HS giúp đỡ lẫn

nhau; Quan sát HS học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng HS, có

sự hôc trợ phù hợp, yêu cầu HS động não và hỗ trợ cá nhân, tạo điều kiện để HS

trao đổi về nhiệm vụ học tập.

- Sự gần gũi với thực tế

Nội dung/nhiệm vụ học tập gắn với các mối quan tâm của HS và thế giới thực

tại xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có thể để HS tiếp xúc với thực tế/tình huống

thực, sử dụng các công cụ học tập hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh...) để “đưa”

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

7

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!