13.10.2022 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H [21] NLTN bao gồm các năng

lực (NL) thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán,

giả thuyết; NL thiết kế các phương án TN; NL tiến hành phương án TN đã thiết kế;

NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả.

Trong Chương trình GDPT một số nước [6],[22],[23] hệ thống kĩ năng tiến

trình khoa học cần phát triển cho HS khi dạy học (DH) môn Khoa học bao gồm:

quan sát, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt câu hỏi, sử dụng thiết bị, xây dựng giả

thuyết, lập kế hoạch, điều tra, giải quyết vấn đề, giải thích, trình bày,... (theo Viện

KHGD 2011, Ministry of Education, Singapo 2014, W. Wilhelm and Else Heraeus

Foundation). Đây là các kĩ năng chính để hình thành năng lực thực nghiệm.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực

thực nghiệm đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đăng tải và ta có thể kể đến một số

tác giả như: Lê Văn Dũng, Nguyễn Thị Trúc Phương, Khúc Thị Thanh Huê,

Nguyễn Thị Hồng Gấm, Võ Phương Uyên, Trần Ngọc Huy... Các đề tài nghiên cứu

trên nghiên cứu về cách thức sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động dạy học hóa

học nhằm phát huy tính tích cực, sự chủ động, sáng tạo của học sinh, phát huy năng

lực thực nghiệm hóa học cho học sinh. Thực tiễn cho thấy việc sử dụng thí nghiệm

trong các trường phổ thông vẫn chưa tạo được hiệu quả, trong các thí nghiệm giáo

viên ít hoặc chưa lựa chọn được phương pháp thí nghiệm thật sự phù hợp cho từng

nội dung bài học, các thí nghiệm còn mang tính truyền thống, chủ yếu tập trung vào

sự làm việc của giáo viên, học sinh ít được tiếp xúc với thí nghiệm, học sinh chỉ thụ

động quan sát, ghi chép và ghi nhớ. Chính những điều này làm cho hiệu quả của tiết

học chưa cao, thí nghiệm có sử dụng nhưng chưa phát huy hết năng lực của học

sinh. Vì vậy, nghiên cứu của tôi nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về

năng lực thực nghiệm, xác lập hệ thống các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm

hướng dẫn giáo viên sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học một cách có hiệu

quả.

4

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!