10.07.2015 Views

tại đây - Cục Hàng không Việt Nam

tại đây - Cục Hàng không Việt Nam

tại đây - Cục Hàng không Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

TCCS 01 : 2008/CHKTCCSCỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAMTIÊU CHUẨN CƠ SỞTCCS 01: 2008/CHKTIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬTPHƢƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN KHU BAYHà Nội - 20081


TCCS 01 : 2008/CHKBỘ GIAO THÔNG VẬN TẢICỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAMSố 3662 /QĐ-CHKCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2008QUYẾT ĐỊNHCông bố Tiêu chuẩn cơ sở“Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu bay”CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM- Căn cứ Luật <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> dân dụng <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong> năm 2006;- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;- Căn cứ Quyết định số 267/2003/QĐ-TTg ngày 19/12/2003 của Thủ tướngChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <strong>Cục</strong><strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>;- Xét đề nghị của Trưởng Ban Khoa học công nghệ,QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2008/CHK “Tiêu chuẩn antoàn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên khu bay”.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thếQuyết định số 51/1999/QĐ-CHK ngày 09/9/1999 của <strong>Cục</strong> trưởng <strong>Cục</strong> hàng<strong>không</strong> dân dụng <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong> ban hành “ Yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với các trangthiết bị mặt đất hàng <strong>không</strong> <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>”.Điều 3. Trưởng Ban Khoa học công nghệ và thủ trưởng các cơ quan, đơnvị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.Nơi nhận:-Như Điều 3;- Vụ KHCN Bộ GTVT;- Ban: TCATB, QLCHKSB;- Thanh tra <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>;- Các Cảng vụ <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>;- Các Tổng công ty cảng <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>;- Các hãng hàng <strong>không</strong> <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>;- Lưu VT, Ban KHCN.KT.CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC TRƯỞNGLại Xuân ThanhĐã ký2


TCCS 01 : 2008/CHKMỤC LỤCTrangPhần 1: Những yêu cầu cơ bản đối với các phương tiện hoạt động trên khu bay 4Phần 2: Yêu cầu chung về an toàn 7Phần 3: Tính tương thích của các loại PTKB với các loại tàu bay 10Phần 4: Tiêu chuẩn hệ thống điều khiển 12Phần 5: Những yêu cầu cơ bản đối với mặt phân cách của xe kéo 15Phần 6: Xe thang tự di chuyển 16Phần 7: Xe thang đẩy tay 18Phần 8: Yêu cầu cơ bản đối với phần tiếp xúc với tàu bay của cầu hành khách 20Phần 9 : Xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt 25Phần 10 :Xe cấp suất ăn 28Phần 11: Xe cấp nước sạch 31Phần 12: Xe vệ sinh 33Phần 13: Xe chở khách trong sân bay 36Phần 14: Xe điều hòa <strong>không</strong> khí 38Phần 15: Xe nâng hàng phục vụ buồng hàng cao (Main deck) của tàu bay 41Phần 16: Xe nâng hàng phục vụ buồng hàng thấp (Lower deck) của tàu bay 43Phần 17: Xe băng chuyền 46Phần 18: Xe trung chuyển Pallet/container 48Phần 19: Xe đầu kéo 50Phần 20: Xe xúc nâng 51Phần 21: Xe cấp điện cho tàu bay 52Phần 22:Xe cấp khí khởi động khí tàu bay 56Phần 23: Xe thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay 59Phần 24: Cần kéo tàu bay 62Phần 25: Xe kéo đẩy tàu bay có dùng cần kéo 64Phần 26: Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng chính tàu bay 66Phần 27:Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng mũi tàu bay 68Phần 28: Xe nâng phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay 70Phần 29: Xe chữa cháy 73Phần 30: Xe tẩy vệt cao su trên đường cất hạ cánh của tàu bay 76Phần 31: Dolly hàng hóa 77Phần 32: Mooc chứa hàng hóa rời 78Phần 33: Xe tra nạp nhiên liệu cho các PTKB 79Phụ lục A: Danh mục phương tiện hoạt động trên khu bay 81Phụ lục B: Các ký hiệu hình tượng của hệ thống điều khiển các PTKB 83Phụ lục C:Mặt phân cách của xe kéo 84Phụ lục D: Kích thước và vị trí các nhánh của dĩa xúc hàng 853


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 1Những yêu cầu cơ bản đối vớicác phƣơng tiện hoạt động trên khu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu cơ bản về an toàn, kỹ thuật, môi trường đối với cácphương tiện hoạt động trên khu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các phương tiện hoạt động trên khu bay trongngành <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> dân dụng <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>. Các quy định này <strong>không</strong> áp dụng đối với các thiếtbị điện, thủy lực, khí nén sử dụng nguồn điện công nghiệp phục vụ công tác kỹ thuật chotàu bay.2. Tài liệu viện dẫn2.1. AHM 910 – IATA - Các yêu cầu cơ bản đối với phương tiện phục vụ tàu bay ở trênmặt đất.2.2. 22TCN 224-01 – Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiệncơ giới đường bộ (Tiêu chuẩn ngành của Bộ Giao thông vận tải).3. Định nghĩa và thuật ngữ3.1. Phương tiện hoạt động trên khu bay (sau <strong>đây</strong> viết tắt là PTKB) là các phương tiệnchuyên dùng có thể tự di chuyển hay <strong>không</strong> tự di chuyển trên khu bay để phục vụ việcvận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện bằng đường <strong>Hàng</strong><strong>không</strong> và phục vụ công tác kỹ thuật cho tàu bay.3.2. Danh mục PTKB được quy định <strong>tại</strong> Phụ lục A.3.3. Khu bay <strong>tại</strong> văn bản này được hiểu là khu vực của sân bay bao gồm sân đỗ tàu bay,đường lăn và đường cất hạ cánh cho tàu bay.4.An toànPTKB có nguồn động lực là động cơ đốt trong phải đáp ứng Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuậtvà bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ 22TCN 224-01.PTKB phải đáp ứng yêu cầu về an toàn như trình bày chi tiết ở Phần 2 của Tài liệu này.5. Môi trƣờng5.1. PTKB được thiết kế và làm bằng vật liệu cho phép <strong>không</strong> bị phá huỷ trong mọi điềukiện thay đổi của khí hậu. PTKB phải đủ điều kiện để thích ứng với môi trường nhiệt độ từ- 5 0 C đến + 60 0 C và độ ẩm <strong>không</strong> khí đến 100%.5.2. PTKB phải được trang bị các thiết bị phù hợp để có thể làm việc được cả ngày lẫnđêm.5.3. Động cơ đốt trong của các PTKB phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy địnhcủa Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ22TCN 224-01.6. Tính cơ động6.1. PTKB phải có móc kéo để có thể lắp cáp hay cần kéo khi cần kéo chúng về vị trí quyđịnh.6.2. Thùng nhiên liệu (xăng, diesel hoặc LP ga) phải có dung tích đủ lớn để thiết bị làmviệc liên tục trong thời gian <strong>không</strong> ít hơn 08 giờ.6.3. Khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất của thiết bị khi chất đầy tải là 127 mm (5 in).6.4. Các PTKB tự di chuyển được (tự hành) phải có tay lái thuận (vị trí người lái ở bên tráitheo chiều tiến của thiết bị) phù hợp với Luật giao thông đường bộ của nước <strong>Việt</strong> nam4


TCCS 01 : 2008/CHK(trừ trường hợp do tính chất công việc đặc biệt thì xe có tay lái nghịch như xe nâng hàng,xe trung chuyển hoặc tay lái giữa như xe xúc nâng và các xe khác).6.5. PTKB phải có bán kính vòng quay nhỏ nhất phù hợp với đặc điểm địa hình của sânbay và yêu cầu của người sử dụng.7. Hệ thống điện7.1. Dây dẫn điện phải được sắp xếp thành từng nhóm trong cáp điện hoặc thành từngbúi và được lắp theo tuyến dây, kẹp giữ chắc chắn để <strong>không</strong> bị tụt khỏi giá đỡ trong quátrình làm việc; <strong>không</strong> bị ảnh hưởng do nước, bụi, dầu mỡ, nhiên liệu và nhiệt độ.7.2. Mỗi dây điện của hệ thống phải có vỏ bọc được đánh số và/hoặc có màu sắc riêngbiệt. Các số hoặc màu sắc của mỗi dây điện phải được thể hiện trên sơ đồ hệ thống điệncủa thiết bị.7.3. Các núm, nút và công tắc điện phải được chống thấm nước.7.4. Sơ đồ hệ thống điện của PTKB phải có trong tài liệu kỹ thuật đi kèm phương tiện.7.5. Thiết bị và mạch điều khiển điện phải được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của nhiễuđiện từ.7.6. Thiết bị và mạch điều khiển điện phải được bảo vệ khỏi sự quá giới hạn cho phép vềcường độ dòng điện và điện áp.8. Hệ thống thuỷ lực và khí nén8.1. Để bảo đảm an toàn, các hệ thống thủy-khí phải có các van xả áp khi áp suất làmviệc của hệ thống vượt quá giá trị cho phép. Van xả phải được bố trí sao cho <strong>không</strong> gâynguy hiểm đối với con người.8.2. Phải có hệ thống thủy lực dự phòng để đề phòng hệ thống thủy lực chính hỏng.8.3. Phải có vỏ bọc cho các ống mềm thuỷ lực có chứa chất lỏng với áp suất vượt quá50 bar hoặc nhiệt độ vượt quá 50 0 C.8.4. Áp suất làm việc của hệ thống thủy-khí phải được duy trì ở mức tối thiểu cho phép,phù hợp với thiết kế và hiệu quả kinh tế.8.5.Tất cả các đầu ống/đường ống phải xếp đặt thành tuyến sao cho chúng <strong>không</strong> đi bêncạnh hoặc bên trên các phần có thể gây cháy nổ khi đường ống bị hỏng.Giữa các đầu ống, đường ống và nguồn nhiệt cần phải lắp đặt các tấm chắn nhiệt.9. Bảo dƣỡng9.1. Tất cả các bộ phận của thiết bị có yêu cầu được kiểm tra hàng ngày hoặc theo chu kỳphải lắp đặt sao cho dễ nhìn thấy và tiếp cận.9.2. Tất cả các dây điện, đầu ống thuỷ lực, khí nén phải có ký hiệu để dễ nhận biết . Ví dụnhư ký hiệu màu sắc, mã số .9.3. Các PTKB được thiết kế sao cho chúng dễ tháo, lắp và bảo dưỡng, điều chỉnh bằngcác loại dụng cụ phổ thông.9.4. Các bộ phận của PTKB có chung kiểu loại phải có tính lắp lẫn. Khi một bộ phận nàođược thay đổi với bất kỳ mức độ nào cũng phải ghi vào lý lịch thiết bị.10. Hệ thống điều khiển10.1. Các đèn kiểm tra và đèn báo nguy hiểm phải bố trí sao cho người vận hành dễ nhìnthấy nhất. Nếu có nhiều vị trí điều khiển thì phải có các công tắc liên động giúp cho ngườiđiều khiển ở một vị trí có thể kiểm tra tất cả các vị trí khác.10.2. Các đèn kiểm tra và cảnh báo cần phải tin cậy, chính xác, có kích thước hợp lý vàbảo đảm độ bền.5


TCCS 01 : 2008/CHKYêu cầu chung về an toàn1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu chung về an toàn đối với các phương tiện hoạtđộng trên khu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các phương tiện hoạt động trên khu bay dùngtrong ngành <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> dân dụng <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>.2. Tiêu chuẩn viện dẫnAHM 913 – IATA – Các yêu cầu an toàn chung đối với phương tiện mặt đất phục vụtàu bay.3. Các bề mặt của phƣơng tiện cho con ngƣời làm việc3.1. Đường để đi lại phải có chiều rộng ít nhất 400 mm (15,72 inch) và sàn nâng đểđứng làm việc có kích thước ít nhất là 400 mm x 500 mm (15,72 inch x 19, 65 inch).3.2. Đường đi lại và sàn làm việc phải có tay vịn hoặc thanh chắn bảo vệ.3.3. Bề mặt của bậc thang, đường đi, sàn làm viêc, bệ đứng của phương tiện phải cócấu trúc sao cho chúng luôn khô ráo và được chống trơn trượt.3.4. Mỗi bậc thang phải được thiết kế để nó có thể chịu đựng được tải trọng làm việcít nhất là 150 kg (330 lb).3.5. Chỗ đứng và mặt làm việc cũng phải chịu được tải trọng nhỏ nhất là 150 kg (330lb) cho mỗi bề mặt chiếm chỗ của một người trên nó trong cùng một thời điểm.4. Hệ thống điều khiển4.1. Các đèn kiểm tra và đèn báo nguy hiểm phải bố trí sao cho thuận tiện cho ngườivận hành điều khiển từ một vị trí bình thường hoặc nhiều vị trí. Nếu có nhiều vị trí điềukhiển thì phải có các công tắc liên động giúp cho người điều khiển ở một vị trí có thểkiểm soát tất cả các vị trí khác.4.2. Các đèn kiểm tra và đèn báo nguy hiểm phải được nhận biết rõ ràng, chính xác.4.3. Bộ điều khiển bằng tay và chân phải có kích thước và bề mặt bảo đảm dễ hoạtđộng khi người điều khiển dùng găng tay hoặc ủng chân, phải quan tâm đến điều kiệnthời tiết nơi thiết bị hoạt động.4.4. Kích thước bề mặt của bộ phận bàn đạp chân nhỏ nhất phải là 50 x 75 mm (2 x 3in) và bề mặt phải được chống trượt.4.5. Mạng điều khiển và kiểm tra phải được thiết kế sao cho khi có sự cố trong thaotác điều khiển hoặc <strong>tại</strong> mạch điều khiển <strong>không</strong> gây ra mất an toàn cho trạng thái làmviệc chung.5. Tính ổn định5.1. Các thiết bị nâng tự hành có chân chống phải có bộ phận báo nguy hiểm khi cácchân chống thu vào hoặc vươn ra chưa hết.5.2. Các thiết bị nâng khi ở vị trí nâng phải giữ được ổn định và ngăn ngừa được mọirủi ro lật đổ với điều kiện về tốc độ gió như sau:5.2.1. Đến 75 km/giờ (40 knot) với các tham số chuẩn ( độ nghiêng của sân đỗ, chấttải <strong>không</strong> cân bằng, ảnh hưởng động lực học) trong điều kiện xấu nhất.5.2.2. Từ 75 km/giờ (40 knot ) đến 120 km/giờ (65 knot) thì phải có các biện phápphòng chống bổ sung khi vận hành được chỉ rõ cho người khai thác trên cơ sở phântích các điều kiện <strong>tại</strong> chỗ bao gồm cả kiến thức về ảnh hưởng của hướng gió. Côngtác phòng chống này phải được huấn luyện cho tất cả các nhân viên khai thác thiết bịnày ở các sân bay liên quan.7


TCCS 01 : 2008/CHK5.3. Với phương tiện có chân chống thì phải có khả năng bảo vệ để bảo đảm thiết bị<strong>không</strong> được nâng lên quá 2,5 mét (98 in) khi các chân chống <strong>không</strong> hạ xuống, hoặcchưa hạ xuống hết.5.4. Các chân chống và bộ điều khiển chân chống phải đặt ở vị trí sao cho <strong>không</strong> gâymất an toàn cho người vận hành.5.5. Với phương tiện tự hành có chân chống thì phải có khả năng ngăn chặn việc láixe cho xe chạy khi các chân chống đang chống hoặc thu chưa hết.5.6. Chân chống phải được đánh dấu bằng sơn phản chiếu sọc đen - vàng. Mặt chânchống phải có màu đỏ.5.7. Chân chống <strong>không</strong> bị mất tác dụng trong trường hợp hệ thống điều khiển bị hỏng.6. Các cửaTất cả các cửa phải có cơ cấu an toàn để chốt giữ chúng khi ở vị trí đóng hoặc mở.Các cơ cấu này phải có khả năng chịu được gió mạnh, rung động và đặt ở vị trí saocho khi cửa mở <strong>không</strong> gây mất an toàn cho người.7. Bảo vệ thiết bịCác bánh răng, hộp số, xích , băng chuyền, quạt và các bánh đai hoặc các ngàmhoặc các chốt nơi <strong>không</strong> có kết cấu lồng bảo vệ hoặc vỏ xe che chắn thì phải đượccảnh báo bằng các tín hiệu. Những bộ phận bị nóng lên trong và sau khi thiết bị hoạtđộng phải được bọc cách nhiệt hoặc được che chắn để <strong>không</strong> gây mất an toàn chongười vận hành.8. Nạp nhiên liệu và chất lỏng8.1. Đường ống nhiên liệu phải được để cách ống xả và các bộ phận của hệ thốngđiện ít nhất là 5 cm (2 in) .8.2. Thùng nhiên liệu phải được lắp đặt sao cho nếu bị tràn khi nạp hoặc bị rò rỉ sẽ<strong>không</strong> chảy vào động cơ, ống xả, hệ thống điện hoặc các nguồn nhiệt và tia lửa hoặcchảy vào vị trí người vận hành.8.3. Thùng nhiên liệu phải được đặt ở vị trí sao cho chúng ít bị va đập nhất.9. Ống xả9.1. Động cơ đốt trong phải được lắp ống xả giảm âm.9.2. Hệ thống xả phải đặt cách vật liệu dễ bắt lửa, các khung chất dẻo ít nhất 7,6 cm(3 in) và cách các bộ phận của hệ thống nhiên liệu, thuỷ lực, điện ít nhất 5 cm (2 in) và<strong>không</strong> được để nhiên liệu, dầu nhờn, dầu thủy lực, mỡ bôi trơn rò rỉ , rơi vãi vào.9.3. Bề mặt ống xả và lỗ xả phải bố trí sao cho <strong>không</strong> ảnh hưởng đến các bộ phậnkhác hoặc gây mất an toàn cho người và thiết bị.10. Cần kéo và khớp, chốt nối10.1. Cần kéo và khớp, chốt nối phải được thiết kế sao cho thuận tiện trong quá trìnhtháo khớp, nối khớp.10.2. Thanh kéo phải có chi tiết để chống các đầu thanh kéo tiếp xúc trực tiếp với mặtđất khi thanh kéo <strong>không</strong> được móc nối.11. Hệ thống khẩn cấp11.1. Phải có núm tắt động cơ khẩn cấp (loại màu đỏ). Núm này phải đặt ở vị trí thuậntiện trên thiết bị cho phép dừng ngay lập tức khi xảy ra sự cố khẩn cấp.11.2. Cơ cấu nâng phải có thiết bị an toàn để tránh hiện tượng chuyển động tự dotrong trường hợp hệ thống bị hỏng.8


TCCS 01 : 2008/CHK11.3. Phải có chốt hoặc khoá hãm hay thanh chống ở cơ cấu nâng nhằm bảo đảm antoàn khi tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.11.4. Cơ cấu nâng phải có bộ phận an toàn bảo đảm hạ sàn làm việc hoặc ca binđang ở vị trí nâng một cách ổn định khi hệ thống bị hỏng.11.5. Hệ thống thứ cấp dự phòng phải được lắp đặt cho thiết bị để dùng trong trườnghợp khẩn cấp đối với:11.5.1. Truyền động thuỷ lực;11.5.2. Hệ thống phanh bằng khí nén;11.5.3. Hệ thống lái.11.6. Hệ thống cảnh báo để người vận hành có thể nghe, nhìn khi cơ cấu đảo chiều,chuyển động thu về hay hạ xuống của sàn hoạt động.12. Bảo vệ tàu bay12.1. Bất cứ bộ phận nào của phương tiện có thể tiếp cận hoặc tiếp xúc với tàu bayđều phải có bộ phận chống va chạm (miếng đệm, đệm cao su ) phù hợp.12.2. Các bộ phận được nâng hạ bằng thủy lực phải có công tắc điểm cuối để cắtngay lập tức việc di chuyển của nó để <strong>không</strong> gây nên va chạm với tàu bay.13. Phanh13.1. Hệ thống phanh phải bảo đảm dừng thiết bị an toàn trong điều kiện thiết bị<strong>không</strong> tải hay đầy tải.13.2. Ít nhất phanh tay phải giữ được phương tiện đầy tải ở độ dốc 5 0 (8,7 %) .14. Chống cháyCác PTKB phải được trang bị thiết bị chống cháy có kiểu và thể tích bình và loại hóachất chống cháy phù hợp và được kiểm định theo quy định của nhà chức trách.15. Vận hành động cơ15.1. Để chống lại hiện tượng tự lăn khi khởi động, PTKB phải có chức năng <strong>không</strong>khởi động được động cơ khi cần số chưa ở vị trí trung hòa hoặc chưa nhả phanh tay.15.2. Với thiết bị tự hành có ga tay phải có chức năng <strong>không</strong> cài được số lùi hoặc tiếnkhi ga tay chưa trả hết.Phần 3Tính tƣơng thích của các loại phƣơng tiệnhoạt động trên khu bay với các loại tàu bay9


TCCS 01 : 2008/CHK1. Mục đích1.1. Để đạt năng suất và hiệu quả nhất, các phương tiện phục vụ mặt đất cần có tính phổbiến, thông dụng, phù hợp với các loại tàu bay khác nhau.1.2. Sự <strong>không</strong> tương thích của phương tiện phục vụ tàu bay là nguyên nhân đáng kể gâyra hỏng hóc cho tàu bay.1.3. Mục đích của phần này là đưa ra các hướng dẫn cho người vận hành về các điểmnguy hiểm của tàu bay có liên quan đến hoạt động của các phương tiện phục vụ mặt đất.1.4. Điều đáng chú ý là nội dung của phần này <strong>không</strong> có nghĩa bao hàm sự so sánh tàubay hoặc phương tiện này kém an toàn hơn tàu bay hoặc phương tiện khác.1.5. Tài liệu liên quan đến an toàn tàu bay và các phương tiện phục vụ mặt đất có thểtham khảo là:- AHM 630 –IATA - An toàn thực hành khai thác tàu bay ;- AHM 904 – IATA - Các cửa tàu bay, các điểm và các hệ thống cần sự phục vụ củaphương tiện khu bay;- AHM 913 – IATA - Các yêu cầu về an toàn đối với các phương tiện khu bay phục vụ tàubay;- AHM 914 –IATA - Tính tương thích của các phương tiện hoạt động trên khu bay với cácloại tàu bay;-SAE AIR 1375 - Các yêu cầu an toàn tối thiểu đối với các phương tiện khu bay phục vụtàu bay;-ISO 6966 - Tàu bay – Các yêu cầu cơ bản đối với phương tiện xếp dỡ hàng hóa;-SAE AIR 1558 - Các thiết bị bảo vệ bề mặt tiếp xúc / phương tiện khu bay với tàu bay.2. Khái niệm chung2.1. Để bảo đảm an toàn trong công tác khai thác PTKB để phục vụ tàu bay ở mặt đất cầnquan tâm đến các vấn đề sau:2.1.1. Thiết kế tàu bay2.1.2. Thiết kế phương tiện khu bay phục vụ tàu bay2.1.3. Các tài liệu như chương trình đào tạo, sổ tay2.1.4. Quy trình phục vụ mặt đất2.1.5. Tiêu chuẩn khai thác đối với các phương tiện khu bay phục vụ tàu bay.3. Các khuyến cáo3.1. Thiết kế tàu bay3.1.1. Các khoảng cách khai thác như bên cạnh, ngang, dọc đối với các phương tiện phụcvụ mặt đất phải được quy định rõ ràng.3.1.2. Phần lồi ra của tàu bay như chụp thông gió, các chi tiết cảm biến … phải đượcđánh dấu rõ ràng (dễ nhận biết, quan sát).3.1.3. Chỉ có thể đến gần bộ điều chỉnh, các điểm phục vụ bên ngoài từ mặt đất hoặc trựctiếp từ thiết bị phục vụ.3.1.4. Khi xác định chiều cao của các cửa thì phải quan tâm đến phạm vi (chiều cao) cóthể phục vụ phù hợp của các phương tiện khu bay.3.1.5. Các bảng/đầu nối phục vụ mặt đất cần được lắp đặt sao cho <strong>không</strong> cản trở đầu vàohoặc hoạt động của bảng/đầu nối phục vụ mặt đất ngay bên cạnh.10


TCCS 01 : 2008/CHK3.1.6. Phải có khoảng cách an toàn khi tiếp cận hoặc rời khỏi tàu bay cho từng loạiphương tiện phục vụ cũng như phải có vùng làm việc an toàn. Phải duy trì khoảng cách<strong>không</strong> nhỏ hơn 0,5 mét ở mỗi bề mặt của tàu bay và phương tiện khu bay.3.1.7. Các vùng đặc trưng có liên quan của các loại tàu bay đã được đưa ra ở AHM 904 -IATA.3.2. Thiết kế các phương tiện khu bay phục vụ tàu bay3.2.1. Khi thiết kế các phương tiện khu bay phục vụ tàu bay các khoảng cách khai thácan toàn cần được quan tâm dựa trên cơ sở tàu bay có trọng lượng khai thác lớn nhất.3.2.2. Các phương tiện khu bay phục vụ tàu bay cần được thiết kế sao cho nó có thể vàovị trí phục vụ tàu bay một cách thuận tiện.3.3. Sử dụng phương tiện khu bay phục vụ tàu bay3.3.1.Các phương tiện khu bay phục vụ tàu bay được thiết kế mang tính phổ thông saocho có khả năng phục vụ các loại tàu bay khác nhau.3.3.2. Tính phổ thông khi sử dụng đưa ra các yêu cầu về mặt tiếp xúc giữa tàu bay vàphương tiện khu bay để tránh các mối nguy hiểm. Các vấn đề liên quan được chỉ ra sau<strong>đây</strong>:- Xe điều hòa nhiệt độ: Kích cỡ của xe và chiều dài của vòi cấp khí.- Xe khởi động khí: Kích cỡ của xe và chiều dài của vòi cấp khí.- Mooc kéo hành lý hàng hóa: Chiều cao của mái che với các ULD chuyên dùng liên quanđến bộ phận phụ ở thân tàu bay và các động cơ tàu bay. Vết bánh xe và bán kính vòngquay của xe đầu kéo hàng hóa khi hoạt động quanh tàu bay.- Xe nâng hàng phục vụ buồng hàng thấp của tàu bay: sự định dạng hoặc chìa ra <strong>không</strong>chính xác của sàn trước làm mất khả năng tiếp xúc phù hợp của xe với cửa tàu bay. Vị trícủa thanh dẫn hướng và hàng rào an toàn nhô vào quỹ đạo chuyển động hình cánh cungkhi mở/đóng các cửa tàu bay.- Xe nâng hàng phục vụ buồng hàng cao của tàu bay: Tầm quan sát hạn chế từ vị trí củangười vận hành khi tiếp xúc /rời khỏi tàu bay là do chiều cao và chiều rộng của xe.- Xe băng chuyền: Chiều rộng của sàn băng chuyền liên quan đến kích cỡ của cửa tàubay khi mở.- Xe nâng tầm cao: Tầm quan sát hạn chế từ vị trí của người vận hành khi tiếp xúc /rờikhỏi tàu bay là do chiều cao của xe và sàn nâng được lắp cao hơn buồng lái của ngườivận hành. Vị trí hàng rào an toàn bên cạnh sàn nhô vào quỹ đạo chuyển động hình cánhcung khi mở/đóng các cửa tàu bay.- Xe thang: Tầm quan sát hạn chế từ vị trí của người vận hành khi tiếp xúc /rời khỏi tàubay là do chiều cao của xe và sàn thang được lắp cao hơn buồng lái của người vậnhành.Vị trí các tấm bên cạnh sàn thang nhô vào quỹ đạo chuyển động hình cánh cung khimở/đóng các cửa tàu bay.- Xe kéo tàu bay: Phải sử dụng trọng lượng của xe kéo phù hợp với chức năng của nó(trọng lượng của xe kéo phù hợp với trọng lượng loại tàu bay phải kéo).Phần 4Tiêu chuẩn hệ thống điều khiển1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định tiêu chuẩn hệ thống điều khiển và các ký hiệu hình tượng dễ nhậnbiết để bảo đảm thuận tiện và an toàn khi vận hành các phương tiện khu bay.11


TCCS 01 : 2008/CHKSử dụng các ký hiệu hình tượng nhằm mục đích loại trừ yêu cầu miêu tả bằng chữ mộtcách chi tiết và do đó giải quyết được vấn đề ngôn ngữ.1.2. Các hệ thống riêng biệt của phương tiện khu bay phục vụ tàu bay bao gồm:-Thiết bị chiếu sáng;-Thiết bị điện;-Hộp trích công suất;-Phanh;-Vị trí lái;-Vị trí điều khiển;-Thao tác khẩn cấp.2. Tài liệu viện dẫn-Tiêu chuẩn hệ thống điều khiển (AHM 915 – IATA);-Tiêu chuẩn ISO TC 145 DOC 3461-1976(E);-Tiêu chuẩn DIN 30600.3. Các ký hiệu3.1. Các số liệu này là phần cơ bản của các khuyến cáo của tiêu chuẩn ISO TC145 Doc3461-1976(E) giới thiệu nguyên tắc chung về ký hiệu hình tượng. Bất cứ lĩnh vực nàocũng có thể dùng ký hiệu hình tượng (Chi tiết các ký hiệu hình tượng này nằm trong tiêuchuẩn DIN 30600).Danh sách các hệ thống ký hiệu hình tượng của IATA, SAE và ISO được trình bày <strong>tại</strong> Phụlục B .3.2. Các ký hiệu hình tượng để nhận biết được cố định trên bảng điều khiển hoặc ở trênnhững núm, nút điều khiển.3.3. Hình dạng của các ký hiệu hình tượng phải phù hợp với sự sao chép nghĩa là kỹthuật áp dụng phổ thông như khắc a xít, chạm, in các hình hình tượng.3.4. Khi thiết kế và vẽ các bản ký hiệu hình tượng gốc cần phải tuân theo nguyên tắc sau:3.4.1. Tất cả các đường kẻ phải có chiều dày <strong>không</strong> đổi là 2 mm. Tuy nhiên theo yêu cầucần thiết cần tăng độ nhìn rõ hoặc có ít ký hiệu hình tượng thì cho phép chiều dày đườngkẻ là 4 mm.3.4.2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường kẻ <strong>không</strong> được nhỏ hơn 1/5 chiều dày củađường kẻ.3.4.3. Cần tránh các góc nhỏ hơn 30 0 .3.4.4. Cần tránh tô đậm các vùng.4. Các kích thƣớc4.1. Các ký hiệu hình tượng phải được thiết kế sao cho vẫn đọc được khi kích thước giảmxuống rất nhỏ, ví dụ vị trí trên đầu các nút điều khiển. Tuy nhiên các kích thước <strong>không</strong>được nhỏ hơn 20 x 20 mm (0.75 x 0.75 in) trong bất cứ chi tiết nào.4.2. Bất cứ ký hiệu hình tượng nào được khắc hoặc được đính vào bảng điều khiển đềuphải có kích thước <strong>không</strong> nhỏ hơn 25 x 25 mm (1 x 1 in).4.3. Kích thước của các núm dừng khẩn cấp dùng cho động cơ phải lớn hơn kích thướccủa các núm điều khiển khác và phải quan tâm đúng mức đến mục đích đặt ra đối với nó.5. Màu5.1. Các ký hiệu hình tượng thường có màu đen-trắng để dễ in. Màu này cũng dễ nhậnbiết, đặc biệt là trong điều kiện độ nhìn rõ giảm. Các hình tượng thường có màu tươngphản giữa ký hiệu và nền của nó.5.2. Núm tắt máy khẩn cấp thường có màu đỏ. Núm này được đặt trên nền màu vàng antoàn.12


TCCS 01 : 2008/CHK6. Hệ thống điều khiển6.1. Liên quan đến chuyển độngMỗi vị trí điều khiển trên bảng điều khiển phải tương ứng với phương hướngchuyển động, ví dụ liên quan đến chuyển tải ra khỏi xe hoặc chất tải lên xe từ mặt đối diệncủa xe đến người vận hành. Hệ thống điều khiển này phải ở phía trên bảng điều khiểnhoặc trong trường hợp bảng điều khiển nằm trên cùng một mặt phẳng thì bộ điều khiểnphải ở xa nhất so với người vận hành.6.2. Điều chỉnh và sắp xếp các chi tiết của bộ điều khiểnĐể các chi tiết điều khiển thực hiện các tính năng sử dụng tốt thì trên bảng điềukhiển phải xếp đặt vị trí của từng chi tiết một cách khoa học, phù hợp nhưng phải tách rờichi tiết chất tải và dỡ tải.6.3. Hệ thống điều khiển và chỉ báo của phương tiện khu bay phục vụ tàu bayHệ thống điều khiển và chỉ báo được lắp đặt trên bảng điều khiển phải phù hợp vớikhung xe và buồng lái của các ô tô có mặt trên thị trường.7.Các tính năng cần đƣợc điều khiển7.1. Các chuyển động cơ bảnHệ thống điều khiển để chất tải, dỡ tải cần phải tính toán đến sự liên quan đến cácchuyển động:- Chạy dọc/ngang trên sàn của tải;- Chuyển động nâng lên/hạ xuống của sàn nâng.7.2. Các chuyển động và tính năng khácHệ thống điều khiển phụ có thể được yêu cầu dùng cho các chuyển động và tính năngsau:-Quay tải;-Thu cabin;-Hạ các chốt/thanh chắn an toàn;-Thu/hạ chân chống;-Tắt động cơ.7.3. Điều chỉnh và xếp thẳng hàngHệ thống điều khiển của phương tiện phải bảo đảm điều chỉnh và xếp thẳng hàng phùhợp khi phương tiện phục vụ tàu bay, cần phải tính đến :Độ ổn định của phương tiện;Mặt tiếp xúc giữa phương tiện với tàu bay;Sự thay đổi độ cao của tàu bay (lên/xuống);Chuyển động ngang của tải trên phương tiện;Chuyển động dọc của tải trên phương tiện ra hoặc vào tàu bay;Chuyển dịch của Ca bin.7.4. Hệ thống điều khiển xe ô tôHệ thống điều khiển xe ô tô thông thường bao gồm:- Bộ Khởi động;-Bộ điều khiển vị trí;-Bộ chọn số;-Hộp trích công suất;-Bộ ly hợp (điều khiển hộp số cơ học);-Phanh chân;-Phanh tay;-Còi;-Rửa/gạt nước kính chắn gió;-Bộ sưởi ấm ; chống mờ kính;-Tắt động cơ;-Các tín hiệu xin đường (xi nhan);13


TCCS 01 : 2008/CHK-Đèn pha/côt;-Đèn công tác;-Đèn chớp.8. Hệ thống chỉ báo, kiểm tra-Đồng hồ tốc độ;-Đồng hồ báo nhiên liệu;-Am pe kế;-Hệ thống báo nhiệt độ dầu;-Hệ thống báo áp suất dầu;-Hệ thống chỉ báo trạng thái chân chống;- Bộ sưởi ấm động cơ;-Van tiết lưu (le gió).Phần 5Những yêu cầu cơ bản đối với mặt phân cáchcủa xe kéo trên khu bay1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định tiêu chuẩn cho bề mặt phân cách giữa xe kéo và các chi tiết đượckéo của thiết bị, nhằm mục đích bảo đảm an toàn khi kéo đẩy các phương tiện trên khubay.14


TCCS 01 : 2008/CHK1.2. Các quy định bao gồm:-Các mức khác nhau về chiều cao so với mặt đất của các điểm để móc nối thanh kéonhằm cho thanh kéo thiết lâp và duy trì được phương nằm ngang hợp lý trong quá trìnhkéo;-Góc phù hợp lớn nhất để thanh kéo quay theo phạm vi các bán kính quay nhỏ nhất;-Phòng chống tốt nhất việc thanh kéo rời khỏi xe kéo khi đang móc kéo và di chuyển.2. Tài liệu viện dẫn- Những yêu cầu cơ bản đối với mặt phân cách xe kéo trên sân bay (AHM 916 – IA TA)3. Yêu cầu3.1. Các yêu cầu này <strong>không</strong> áp dụng cho xe kéo tàu bay.3.2. Bộ phận kéo có móc kéo hình chữ E có ít nhất hai mức nối cho thanh kéo như trên sơđồ <strong>tại</strong> Phụ lục C .4.Các đặc tính thiết kế phần phụ4.1.Tất cả các chi tiết của bộ phận kéo kể cả chốt dọc cần phải được định vị trên xe,<strong>không</strong> bị rơi ra.4.2.Chốt phải có tay cầm trên đỉnh của nó.4.3. Chốt phải bảo đảm <strong>không</strong> cho phương tiện được kéo mất liên kết với xe kéo.4.4. Chỉ cần 1 người có thể thực hiện nối móc kéo khi tiến hành kéo phương tiện khác.Phần 6Xe thang tự di chuyển (tự hành)1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này là quy định những yêu cầu đối với xe thang tự hành.1.2. Các quy định này áp dụng cho xe thang tự hành phục vụ hành khách lên/xuống tàubay.2.Tài liệu viện dẫn2.1. AHM 920 – IATA – Đặc tính kỹ thuật đối với xe thang tự hành2.2. Tiêu chuẩn SAE khuyến cáo thực hành <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> ARP 836A.15


TCCS 01 : 2008/CHK3.Yêu cầu chungXe thang tự hành phải đáp ứng những yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2,Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Cầu thang thường được lắp trên khung xe tải phù hợp với tiêu chuẩn thương mại vàbao gồm các phần lồng vào nhau có các sàn chính ở giữa và trên cùng tạo điều kiện chohành khách đi lên (xuống) tàu bay.4.2. Xe thang phải chạy được trên đường giao thông công cộng vì vậy chiều cao phủ bìkhi cầu thang hạ xuống vị trí thấp nhất <strong>không</strong> được vượt quá 4 m (150 in) ( chỉ áp dụngcho các xe thang tự hành <strong>không</strong> có mái che cầu thang, nếu có mái thì phải có khả năngtháo/lắp được).4.3. Khoảng sáng gầm xe <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm (8 in).4.4. Buồng lái hoặc vị trí của người lái xe <strong>không</strong> được nhô ra trước phần mép tiếp xúc vớitàu bay của sàn thang khi sàn thang ở vị trí thu về hoàn toàn.4.5. Vùng bên dưới sàn tiếp xúc với tàu bay phải là khoảng trống với khoảng cách ít nhấtlà 0,3 mét cho tới bề mặt thân tàu bay.4.6. Chiều dày của của vùng này phải giữ ở mức nhỏ nhất.4.7. Mép trước của sàn thang trên cùng phải có tấm đệm với kích thước phù hợp để bảovệ tàu bay khỏi bị hỏng do tiếp xúc.5. Cấu trúc thang5.1.Thang bao gồm sàn nghiêng và các bậc thang. Bậc thang, sàn thang và lan can cầuthang <strong>không</strong> được có các vấu lồi hoặc các góc sắc gây nguy hiểm cho người đi trênthang.5.2. Góc sàn nghiêng, tỉ lệ bậc thang, các kích thước mặt bậc thang và chiều cao bậcthang áp dụng các số liệu của Tiêu chuẩn SAE tài liệu ARP 836A . Góc nghiêng sàn thang<strong>tại</strong> mọi vị trí <strong>không</strong> được vượt quá 2 0 so với mặt nằm ngang.5.3. Thang phải đủ rộng, đủ cứng vững để 2 người có thể cùng đứng trên một bậc thang.5.4. Khả năng tiếp thu của các bậc và sàn thang làm theo các số liệu của Tiêu chuẩnSAE, tài liệu ARP 836A .5.5. Bất cứ bậc bản lề nào lắp dưới cùng của thang cũng phải có độ cao như các bậcthang khác. Bậc thang này phải tự cân bằng để bảo đảm an toàn và dễ khai thác. Phải cóchốt hãm chống tụt khi thang ở trạng thái nâng.5.6.Tay vịn cầu thang phải làm ở cả hai phía , dễ thay thế, ít bám bẩn, mòn, gỉ.5.7. Khi định vị vào cửa tàu bay, mũi sàn của thang cũng như tay vịn ở sàn thang phải cóđịnh dạng phù hợp với hình dạng của tàu bay và có khe hở ở ngưỡng nhỏ nhất.Mái che, tay vịn của xe thang phải bảo đảm <strong>không</strong> ảnh hưởng đến việc đóng, mở cửa tàubay.5.8. Các sàn thang có chiều rộng hạn chế phải có tay vịn dạng trượt sao cho ở vị trí tiếpcận tàu bay <strong>không</strong> ảnh hưởng đến việc đóng, mở cửa tàu bay.Chú ý: Nội dung trình bày ở mục 5.7 và 5.8 phải được hiểu là có một số loại tàu bay có độmở cánh cửa ra ngoài tới 1,7 m (5.6 in).5.9. Cầu thang cần được chiếu sáng toàn bộ bởi ánh sáng tự nhiên nhưng <strong>không</strong> chói lóavà <strong>không</strong> tạo bóng tối sâu để tránh tai nạn cho người đi trên cầu thang.6.Vận hành cầu thang16


TCCS 01 : 2008/CHK6.1. Mỗi bậc thang phải có khóa chốt an toàn bảo đảm ngay cả khi hỏng nguồn động lựcthang vẫn chắc chắn an toàn, <strong>không</strong> bị tụt.6.2. Chỉ điều chỉnh chiều cao của cầu thang trên từng nấc thang (từng bậc).7. Chuyển động và ổn định7.1. Xe phải có bán kính vòng quay là nhỏ nhất có thể.7.2. Phải có chân chống thủy lực bảo đảm giữ vững thang khi hành khách lên/xuống tàubay.7.3. Xe thang phải bảo đảm chắc chắn, ổn định ở mọi vị trí làm việc.7.4. Xe phải có khả năng dịch chuyển đến hoặc khỏi vị trí phục vụ với tốc độ hạn chế khichân chống đã thu lên hết.7.5. Xe phải có khả năng thoát khỏi tàu bay bằng cách đẩy tay khi xe bị hỏng.7.6. Xe phải có hệ thống khóa liên động để ngăn ngừa những chuyển động <strong>không</strong> cố ýcủa thang khi xe hỏng.8. Hệ thống điều khiển8.1. Khi vận hành ban đêm, vùng cửa tàu bay phải được chiếu sáng đầy đủ.8.2. Việc chiếu sáng hệ thống chỉ báo phải được cung cấp đầy đủ để theo dõi máy làmviệc.Phần 7Xe thang đẩy tay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này là quy định những yêu cầu đối với xe thang đẩy tay (<strong>không</strong> tự hành).1.2. Các quy định này áp dụng cho xe thang đẩy tay phục vụ hành khách lên/xuống tàubay.2. Tài liệu viện dẫn2.1.Khuyến cáo thực hành <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> ARP 836B;2.2.Đặc tính kỹ thuật của xe thang đẩy tay (AHM 920A - IATA)17


TCCS 01 : 2008/CHK2.3.Các cửa và các điểm phục vụ mặt đất của tàu bay (AHM 904-IATA).3.Yêu cầu chung3.1. Xe thang đẩy tay phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2,Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Cầu thang phải được lắp đặt trên khung phù hợp, bảo đảm độ cứng vững và ổn địnhnhằm phục vụ an toàn, chất lượng cho hành khách lên/xuống tàu bay.4.2. Kích thước giới hạn của cầu thang phải nhỏ nhất có thể và chiều cao <strong>không</strong> vượt quá4 m (150 in) khi thu gọn hết.4.3. Khoảng sáng gầm xe <strong>không</strong> được nhỏ hơn 150 mm (6 in).4.4. Vùng bên dưới sàn trước <strong>không</strong> được có các cấu kiện của thang hoặc các chướngngại vật với khoảng cách ít nhất 0,3 m (12 in) về phía tiếp xúc với tàu bay.4.5. Chiều dày của sàn trước ở vùng này phải thiết kế là nhỏ nhất.5. Thiết kế cầu thang5.1. Sàn thang và lan can cầu thang <strong>không</strong> được có các vấu lồi hoặc các góc sắc gâynguy hiểm cho người đi trên thang.5.2.Góc sàn nghiêng, tỉ lệ chiều cao mặt bậc thang, các kích thước chiều cao bậc thangáp dụng các số liệu của Tiêu chuẩn SAE tài liệu ARP 836B . Góc nghiêng sàn thang <strong>tại</strong>mọi vị trí <strong>không</strong> được vượt quá 3 0 so với mặt nằm ngang.5.3.Thang phải đủ rộng để bảo đảm an toàn cho ít nhất 01 người cùng hành lý xách tayđứng trên một bậc thang.5.4. Khả năng tiếp thu của các bậc và sàn thang làm theo các số liệu của Tiêu chuẩn SAEtài liệu ARP 836B.5.5. Bất cứ bậc bản lề nào lắp dưới cùng của thang cũng phải có độ cao như các bậcthang khác. Bậc thang này phải tự cân bằng để bảo đảm an toàn và dễ khai thác. Phải cóchốt hãm chống tụt khi thang ở trạng thái nâng.5.6. Tay vịn cầu thang phải làm ở cả hai phía , dễ thay thế, ít bám bẩn, mòn, gỉ.5.7. Khi định vị vào cửa tàu bay, mặt trước của sàn tiếp cận của xe thang cũng như mặttrước của vách trượt đứng hai bên sàn thang phải có độ ôm khít phù hợp với hình dạngcủa cửa tàu bay và tạo khe hở ngưỡng cửa nhỏ nhất.Mái che, vách trượt đứng hai bên sàn thang của xe thang phải bảo đảm <strong>không</strong> ảnh hưởngđến việc đóng, mở cửa tàu bay.5.8. Sàn thang trên cùng có chiều rộng hạn chế phải có vách trượt đứng hai bên sànthang sao cho ở vị trí tiếp cận tàu bay <strong>không</strong> ảnh hưởng đến việc đóng, mở cửa tàu bay.Chú ý: Nội dung trình bày ở mục 5.7 và 5.8 phải được hiểu là có một số loại tàu bay có độmở cánh cửa ra ngoài tới 1,7 m (5.6 in).5.9. Cầu thang cần được chiếu sáng toàn bộ bởi ánh sáng tự nhiên nhưng <strong>không</strong> chói lóavà <strong>không</strong> tạo bóng tối sâu để tránh tai nạn cho người đi trên cầu thang.5.10. Thiết kế mặt bậc cầu thang và chiều cao bậc thang phải hợp lý, <strong>không</strong> được xuấthiện những mối nguy hiểm cho hành khách.6. Vận hành cầu thang6.1. Khi điều chỉnh độ cao và góc nghiêng của cầu thang , từng bước điều chỉnh phải cókhóa an toàn bảo đảm cầu thang chắc chắn trong mọi điều kiện.18


TCCS 01 : 2008/CHK6.2. Khoảng vận hành khai thác cầu thang phải nằm trong khoảng chiều cao ngưỡng cửacủa các loại tàu bay cần phải phục vụ.7. Tính chuyển động và ổn định7.1. Cầu thang phải có khả năng kéo được(khi ở vị trí thu hết) với tốc độ thích hợp với quyđịnh của nhà chức trách sân bay.7.2. Cầu thang phải có khả năng quay vòng với bán kính vòng quay nhỏ hơn 12,2 mét (40ft).7.3. Cầu thang phải bảo đảm vững chắc với mọi điều kiện khai thác.7.4. Cầu thang phải có khả năng dễ di chuyển đến hoặc rời khỏi vị trí khai thác.7.5. Cầu thang phải có phanh tay hoặc thiết bị tương đương.Phần 8Yêu cầu cơ bản đối vớiphần tiếp xúc với tàu bay của cầu hành khách1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụngPhần này quy định những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với phần tiếp xúc với tàu bay củacầu hành khách, bảo đảm <strong>không</strong> xảy ra sự sai lệch hoặc mất an toàn khi tiếp cận với tàubay.2. Tài liệu viện dẫn2.1. Các cửa tàu bay, chiều cao và các kích thước ngưỡng cửa (AHM 904 - IATA);19


TCCS 01 : 2008/CHK2.2. ISO/7718:1984 – Phần tiếp xúc (nối ) của cầu hành khách với tàu bay hoặc các yêucầu bề mặt tiếp xúc của bộ phận tiếp cận tàu bay của xe trung chuyển hàng khách lên tàubay.2.3.Yêu cầu cơ bản đối với phần tiếp xúc với tàu bay của cầu hành khách (AHM 922).3.Yêu cầu chungCầu hành khách phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2,Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Những đặc trƣng về kích thƣớc <strong>tại</strong> vùng tiếp xúc với các cửa của tàu bay4.1. Các yêu cầu về kích thước được dựa trên thiết kế vùng tiếp xúc của các cửa chokhách lên và xuống tàu bay. Thiết kế vùng tiếp xúc của cầu hành khách phải hoàn toàntương thích với các loại tàu bay mà cầu hành khách phục vụ.4.2. Khoảng trống <strong>không</strong> có chướng ngại vật nhỏ nhất:4.2.1. Cần phải có khoảng trống vùng lân cận cửa tàu bay ở mặt tiếp xúc giữa tàu bay vàcầu hành khách .4.2.2. Vùng thẳng phía dưới của sàn trước phải là khoảng trống (<strong>không</strong> có các chi tiếthoặc vật chướng ngại) với khoảng cách ít nhất là 0,3 mét cho tới mặt tiếp xúc với tàu bay.Chiều dày của sàn ở khu vực này cần phải nhỏ nhất .4.2.3. Toàn bộ kết cấu của cầu hành khách phải bảo đảm an toàn khi khách lên tàu bay,<strong>không</strong> làm hỏng tàu bay khi nó đang chất tải.4.3. Chiều cao ngưỡng cửa:Phạm vi điều chỉnh chiều cao thực tế của ngưỡng cửa cầu hành khách được xác định bởichiều cao cửa hành khách của từng tàu bay được phục vụ theo thiết kế của nhà ga.Thực tế thiết kế khoảng chiều cao của ngưỡng cửa cầu hành khách trong khoảng 1,6 mét(63 in) đến 5,6 mét (220 in) là hợp lý .5. Kết cấu phần đầu cầu và các đặc tính về kích thƣớc5.1. Đầu cầu là phần phía trước có thể chuyển động để tiếp xúc trực tiếp với thân tàu bay5.2. Đầu của cầu phải có sàn trước với khoảng <strong>không</strong> gian cho phép cửa tàu bay mởhoàn toàn như sau :- Chiều rộng bên trong cần phải đặc biệt chú ý vì nó liên quan đến tính chính xáccủa việc đỗ tàu bay theo hệ thống dẫn đỗ cho tàu bay. Chiều rộng bên trong nhỏ nhất củađầu cầu hành khách là 3,05 mét (120 in) .- Chiều dài bên trong nhỏ nhất là 1,27 mét (50 in) .5.3. Chiều dài của phần bên trong ống lồng phải phù hợp với phù hợp với phần ống lồngkhi được thu lại hoàn toàn.5.4. Chiều rộng bên ngoài của đầu cầu hành khách <strong>không</strong> được vượt quá 4,2 mét (165in).5.5. Đầu cầu hành khách phải có khả năng điều chỉnh mép sàn trước tiếp xúc vừa vặnvới đường viền của thân tàu bay bằng cách quay sàn và/hoặc điều chỉnh sàn ra,vào .5.6. Khả năng điều chỉnh phải nằm trong giới hạn :+ 15 0 về bên trái+ 5 0 về bên phảicộng thêm góc lớn nhất giữa đường trục của cầu hành khách và trục tàu bay .5.7. Mép trước của sàn phải thiết kế sao cho <strong>không</strong> có khe hở khi tiếp xúc với thân tàubay .5.8. Bề mặt của sàn trước phải bằng phẳng và phủ một lớp vật liệu chống trượt.20


TCCS 01 : 2008/CHKChiều cao của bậc chỗ tiếp xúc giữa phần cố định và di chuyển ( ống lồng và phần quay)của sàn <strong>không</strong> được vượt quá 2,5 cm (1 in).5.9. Sàn trước phải có mái che có khả năng điều chỉnh dễ dàng.5.10. Chiều cao của mái che so với mặt sàn <strong>không</strong> được nhỏ hơn 2,4 mét (94 in).5.11. Mái che phải được điều chỉnh sao cho cả 3 mặt ôm khít với thân tàu bay với phạm vicác bán kính xuống 2 mét (79 in). Để bảo đảm độ kín khít của mái, chống nước mưa phảidùng các tấm đệm thích hợp.5.12. Chiều dày của thành mái che và các cơ cấu liên quan phải giữ ở mức nhỏ nhất (nhỏhơn 0,3 mét – 12 in) để giảm va chạm có thể xảy ra với cửa của tàu bay và các phần nhôra của tàu bay .5.13. Vật liệu và kết cấu của sàn cầu hành khách phải được thiết kế sao cho chịu đượctải trọng nhỏ nhất là 04 người/ m 2 .6. Chuyển động của cầu hành khách6.1. Cầu hành khách loại cố định6.1.1. Cầu hành khách loại cố định phải bảo đảm được các chuyển động ngang(dạng ống lồng), dọc và quay (điều chỉnh góc tiếp xúc).6.1.2. Cầu hành khách cố định được thiết kế phù hợp sao cho ở vị trí thu hết khoảng cáchnhỏ nhất giữa mép của sàn trước và thân của tàu bay loại thân rộng nhỏ nhất là 1,2 mét(48 in) . Phải có khoảng cách này để phù hợp với dung sai hệ thống dẫn đỗ tàu bay.6.1.3. Phạm vi chuyển động dọc (theo chiều thẳng đứng) của cầu hành khách cố địnhphải tính toán sao cho phù hợp với chiều cao lớn nhất của các ngưỡng cửa các loại tàubay. Khi thiết kế, mức thấp nhất của chuyển động dọc cầu hành khách phải thấp hơn độcao của ngưỡng cửa tàu bay ít nhất là 0,2 mét (8 in).6.1.4. Ở khoảng cách nhỏ hơn 1,25 mét (50 in) so với tàu bay, tốc độ chuyển dịch ngangcủa phần ống lồng cầu hành khách phải nhỏ hơn 0,1 mét (4 in) /giây (thiết kế lý tưởng là0,05 m/giây).6.1.5. Cầu hành khách loại cố định cần được thiết kế phù hợp để nó có thể điều khiển sàntrước từ vị trí thu hết đến thân tàu bay với thời gian nhỏ hơn 30 giây .6.1.6. Khi tốc độ dịch chuyển ngang <strong>không</strong> thõa mãn yêu cầu <strong>tại</strong> điểm 4.1.5. thì có thểdùng hai cấp tốc độ, sự thay đổi tốc độ do người vận hành điều khiển hoặc có thể đặt chếđộ tự động tiếp cận tàu bay với một khoảng cách định trước. Tốc độ tiếp cận tàu bay khicầu còn ở xa <strong>không</strong> vượt quá 1,2 mét (48 in)/giây.6.1.7. Tốc độ dịch chuyển dọc đo <strong>tại</strong> mép của đầu cầu phải là 0.05 mét (2 in) đến 0,1 mét(4 in)/giâykhi điều khiển bằng tay (xem điểm 5.1.6. về tốc độ điều chỉnh dọc khi điều khiểnbằng bộ điều chỉnh tự động).6.1.8. Tốc độ chuyển động quay (điều chỉnh góc mặt tiếp xúc theo chiều ngang) đo <strong>tại</strong> cácgóc ngoài ở mép của đầu cầu có giới hạn như đã nêu ở điểm 4.1.4.6.2. Cầu hành khách di động6.2.1. Cầu hành khách di động phải bảo đảm các chuyển động ngang (co duỗi của ốnglồng và các chuyển động lái được), chuyển động dọc và chuyển động quay của đầu sàncầu hành khách ( điều chỉnh góc tiếp xúc).6.2.2. Vị trí thu vào hoàn toàn của cầu hành khách di động phải cách thân tàu bay ít nhất8 mét để đảm bảo thoát hiểm dễ dàng khi có sự cố .6.2.3. Khoảng chuyển động dọc của cầu hành khách di động được tính toán phù hợp vớikhoảng chiều cao của ngưỡng cửa các loại tàu bay được phục vụ . Mức thấp nhất củakhoảng chuyển động này phải thấp hơn chiều cao nhỏ nhất của ngưỡng cửa các loaị tàubay được phục vụ là 0,2 mét (8 in).21


TCCS 01 : 2008/CHK6.2.4. Tốc độ chuyển động ngang của phần ống lồng có 2 mức khác nhau :6.2.4.1.Tốc độ dịch chuyển tiếp cận: <strong>không</strong> được vượt quá 0,1 mét (4 in) /giây ( thườnglà 0,05 mét (2 in)/giây ).6.2.4.2.Tốc độ chuyển động ở khoảng cách lớn: <strong>không</strong> được vượt quá 1,2 mét (48in)/giây.6.2.5.Việc điều khiển chuyển tốc độ từ chậm sang nhanh hoặc ngược lại do người vậnhành thực hiện hoặc tốt hơn là do bộ phận tự động điều chỉnh .6.2.6. Tốc độ chuyển động ngang theo hệ thống lái của cầu được đo <strong>tại</strong> mép của đầu cầu<strong>không</strong> được vượt quá 1,2 mét (48 in) /giây.6.2.7.Cầu hành khách được thiết kế thích ứng để di chuyển mép của đầu cầu từ vị trí thuvề hoàn toàn đến mặt tiếp xúc với thân tàu bay loại nhỏ nhất ở một số vị trí đã định bằngsự kết hợp chuyển động của ống lồng và hệ thống lái được thực hiện trong thời gian nhỏhơn 30 giây .6.2.8.Tốc độ chuyển động theo chiều dọc của cầu đo <strong>tại</strong> mép của đầu cầu phải trongkhoảng 0,05 mét (2 in) đến 0,1 mét (4 in)/giây khi người vận hành điều khiển. (xem điểm5.1.6. để biết tốc độ chuyển động theo chiều dọc /giây khi điều khiển bằng thiết bị tự độngđiều chỉnh độ cao).6.2.9. Tốc độ quay ( điều chỉnh góc tiếp xúc ngang) được đo <strong>tại</strong> các góc ngoài của mépđầu cầu phải ở trong giới hạn đã nêu ở điểm 4.2.4.1.7. Thiết bị tự động điều chỉnh độ cao của cầu hành khách7.1. Hệ thống chính7.1.1. Cầu hành khách phải được trang bị hệ thống tự động điều chỉnh độ cao của đầucầu để phù hợp với sự thay đổi độ cao của ngưỡng cửa tàu bay trong quá trình chất tải.7.1.2. Các chi tiết cảm biến chiều cao tàu bay của hệ thống tự động điều chỉnh độ caocủa đầu cầu phải tiếp xúc chắc chắn với thân tàu bay <strong>tại</strong> vùng đã quy định <strong>tại</strong> phụ lục củaISO 7718. Các chi tiết này được thiết kế bảo đảm tiếp xúc thích hợp và phát hiện cácchuyển động của tàu bay <strong>không</strong> kể hệ số ma sát của thân tàu bay; ví dụ khi thân tàu baybị ướt hoặc bề mặt có băng cũng như các điều kiện môi trường khác.7.1.3. Các chi tiết cảm biến chiều cao tàu bay của hệ thống tự động điều chỉnh độ caophải được thiết kế để phản ứng lại với bất cứ một sự thay đổi chậm hay bất ngờ củachiều cao ngưỡng cửa tàu bay, đi xuống hoặc đi lên. Thực tế cho thấy tàu bay có thểchuyển động theo các kiểu sau:7.1.3.1. Chồm lên (khi các thanh chống càng chính và càng mũi điều chỉnh lại độc lậpnhưng đối xứng);7.1.3.2. Cao lên (khi các thanh chống càng chính và càng mũi điều chỉnh lại đồng thời);7.1.3.3. Lăn (khi các thanh chống càng chính và càng mũi điều chỉnh lại đối xứng);7.1.3.4. Trệch đường ( khi tàu bay bị gió mạnh hoặc luồng gió phản lực từ tàu bay khác).7.1.4. Hệ thống tự động điều chỉnh độ cao phải phát hiện được sự thay đổi chiều cao củangưỡng cửa tàu bay với biên độ là 13 mm (0,5 in) hoặc nhỏ hơn.7.1.5. Yêu cầu về thời gian cho hệ thống tự động điều chỉnh độ cao (từ thời điểm tàu baybắt đầu chuyển động đến thời điểm chiều cao đầu cầu bắt đầu được điều chỉnh) <strong>không</strong>được vượt quá 0,5 giây.7.1.6. Tốc độ điều chỉnh chiều cao của đầu cầu đo ở mép trước của sàn khi điều khiểnbằng hệ thống tự động điều chỉnh độ cao là 0,1 mét (4 in) đến 0,15 mét (6 in)/giây .Chú ý: Tốc độ điều chỉnh này cần phải giảm nếu các đặc tính của hệ thống phòng hỏng(dự phòng) trình bày ở điểm 5.2 cho phép làm như vậy bảo đảm an toàn.22


TCCS 01 : 2008/CHK7.1.7. Biên độ điều chỉnh chiều cao đầu cầu phải tương đương với biên độ dịch chuyểncủa tàu bay mà các chi tiết cảm biến độ cao phát hiện ra với độ chính xác là 6 mm (0,25in).7.1.8.Hệ thống tự động điều chỉnh độ cao phải được thiết kế càng an toàn khi hỏng càngtốt, kể cả hỏng nguồn động lực (xem điểm 5.2. của hệ thống phòng hỏng).7.2. Hệ thống phòng hỏng7.2.1. Cầu hành khách phải được trang bị hệ thống tự động điều chỉnh độ cao cùng vớihệ thống phòng hỏng để tránh mọi rủi ro, va chạm, kể cả khi hệ thống tự động điều chỉnhđộ cao <strong>không</strong> làm việc do:7.2.1.1.Bộ cảm biến hỏng7.2.1.2. Nguồn cung cấp hỏng7.2.1.3. Người vận hành có sai sót7.2.2. Hệ thống phòng hỏng làm việc để đề phòng chuyển động tụt xuống của tàu bay.7.2.3. Hệ thống bảo vệ cửa tàu bay có thể bao gồm một trong hai loại:Bộ phận tự ngắt là bộ phận có độ dày nhỏ nhất là 0,2 mét (8 in) ở phía trước mép trái củađầu cầu nằm bên dưới vị trí cửa tàu bay mở hoặc là chi tiết cảm biến cơ khí của hệ thốngkhởi động cầu (áp dụng ở điểm 5.2.4 – 5.2.7).7.2.4. Hệ thống phòng hỏng phải được thiết kế với mạch điện và nguồn điện khẩn nguyđộc lập hoàn toàn với hệ thống tự động điều chỉnh độ cao của cầu.7.2.5. Hệ thống phòng hỏng có chi tiết cảm biến đặt dưới vị trí mở của cửa tàu bay và cóphản ứng khi nó tiếp xúc với cửa tàu bay.7.2.6. Sự tiếp xúc với cửa tàu bay bắt đầu khi có chuyển động đi xuống của đầu cầu vớibiên độ nhỏ nhất là 0,2 mét (8 in).7.2.7. Tín hiệu cảnh báo bằng đèn hoặc chuông từ đầu cầu và ở mặt đất phát ra khi hệthống phòng hỏng hoạt động và được duy trì cho đến khi người vận hành cầu có động tácxử lý.8. Các yêu cầu về an toàn8.1. Hệ thống điều khiển8.1.1. Bảng điều khiển của người vận hành cầu hành khách phải được thiết kế một cáchtổng hợp, bao gồm tất cả các chức năng và cách điều khiển được nhận biết rõ ràng khidùng các hình tượng <strong>tại</strong> Phần 1 của tài liệu này hoặc các hình tượng tổng hợp khác <strong>tại</strong> tàiliệu ISO 7000.8.1.2. Hệ thống điều khiển phải được đặt sao cho người vận hành nhìn rõ bề mặt tiếp xúcvới tàu bay.8.1.3. Nút dừng khẩn cấp phải <strong>không</strong> ngắt hệ thống phòng hỏng như đã nêu ở điểm 7.2.8.1.4. Bộ cảm biến đặt dưới mép dẫn của sàn cầu phải bảo đảm khi tiếp xúc với thân tàubay thì chuyển động của cầu về phía trước sẽ dừng lại.8.2. Khả năng hoạt động8.2.1. Người vận hành phải có tầm quan sát ít nhất là 180 0 về phía trước và tốt nhất làquan sát được vùng 270 0 theo phương nằm ngang phía trước.8.2.2. Hoạt động ở mặt đất của cầu hành khách phải tuân theo nội dung đã quy định củanhà chế tạo.8.2.3.Các vách của đầu cầu phải lắp bằng vật liệu trong suốt toàn bộ trong khoảng chiềucao 0,3 mét (12 in) đến 1,8 mét (72 in) kể từ mặt sàn .8.2.4. Người vận hành phải quan sát được rõ ràng toàn bộ <strong>không</strong> gian mà cầu hànhkhách cũng như các xe xung quanh chuyển động .23


TCCS 01 : 2008/CHK8.2.5. Để vận hành khai thác vào ban đêm , đầu cầu phải được trang bị đầy đủ đèn chiếusáng cửa tàu bay và vùng phía trước ở mặt đất. Thêm vào đó khu vực cầu hành khách đỗphải có đủ ánh sáng ở vùng phía sau, bên cạnh để cầu chuyển động lùi.8.3. Bộ phận cảnh báo8.3.1. Đèn màu xanh sáng báo cho người vận hành cầu hành khách biết là hệ thống tựđộng điều chỉnh độ cao hoạt động; các thao tác vận hành là phù hợp. Ngược lại, đèn cảnhbáo màu đỏ sáng khi một số trạng thái, điều kiện <strong>không</strong> đáp ứng yêu cầu.8.3.2. Hệ thống cảnh báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng báo hiệu cầu hành khách chuyểnđộng.8.4. Các yêu cầu khác8.4.1. Phía trước của đầu cầu phải có cửa có thể khóa hoặc rèm gấp để dùng khi <strong>không</strong>tiếp cận với tàu bay.8.4.2. Thiết bị an toàn ở phía trước đầu cầu phải đầy đủ để bảo vệ an toàn cho người.8.4.3. Mái che như đã nêu ở mục 3 của Phần này và một vài phần của đầu cầu tiếp xúctrực tiếp với tàu bay , hoặc do thiết kế tàu bay mà gần với nguồn nhiệt như ống dẫn, đènhạ cánh … phải làm bằng vật liệu <strong>không</strong> có khả năng bắt lửa thõa mãn các yêu cầu về antoàn.8.4.4. Đầu cầu phải có bình chữa cháy xách tay phù hợp về dung tích và kiểu loại đặt ở vịtrí bảo đảm người vận hành hoặc tổ lái dễ nhìn, dễ tiếp cận.8.4.5. Bộ phận chống va chạm bảo vệ người phải có ở các bánh lái.Phần 9Xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụngPhần này quy định những yêu cầu đối với xe phục vụ hành khách <strong>không</strong> có khả năng tựdi chuyển lên, xuống tàu bay.2.Tài liệu viện dẫn2.1.Các cửa, điểm phục vụ và các hệ thống của tàu bay cần sự phục vụ của các phươngtiện khu bay (AHM 904 - IATA);2.2.Đặc tính kỹ thuật của xe phục vụ người tàn tật (AHM 921-IATA).3. Yêu cầu chungXe phục vụ hành khách tàn tật phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần1,Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn24


TCCS 01 : 2008/CHK4.1.Kết cấu xe bao gồm:4.1.1.Khung gầm thích hợp ( bảo đảm tính thương mại, tiêu chuẩn).4.1.2. Thùng xe và hệ thống nâng thùng xe.4.1.3.Mép sàn nâng trước của xe có thể điều chỉnh thẳng hàng với ngưỡng cửa tàu bay.4.1.4. Sàn nâng ở đuôi là cầu nối giữa mặt đất và sàn của thùng xe.4.2. Xe phải có khả năng chuyển động với tốc độ thích hợp với luật giao thông khi ở vị tríthu về hết.4.3. Kích thước, trọng lượng, chiếu sáng của xe phù hợp với quy định đối với xe lưu thôngtrên đường công cộng.4.4. Chiều cao của xe ở vị trí thu về hết <strong>không</strong> được vượt quá 4 mét (157 in).4.5. Xe có bán kính vòng quay duy trì ở mức nhỏ nhất.4.6. Chỉ thu được các chân chống của xe khi thùng xe và sàn trước của xe đã hạ hoàntoàn.4.7.Trong trường hợp hệ thống thủy lực hỏng phải ngăn ngừa được sự mất điều khiển hạthùng và sàn trước của xe.4.8. Buồng lái hoặc vị trí của lái xe <strong>không</strong> được chìa vượt quá mũi ngoài cùng của sàntrước khi sàn trước thu về hoàn toàn.5.Thiết kế sàn nâng và tay vịn5.1.Sàn trước được thiết kế sao cho chịu được tải trọng phân bố là 907 kg (2,000 lb) hoặc454 kg (1,000 lb) tải trọng tập trung <strong>tại</strong> vùng ¼ phía trước sàn trước với độ võng <strong>không</strong>vượt quá 6 mm (0.25 in).5.2.Độ dày của sàn nên giữ là nhỏ nhất có thể.5.3. Bề mặt của sàn trước được điều khiển chuyển động theo chiều dọc.5.4. Nếu sàn trước hẹp hơn chiều rộng của xe thì bề mặt của sàn trước được phép điềuchỉnh theo chiều ngang cho thẳng hàng với cửa tàu bay.5.5.Vùng bên dưới của sàn tiếp xúc với tàu bay phải là khoảng trống ít nhất là 0,3 m (12in) cho tới bề mặt thân tàu bay.5.6. Khung bảo vệ được lắp dọc cả hai mặt sàn. Khung bảo vệ có hình dạng phù hợp vớimặt tiếp xúc với tàu bay. Với sàn trước có chiều rộng bị hạn chế thì khung bảo vệ phảiđiều chỉnh trượt được để khỏi vướng khi đóng, mở cửa tàu bay.5.7. Tấm đệm bảo vệ được lắp phía trước bề mặt của khung bảo vệ và mép sàn dẫnhướng của sàn.5.8. Hệ thống chiếu sáng cần được cung cấp đầy đủ cho yêu cầu hoạt động ban đêmcũng như chiếu sáng sàn nâng trước và khu vực xung quanh.6.Thiết kế thùng xe6.1.Bên trong thùng xe được thiết kế sao cho có thể lắp đặt cáng, xe lăn cho người tàntật đúng tiêu chuẩn phục vụ hành khách.6.2.Lót một lớp vật liệu dễ làm sạch.6.3.Sàn thùng xe phải làm bằng vật liệu cứng, chống trượt.6.4.Các cửa sổ cần được lắp đặt dọc hai bên thùng xe.6.5.Các cáng đẩy phải có thiết bị giữ.6.6.Các xe đẩy cũng phải có thiết bị giữ.6.7.Trong xe phải có đầy đủ ánh sáng nhưng <strong>không</strong> gây chói.25


TCCS 01 : 2008/CHK6.8. Phải có đèn chiếu sáng khẩn cấp trong thùng xe với nguồn điện độc lập với mạngđiện chính của xe.6.9. Phải có quạt làm mát trong thùng xe.6.10. Trong thùng xe phải có những thiết bị sơ cứu theo yêu cầu khai thác thực tế.6.11. Phải bố trí đầy đủ chỗ ngồi cho người đi theo chăm sóc hành khách <strong>không</strong> có khảnăng tự di chuyển.6.12. Phải có các thiết bị an toàn (ví dụ các dây an toàn vắt ngang) khi mở cửa.7. Sàn nâng sau7.1. Xe phải có sàn nâng sau. Mép cuối của sàn nâng phải có độ dốc để xe đẩy lên sàn.7.2. Cơ cấu nâng có khả năng nâng hoặc hạ tải trọng nhỏ nhất là 227 kg (500 lb) khi<strong>không</strong> có độ nghiêng hoặc độ võng vượt quá 12 mm (0.5 in).7.3. Cơ cấu nâng sàn đuôi được thiết kế bảo đảm vận hành êm ái, <strong>không</strong> giật cục với tốcđộ dịch chuyển <strong>không</strong> vượt quá 0,075 m/s (15 ft/min) và sàn đuôi tự động dừng khi độ caonâng bằng với độ cao của sàn xe tính từ mặt đất.7.4. Sàn nâng cần có vị trí cho xe đẩy và người phục vụ hoặc một cáng và người phục vụ.Cần bảo đảm chắc chắn xe đẩy hoặc cáng an toàn và được giữ chặt trong quá trình nângvà hạ sàn.7.5.Cơ cấu nâng sàn đuôi phải có hệ thống hạ khẩn cấp trong trường hợp hỏng nguồnđộng lực.7.6. Khi vận hành vào ban đêm, phải chiếu sáng đầy đủ sàn đuôi, mép thùng xe và vùngxung quanh.7.7. Khung bảo vệ có thể gập vào được lắp ở cả hai mép của sàn đuôi.7.8. Cơ cấu sàn đuôi phải gập được vào xe khi <strong>không</strong> dùng và phải có cơ cấu an toàn đềphòng sự mở ra bất thường.7.9. Phải có cơ cấu an toàn để chống sự tự sập xuống của cơ cấu điều khiển nâng sànđuôi.8. Hệ thống điều khiển8.1. Hệ thống điều khiển nâng, hạ sàn đuôi được lắp đặt sao cho có thể điều khiển từdưới đất cũng như trên thùng xe.8.2. Hệ thống điều khiển nâng, hạ thùng xe gồm hai bộ giống nhau và được lắp ở thùngxe và buồng lái.8.3. Khi thao tác ở thùng xe thì bộ điều khiển ở buồng lái bị cô lập nhờ công tắc lắp ởthùng xe.8.4. Bộ điều khiển sàn tiếp cận với ngưỡng cửa tàu bay chỉ được lắp ở sàn trước hoặc ởthùng xe.8.5. Bộ phận chỉ báo <strong>tại</strong> vị trí người lái báo cho biết thùng xe hạ chưa hết (chưa hạ hoàntoàn).8.6.Bộ phận chỉ báo <strong>tại</strong> vị trí người lái báo cho biết các chân chống xe thu về chưa hết(chưa thu hoàn toàn).8.7. Bộ phận chỉ báo <strong>tại</strong> vị trí người lái báo cho biết các chân chống xe đã thu về hoàntoàn.9. Hệ thống khẩn nguy9.1. Trên xe phải lắp đặt các hệ thống hỗ trợ khẩn cấp sau:-Hạ sàn và thùng xe;26


TCCS 01 : 2008/CHK-Hạ sàn nâng sau;-Thu các chân chống;-Thu sàn trước;-Kéo xe đi.Trong trường hợp mất nguồn sơ cấp, theo lệnh phải chuyển toàn bộ người khỏi xe và dichuyển xe khỏi tàu bay.9.2. Hạ khẩn cấp <strong>không</strong> được làm ảnh hưởng đến sự ổn định của xe, ví dụ <strong>không</strong> thể thuchân chống bằng hệ thống khẩn cấp khi sàn hoặc thân xe đang ở độ cao lớn hơn 2,5 m(100 in).9.3. Tuy nhiên xe vẫn có thể dịch chuyển khi thùng xe chưa hạ hết nhờ điều khiển bằngtay ở mức điều khiển cao hơn điều khiển bằng khóa liên động <strong>không</strong> cho xe di chuyển khithùng xe hạ chưa hết. Bộ điều khiển ở mức cao hơn đó được lắp cùng với bộ điều khiểnkhẩn cấp khác và quyết định các động tác điều khiển, bảo vệ xe an toàn khi người vậnhành cẩu thả , sơ suất.9.4. Hệ thống hỗ trợ khẩn cấp được lắp và điều khiển từ mặt đất và được bảo vệ bằngcác nắp hoặc chi tiết tương đương.Phần 10Xe cấp suất ăn1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định những yêu cầu về tính năng kỹ thuật đối với xe cung cấp suất ăncho tàu bay.1.2. Những quy định này áp dụng đối với các thiết bị vận chuyển, cung cấp, thu hồi suấtăn cho tàu bay.2. Tài liệu viện dẫn3.1. Các cửa, điểm phục vụ và các hệ thống của tàu bay cần sự phục vụ của các phươngtiện khu bay (AHM 904 - IATA);3.2.Đặc tính kỹ thuật của xe cấp suất ăn (AHM 927 – IATA).3.Yêu cầu chung3.1..Xe cấp suất ăn phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần1, Phần 2 vàPhần 4 của Tài liệu này.3.2. Xe phải có khả năng phục vụ các tàu bay có ngưỡng cửa cao đến 5,8 m (228 in).3.3. Xe phải có cơ cấu nâng hạ thùng xe phù hợp ;27


TCCS 01 : 2008/CHK3.4. Xe phải chịu được tải trọng <strong>không</strong> nhỏ hơn 3.500 kg (7,700lb).3.5. Các phần chính của xe bao gồm:3.5.1. Khung xe thích hợp (Phù hợp về tiêu chuẩn, thương mại).3.5.2. Thùng xe có thiết bị dùng cho suất ăn có khả năng dịch chuyển, nâng lên, hạxuống.3.5.3. Mép cuối của sàn nâng phía trước của xe phải có cái đỡ va để bảo vệ tàu bay và cókhả năng điều chỉnh thẳng hàng với ngưỡng cửa của tàu bay.3.5.4. Thiết bị nâng để nâng lên hoặc hạ xuống thùng xe.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Kích thước khuôn khổ, trọng lượng, chiếu sáng của xe phải thõa mãn tất cả các quyđịnh của Luật Giao thông đường bộ <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>.4.2. Chiều cao của xe ở vị trí hạ hết <strong>không</strong> được vượt quá 4 mét (157 in).4.3. Xe phải có bán kính vòng quay nhỏ nhất có thể.4.4. Không thể điều khiển xe khi thùng xe chưa hạ hết về vị trí nhờ sử dụng khóa liênđộng.4.5. Vị trí của ca bin người lái xe <strong>không</strong> được vượt quá mép dẫn của sàn nâng trước <strong>tại</strong> vịtrí sàn đã thu về hoàn toàn.4.6. Sự ổn định của xe khi nâng thùng xe được bảo đảm nhờ 04 chân chống.4.7. Vị trí của các chân chống khi đã thu về hết <strong>không</strong> được trồi ra khỏi xe.4.8. Phải bảo đảm tầm quan sát của lái xe là lớn nhất khi quan sát sàn nâng và vùng tiếpxúc tàu bay ở mọi điều kiện khai thác.4.9. Phải bảo đảm điều kiện các chân chống <strong>không</strong> thể thu về trong điều kiện bìnhthường cho đến khi thùng xe đã hạ hoàn toàn.4.10. Khi hệ thống thủy lực bị hỏng phải có hệ thống ngăn ngừa việc thùng xe bị hạ tụtxuống.5. Sàn5.1. Sàn cố định5.1.1. Sàn trước cố định phải được thiết kế chịu được tải trọng phân bố là 600 kg (1,320lb) hoặc 300 kg (660) tải trọng tập trung <strong>tại</strong> vùng ¼ phía trước của sàn, bảo đảm <strong>không</strong>võng quá 6 mm (0,25 in).5.1.2. Sàn được thiết kế hàng rào chắn để có thể mở cửa tàu bay.5.1.3. <strong>Hàng</strong> rào chắn có khả năng dịch chuyển nhằm tạo khoảng trống giữa thùng xe vàtàu bay khi thao tác vận hành.5.1.4. Tấm chắn an toàn thích hợp được lắp dọc ở sàn trước để mở khoảng trống giữathân xe và buồng lái.5.2. Cầu trượt5.2.1. Phần cầu trượt được lắp phía trước sàn cố định có thể điều chỉnh để trượt theotoàn bộ chiều rộng của sàn và được chốt định vị <strong>tại</strong> bất cứ chỗ nào phù hợp với vị trí cửatàu bay.5.2.2. Cầu trượt có thể duỗi ra, co vào so với vị trí bình thường của nó ít nhất là 600 mm(24 in).5.2.3. Vùng thẳng bên dưới cầu trượt phải là khoảng trống ít nhất là 0,3 mét (12 in) chotới mặt tiếp xúc với tàu bay.Chiều dày của sàn nâng ở vùng này phải được làm mỏngnhất.28


TCCS 01 : 2008/CHK5.2.4. Cầu chuyểnCầu chuyển cho phép thiết bị phân phối suất ăn từ sàn trước lên tàu bay.6.Thùng xe6.1. Chiều dài bên trong phải phù hợp với tải trọng yêu cầu.6.2. Chiều rộng <strong>không</strong> được nhỏ hơn 2300 mm (91 in).6.3. Chiều cao nhỏ nhất bên trong phải là 1900 mm (75 in).6.4. Sàn xe phải phẳng , chịu tải lớn, được phủ bằng vật liệu cứng, chống trơn.6.5. Các rào chắn bảo vệ phải được lắp đặt đầy đủ cho những nơi cần thiết.6.6. Phải có các tay vịn bên trong suốt chiều dài của thùng xe.6.7. Các cửa chớp, cửa lớn phải được lắp ở cả hai đầu cuối của thùng xe.7.8. Phải có thang để lên và đi vào bên trong khi thùng xe đã hạ hoàn toàn.6.9. Bên trong thùng xe phải được thiết kế sao cho dễ làm sạch, <strong>không</strong> bắt bụi bẩn và làmbằng vật liệu <strong>không</strong> thấm nước, <strong>không</strong> độc hại.6.10. Mép sau, cuối cùng của thùng xe phải có cái đỡ va đủ rộng, chịu va đập mạnh.6.11. Trong thùng xe phải lắp đầy đủ đèn chiếu sáng.7. Điều khiển7.1. Bộ điều khiển nâng, hạ thùng xe và sàn trước được lắp cả trong thùng xe và trênbuồng lái.7.2. Bảng điều khiển trong thùng xe được lắp ở phía trước để tiện cho việc điều khiển.7.3. Phải điều khiển khởi động và tắt động cơ được từ bảng điều khiển trong thùng xe.7.4. Từ buồng lái phải thấy được tín hiệu thùng xe chưa hạ hoàn toàn.7.5. Từ buồng lái phải thấy được tín hiệu các chân chống chưa thu hoàn toàn.7.6.Từ buồng lái phải thấy được tín hiệu các chân chống duỗi ra hoàn toàn.8. Chế độ khẩn nguy8.1. Xe phải được lắp các hệ thống bổ trợ khẩn nguy cho phép:- Sàn nâng và thùng xe có thể hạ xuống;- Các chân chống có thể thu về;- Xe được kéo đi.8.2. Việc hạ khẩn cấp <strong>không</strong> được làm mất sự ổn định của xe, <strong>không</strong> được phép sử dụnghệ thống khẩn nguy để co các chân chống của xe khi sàn nâng hoặc thùng xe đang ở độcao lớn hơn 2,5 m (100 in).8.3. Tuy vậy xe có thể dịch chuyển bất cứ lúc nào, ngay cả khi thùng xe chưa hạ hết nhờthiết bị điều khiển có tính chất quyết định, mạnh hơn chế độ điều khiển khẩn nguy. Thiếtbị này được lắp cùng với hệ thống điều khiển khẩn nguy nhằm khắc phục sự vận hànhcẩu thả hoặc vận hành sai.8.4. Hệ thống điều khiển bổ trợ khẩn cấp được lắp để điều khiển dưới mặt đất thuận tiệnvà được bảo vệ bằng nắp bảo vệ.29


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 11Xe cấp nƣớc sạch1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định yêu cầu về tính năng kỹ thuật cho xe phục vụ nước sạch (tự dichuyển).1.2. Các quy định này chỉ áp dụng cho xe cấp nước sạch cho các loại tàu bay thương mại.2.Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe phục vụ nước sạch (AHM 970 – IATA).3.Yêu cầu chung3.1. Xe cấp nước sạch phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần2 và Phần 4 của Tài liệu này.3.2. Trên xe phải có dòng chữ in hoa “Chỉ dùng cho nước uống được” cỡ chữ nhỏ nhất là75 mm.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Kích thước giới hạn cần giữ ở mức nhỏ nhất.4.2. Khoảng sáng gầm xe <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm 8 in).4.3. Bán kính vòng quay nhỏ nhất phải nhỏ hơn 12,2 mét .30


TCCS 01 : 2008/CHK4.4. Xe phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của Luật Giao thông đường bộ <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>, cụ thểvề:- Kích thước;- Trọng lượng;- Tốc độ.5. Thùng nƣớc5.1. Thể tích của thùng nước phải ở trong khoảng 1.500 đến 4.000 lít .5.2. Thùng nước phải được làm bằng vật liệu <strong>không</strong> gỉ, <strong>không</strong> bị ăn mòn, dễ rửa sạch .Các mối lắp ráp, hàn, tán trong thùng nước phải bằng phẳng, tránh sự tích tụ cáu bẩn .Các góc tròn hình đĩa, cầu có bán kính ít nhất là 75 mm (3 in) .5.3. Các vách ngăn phải được lắp bên trong thùng nước.5.4.Trên đỉnh thùng nước phải có lỗ đủ lớn để người có thể vào trong thùng tẩy rửa, vệsinh, kiểm tra .5.5. Lỗ này được lắp nắp có khoá, niêm phong được .5.6. Lỗ này có đường kính ít nhất là 500 mm (20 in).5.7. Thùng nước phải có lỗ thông hơi kèm với lọc. Lỗ thông hơi được lắp sao cho khí xảcủa động cơ <strong>không</strong> làm bẩn nước.5.8. Xe phải được thiết kế sao cho dễ di chuyển thùng nước cũng như các chi tiết khác khisửa chữa hoặc thay thế.5.9. Thùng nước phải có dụng cụ đo mức nước thích hợp được lắp cạnh chỗ nạp nước.5.10. Chỗ nạp nước của thùng nước phải có đầu nối nhanh nối đầu nạp với nắp. Kích cỡvà chủng loại của đầu nối nạp phải thích ứng với điểm nạp .5.11.Phần đáy của thùng nước phải dốc về phía điểm thấp nhất, <strong>tại</strong> <strong>đây</strong> phải lắp van vớiđường kính ít nhất 50 mm để xả nước bằng phương pháp tự chảy.5.12.Điểm nạp nước vào thùng phải thiết kế sao cho tránh sự tích tụ đất bẩn và chất lỏng.6. Bơm nƣớc6.1. Bơm nước được nối trực tiếp với đầu ra của thùng nước và được truyền động trựctiếp hoặc gián tiếp với động cơ hoặc nguồn động lực phụ.6.2. Khi bơm nước được truyền động bằng động lực chính của xe, bơm <strong>không</strong> thể hoạtđộng nếu cần số của xe <strong>không</strong> ở vị trí trung gian hoặc vị trí đỗ.6.3. Lưu lượng của bơm nước <strong>không</strong> nhỏ hơn 60 lit/phút với áp suất <strong>không</strong> nhỏ hơn 2,5kg/cm 2 được đo <strong>tại</strong> điểm cuối của vòi cấp nước và có thể điều chỉnh được.6.4.Bơm nước được làm bằng vật liệu <strong>không</strong> gỉ và thoã mãn các yêu cầu hiện nay vềphục vụ nước sạch.6.5.Van an toàn được đặt gần sàn công tác và có thể điều chỉnh dễ dàng theo yêu cầucủa các loại tàu bay khác nhau với áp suất giữa 1,5 và 3,5 kg/cm 2 (21 và 50 psi) .6.6. Các tham số kỹ thuật của bơm nước được biểu hiện trên bảng điều khiển nhờ cácđồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp suất .6.7. Bảng điều khiển được lắp đặt sao cho có thể vận hành bơm nước từ sàn công táccũng như đang đứng dưới đất.6.8.Tất cả các đầu ống, đầu nạp, đầu nối phải được chế tạo bằng vật liệu <strong>không</strong> gỉ . Cácđầu nối và mối lắp ráp phải bảo đảm kín và dễ tiếp cận và thay thế .7. Sàn công tác31


TCCS 01 : 2008/CHK7.1. Sàn công tác (sàn nâng) kích thước <strong>không</strong> nhỏ hơn 0,8 x 0,8 mét được lắp đặt phíatrước hoặc mép sau của xe. Trọng tải nâng tối đa của sàn công tác <strong>không</strong> nhỏ hơn 150kg.7.2. Sàn công tác phải có kết cấu chống trượt và tự làm sạch.8. Các hệ thống ống nạp và cấp nƣớc8.1.Vòi cấp nước sạch có đường kính trong là 19 mm (0.75 in) và chiều dài đủ để phục vụtất cả các tàu bay thương mại.8.2. Vòi nước được đặt đúng chỗ quy định trên xe. Nơi xếp ống phải thích hợp và dễ thaotác để triển khai hoặc thu hồi ống.8.3. Phải có bộ lọc giữa bơm và ống cấp nước .Phần 12Xe vệ sinh1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật cho xe phục vụ vệ sinh (tự dichuyển).1.2. Các quy định này áp dụng đối với các xe vệ sinh phục vụ các loại tàu bay thươngmại.2. Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe vệ sinh (AHM 921 – IATA)3.Yêu cầu chung3.1. Xe vệ sinh phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2 và Phần 4của tài liệu này.3.2. Xe phải đáp ứng các yêu cầu sau:3.2.1. Phục vụ được cho các tàu bay có cửa xả chất thải ở độ cao trong khoảng từ 1,6(63 in) đến 5 mét (197 in) so với mặt đất .3.2.2.Hút, vận chuyển và xử lý chất thải lấy từ tàu bay ra .32


TCCS 01 : 2008/CHK3.2.3. Có khả năng phun nước, làm sạch thùng chứa chất thải nhanh và khả năng phụcvụ lại trong thời gian ngắn .3.3. Xe được viết chữ in hoa với cỡ chữ nhỏ nhất là 75 mm :" Phục vụ vệ sinh tàu bay ".4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Xe được lắp các chi tiết chính sau :- Các thùng chứa riêng biệt,- Bơm nước,- Hệ thống điều khiển,các van và đồng hồ đo;- Hệ thống dội nước làm sạch thùng đựng chất thải,- Van xả ;- Sàn công tác (nâng).4.2. Khoảng sáng gầm xe khi đầy tải <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm .4.3. Bán kính vòng quay của xe nhỏ hơn 12,2 mét .4.4. Trừ buồng lái, các phần còn lại của xe <strong>không</strong> được cao hơn 1,6 mét (63 in) khi sàncông tác của xe đã hạ xuống hoàn toàn .4.5. Trừ buồng lái, xe được làm bằng vật liệu chống gỉ hoặc đã được xử lý chống gỉ .4.6. Xe phải bảo đảm các tiêu chuẩn về kích thước khuôn khổ, tải trọng cũng như tốc độchạy trên đường theo Luật giao thông đường bộ <strong>Việt</strong> <strong>Nam</strong>.5.Thùng chứa5.1. Xe phải có tối thiểu hai thùng riêng biệt:-Thùng chứa chất thải;-Thùng nước súc rửa.5.2. Các thùng phải bảo đảm các đặc điểm sau :5.2.1.Dễ làm sạch;5.2.2. Các mối lắp ráp, hàn, tán phải bằng phẳng, nhẵn để tránh sự tích tụ chất bẩn ;5.2.3. Các mép thùng là hình cầu hoặc hình đĩa thích hợp với bán kính tròn ít nhất là 75mm (3 in) ;5.2.4. Đáy thùng phải dốc về chỗ xả ;5.2.5. Trong thùng phải lắp các vách ngăn;5.2.6. Đỉnh thùng phải có lỗ (cửa) với đường kính ít nhất 0,5 mét (20 in) để người có thểvào trong kiểm tra và làm sạch thùng;5.2.7. Phải có lỗ thông hơi theo kiểu chống tràn;5.2.8. Phải có dụng cụ chỉ mức chất lỏng trong thùng thích hợp;5.2.9.Thùng phải được che chắn bởi các tấm bảo vệ làm bằng vật liệu chống gỉ lắp riêngbiệt trên khung xe;5.2.10. Có 2 lối đi phía trên ( theo chiều dọc ).5.3. Thùng thu chất thải cần có các đặc điểm sau :5.3.1.Dung tích thùng ở trong khoảng 1.800 đến 3.500 lít (396-770 imp.gal) ;5.3.2.Đường kính van xả ít nhất là 100 mm (4 in) được lắp đặt ở điểm thấp nhất củathùng, thường là ở phía sau ;5.3.3.Tay điều khiển của van xả được đặt sao cho người vận hành <strong>không</strong> bị bắn chất thảivào khi xả chất thải;5.3.4.Thùng thu chất thải phải có hệ thống dội nước làm sạch .33


TCCS 01 : 2008/CHK5.4. Thùng nước súc rửa cần có những đặc điểm sau :5.4.1.Dung tích thùng phải ở trong khoảng 1.100 đến 1.800 lít (244-396 imp.gal) ;5.4.2.Thùng phải có van xả và miệng nạp .6. Bơm nƣớc6.1. Bơm nước phải nối trực tiếp với đầu ra của thùng nước súc rửa ; bơm nước đượctruyền động trực tiếp hoặc gián tiếp từ động cơ hoặc làm việc nhờ nguồn động lực riêng.6.2. Khi bơm nước được truyền động bằng động lực chính của xe, bơm <strong>không</strong> thể hoạtđộng nếu cần số của xe <strong>không</strong> ở vị trí trung gian hoặc vị trí đỗ.6.3. Lưu lượng của bơm nước <strong>không</strong> nhỏ hơn 60 lít/phút với áp suất <strong>không</strong> nhỏ hơn 2,5kg/cm 2 (Đo <strong>tại</strong> điểm cuối của họng cấp nước) .6.4. Đầu ra của bơm nước chính được nối với van hai ngả : một ngả cho họng cấp nướcrửa cho tàu bay, một ngả khác cho hệ thống làm sạch thùng chất thải .6.5. Van khống chế áp suất nước súc rửa cho tàu bay được lắp gần sàn công tác . Nó cókhả năng điều chỉnh áp suất theo yêu cầu của các loại tàu bay với áp suất điều chỉnh từ1,5 đến 3,5 kg/cm 2 (21 đến 50 psi).6.6. Bảng điều khiển được lắp sao cho có thể vận hành ở dưới đất cũng như trên sàncông tác ở vị trí đã được nâng .6.7. Đồng hồ đo lượng nước súc rửa cấp cho tàu bay được lắp ở sàn công tác phải cónút chỉnh "0" .7. Vòi nƣớc7.1. Vòi nước súc rửa được nối với bơm nước qua van điều chỉnh thích ứng và đáp ứngcác yêu cầu :7.1.1.Vòi phải mềm;7.1.2. Vòi nước súc rửa cần có chiều dài ít nhất là 05 mét (16 ft) và đường kính trong là25 mm (1 in);7.1.3. Đầu cuối vòi cần có đầu nối với tàu bay phù hợp, đúng tiêu chuẩn;7.1.4. Vòi được xếp gọn ở phía sau xe nhờ lô cuộn vòi .7.2.Vòi hút chất thải được nối với đỉnh của thùng chất thải và đáp ứng các yêu cầu:7.2.1. Vòi hút chất thải phải mềm và được làm bằng vật liệu <strong>không</strong> xoắn gấp;7.2.2. Vòi hút chất thải cần có chiều dài ít nhất là 05 mét (197 in) và đường kính trong là100 mm (4 in);7.2.3. Đầu cuối của vòi chất thải có đầu nối với tàu bay theo tiêu chuẩn ISO R47, để chấtthải tự chảy vào thùng chất thải;7.2.4. Trên xe phải có vị trí phù hợp để xếp vòi hút chất thải với đầu nối của nó và ống nốitàu bay riêng biệt.7.3. Vị trí đặt vòi sao cho vòi <strong>không</strong> bị ảnh hưởng hoặc hỏng khi sàn công tác chuyểnđộng .8. Sàn công tác8.1. Sàn công tác có kích thước <strong>không</strong> nhỏ hơn 0,8 x 0,8 mét (31 in x 31 in) được lắp đặtphía sau hoặc phía trước xe .8.2. Tầm cao nâng của sàn công tác ở trong khoảng từ 0,4 m (16 in) đến 3 mét (118 in) sovới mặt đất .34


TCCS 01 : 2008/CHK8.3. Sức nâng của sàn phải lớn hơn 150 kg.8.4. Kết cấu của sàn công tác bằng vật liệu cho phép dễ làm sạch .8.5. Giá kẹp giữ các vòi được lắp trên sàn công tác.Phần 13Xe chở khách trong sân bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1.Phần này quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật cho xe chở khách sân bay.1.2. Các quy định này áp dụng cho xe chở khách để chuyển khách giữa nhà ga hàng<strong>không</strong> và tàu bay.2.Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe chở khách trong sân bay (AHM 950 – IATA)3. Yêu cầu chungXe chở khách trong sân bay phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1,phần 2 và Phần 4 của Tài liệu này.3.Kết cấu và kích thƣớc giới hạn3.1. Xe cần có thể tích và <strong>không</strong> gian phù hợp cho hành khách trên cơ sở 04 ngườiđứng/m 2 . Các ghế ngồi bố trí <strong>không</strong> được ảnh hưởng đến dòng hành khách lên /xuống xe.3.2. Cửa chính của xe phải đủ rộng để phù hợp cho ít nhất 02 hành khách cùng lên/xuốngxe. Trong mọi trường hợp, chiều rộng khi mở của chính <strong>không</strong> được nhỏ hơn 1,1 m (43in).3.3. Số lượng và vị trí cửa chính dựa trên cơ sở bảo đảm hành khách lên/xuống xe nhanhvà an toàn trên cả hai phía sườn xe.35


TCCS 01 : 2008/CHK3.4. Việc mở cửa chính phải bảo đảm <strong>không</strong> gây nguy hiểm cho hành khách và gây cảntrở ít nhất. Tất cả các cửa chính đều được điều khiển đóng mở từ vị trí của lái xe cũngnhư từ vị trí thích ứng của nhân viên có nhiệm vụ ở mặt đất.3.5. Trong trường hợp khẩn cấp phải mở được các cửa chính bằng công tắc bên trong xe.3.6. Bên trong xe được chia làm 2 phần, buồng lái và khoang hành khách. Phần buồng láicó cửa lên xuống riêng và độc lập với khoang hành khách.3.7. Ghế người lái phải được thiết kế phù hợp và phải điều chỉnh được theo chiều dọc vàngang.3.8. Kích thước giới hạn và sức chứa của xe tùy theo điều kiện lưu hành <strong>tại</strong> sân bay màxe hoạt động.4.Tính cơ động4.1. Bán kính vòng quay của xe là nhỏ nhất đáp ứng yêu cầu của sân bay sử dụng xe.4.2. Xe phải có công suất bảo đảm tốc độ tiết kiệm xăng ít nhất là 30 km/h (19 mph).4.3. Xe phải có hệ thống bổ trợ tay lái.4.4. Xe phải có hệ thống giảm xóc thích hợp, thuận tiện cho việc chuyên chở hành kháchở tư thế đứng trong xe.4.5. Hệ thống phanh và tăng tốc của xe cần được tính toán cẩn thận để bảo đảm sự antoàn và êm ái cho hành khách đứng trong xe.5. Thiết kế xe5.1. Sàn xe phải phủ lớp bề mặt chống trượt.5.2. Trong xe phải bảo đảm chiếu sáng đầy đủ, độ rọi phù hợp, tránh sự sao lãng của láixe.5.3.Phải có hệ thống đèn dự phòng.5.4.Số thanh ngang cùng các tay vịn phải được trang bị đầy đủ, phù hợp. Khoảng cáchgiữa các thanh dọc <strong>không</strong> được nhỏ hơn 1,5 m (59 in); chiều cao của các thanh ngangcần ở trong khoảng 1,9 đến 2 m (75-79 in).5.5.Chiều cao của lối vào các cửa xe <strong>không</strong> cao quá 0,3 mét so với mặt đất.5.6. Chiều cao trần khoang hành khách <strong>không</strong> được nhỏ hơn 2,3 m (90 in).5.7. Chiều cao của cửa chính khoang hành khách <strong>không</strong> được nhỏ hơn 2 m (79 in).5.8. Xe phải có hệ thống quạt làm mát , thông gió .6.Hệ thống điều khiển6.1. Xe phải có hệ thống điều khiển tự động bảo đảm tiêu chuẩn.6.2.Phải có đèn báo cửa chính của xe mở.6.3.Phải có hệ thống bảo vệ xe khi xe đang chạy mà cửa chính của xe mở. Nhưng cũngphải có bộ điều khiển quyết định xe vẫn chạy khi có cửa chính của xe mở trong trườnghợp xe hỏng.36


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 14Xe điều hòa <strong>không</strong> khí1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định những yêu cầu kỹ thuật đối với xe điều hòa <strong>không</strong> khí.1.2. Các quy định này áp dụng cho xe điều hòa <strong>không</strong> khí có khả năng tự hành hoặc<strong>không</strong> tự hành phục vụ các tàu bay thương mại.2.Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe điều hòa <strong>không</strong> khí (AHM 974 – IATA).3.Yêu cầu chung3.1. Xe điều hòa <strong>không</strong> khí phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1,Phần 2 , Phần 3 và Phần 4 của tài liệu này.3.2.Chất làm lạnh <strong>không</strong> có tác dụng xấu đối với môi trường.4.Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Xe có thể tự hành hoặc <strong>không</strong> tự hành (được xe khác kéo đi để phục vụ tàu bay).4.2. Xe gồm có : nguồn động lực, máy nén, hệ thống ngưng, bộ hoá hơi, các van dãn nởnhiệt, ống thổi khí, vòi xả, bộ phân phối khí, đầu nối, van lật, các van điều khiển, các vannạp khí và các phần phụ khác .4.3. Xe được thiết kế sao cho có thể điều khiển thống nhất thành một khối bảo đảm mộtngười có thể vận hành phục vụ tốt cho tàu bay.5. Tính cơ động37


TCCS 01 : 2008/CHK5.1. Xe có thể được kéo đi hoặc tự di chuyển đạt tốc độ 25 km/giờ.5.2. Bán kính quay vòng phải giữ ở mức nhỏ nhất.5.3. Cần kéo có thể nâng được bằng tay, tự khóa và làm phanh tay hoạt động khi trạm ởvị trí đỗ. Cần kéo cũng có thể làm phanh tay hoạt động khi nó ở vị trí hạ xuống hoàn toàn.6. Nguồn động lực6.1. Nguồn động lực truyền động cho máy nén phải có công suất thoả mãn tất cả các yêucầu công suất cho máy nén, quạt hệ thống ngưng và thổi khí. Nó cũng phải thoã mãn cácyêu cầu về quá tải .6.2. Xe có khả năng làm việc liên tục ít nhất là 08 giờ với công suất đầu ra lớn nhất.7. Thiết kế và sử dụng7.1. Khả năng làm lạnh7.1.1. Hệ thống làm lạnh có khả năng cung cấp khí có nhiệt độ trong khoảng 1 0 C đến 10 0C (đo ở đầu nối với tàu bay) tùy thuộc vào điều kiện môi trường.7.1.2. Hệ thống làm lạnh phải có khả năng ít nhất là làm giảm nhiệt độ của tàu bay từ 38 0C (100 0 F) xuống khoảng 22 0 C (72 0 F) và 24 0 C (75 0 F) trong khoảng thời gian lớn nhấtlà 72 phút kể từ lúc bắt đầu cấp khí và duy trì <strong>không</strong> đổi khoảng nhiệt độ này trong tàubay.7.1.3. Thiết bị có thể phục vụ tàu bay theo chế độ quạt thông thoáng .7.2. Hệ thống thiết bị làm lạnh7.2.1. Hệ thống thiết bị làm lạnh cần phải có những đặc điểm sau :7.2.1.1. Thiết kế gọn,7.2.1.2. Chống chấn động, rung lắc,7.2.1.3. Van nạp phải phù hợp với chất lỏng làm lạnh,7.2.1.4. Các van đề phòng chất làm lạnh chảy vào bộ hoá hơi trong quá trình bơm dồn gavà sự chảy ngược khi bắt đầu khởi động máy ,7.2.1.5. Các van điều khiển áp suất để phòng ngừa sự đóng băng của chất làm lạnh trongmáy nén lúc khởi động,7.2.1.6. Bộ hút ẩm,7.2.1.7. Bộ tản nhiệt cho ga lỏng,7.2.1.8. Bộ điều khiển nhiệt kiểm tra tự động nhiệt độ được chọn của khí cấp,7.2.1.9. Cơ cấu bảo vệ chống quá tải cho hệ thống chất lỏng,7.2.1.10. Van xả bọt khí thích hợp.7.3. Máy nén7.3.1. Máy nén cần phải có những đặc điểm sau :7.3.1.1. Có thể điều chỉnh năng suất bơm theo chế độ tải,7.3.1.2. Lưu lượng và áp suất của môi chất làm lạnh do máy nén tạo ra phải phù hợp vớicông suất của hệ thống và quá trình làm việc liên tục ,7.4. Giàn ngưng7.4.1. Giàn ngưng cần phải có những đặc điểm sau :7.4.1.1. Công suất ngưng tụ phù hợp với yêu cầu của cả hệ thống ,7.4.1.2. Gió là chất trao đổi nhiệt cho giàn ngưng ,38


TCCS 01 : 2008/CHK7.4.1.3. Quạt gió làm <strong>không</strong> khí chuyển động trên toàn bộ các ống xoắn hệ thống ngưng,7.4.1.4. Hộp quạt lùa để đựợc dòng <strong>không</strong> khí làm mát tối ưu,7.5. Giàn bay hơi7.5.1. Giàn bay hơi cần có những đặc điểm sau :7.5.1.1. Đáp ứng được yêu cầu về tải trọng lớn nhất,7.5.1.2.Được cách ly nhờ có chất bảo ôn phù hợp.7.6. Hệ thống quạt gió7.6.1. Hệ thống quạt gió có những đặc điểm sau :7.6.1.1. Lọc gió được thiết kế sao cho gió dễ đi qua và phòng ngừa được bụi bẩn, vật thểlạ chui vào hệ thống của tàu bay.7.6.1.2. Có khả năng chịu đựng va đập, rung lắc khi nguồn động lực hỏng đột ngột .7.6.2. Đặc tính của quạt gió:7.6.2.1. Các tham số của dòng khí cấp vào tàu bay thay đổi từ dạng này sang dạng khác.Mỗi dòng khí được đặc trưng bởi cặp tham số áp suất và lưu lượng khí, các tham số nàyđạt được nhờ hình dạng cánh quạt và tốc độ vòng quay.7.6.2.2. Quạt tốt nhất được lựa chọn dựa vào đường cong đặc tính của quạt .7.6.2.3. Đặc tính của quạt gió cũng như điều kiện phục vụ tối ưu được quan tâm cho tấtcả các loại tàu bay.7.7. Thiết bị nối giữa thiết bị điều hòa và tàu bay7.7.1. Thiết bị nối giữa thiết bị điều hòa và tàu bay có những đặc điểm sau :7.7.1.1. Vòi cấp khí phải có dung tích phù hợp và có chiều dài ít nhất là 10 mét (30 ft) . Vòinày được cố định vào đầu ra của thiết bị hoá hơi và phải bảo đảm độ kín <strong>không</strong> để khílạnh rò rỉ ra ngoài .7.7.1.2. Đầu nối /tháo nhanh tiêu chuẩn được lắp ở đầu cuối của vòi cấp khí.7.7.1.3. Vòi phải chịu được điều kiện môi trường và phù hợp cho một người có thể xếpđặt nó .7.7.1.4. Có van lật để đóng dòng khí cấp an toàn khi tháo đầu cấp khí trong điều kiện áplực và lưu lượng khí cực đại.7.7.1.5. Ống cấp khí phải được bảo vệ khỏi sự mài mòn do sự kéo lê ống.8. Hệ thống bảo vệ8.1. Hệ thống bảo vệ cần phải có :8.1.1. Bộ phận bảo vệ máy nén khỏi sự tạo áp suất <strong>không</strong> bình thường và hoạt động thiếubôi trơn ;8.1.2. Công tắc cảm biến áp suất cao / thấp cho môi chất làm lạnh ;8.1.3. Cơ cấu điều khiển khớp nối với động cơ;8.1.4. Thiết bị ngắt nguồn khẩn cấp.9. Hệ thống điều khiển9.1. Các thiết bị và đồng hồ của hệ thống điều khiển cần phù hợp và được phân chia rõràng giữa việc điều khiển khối nguồn và hệ thống làm lạnh .9.2. Bảng điều khiển bao gồm :- Đồng hồ đo nhiệt độ khí cấp ;- Bộ kiểm tra hệ thống cấp khí ;39


TCCS 01 : 2008/CHK- Đèn xanh báo quá trình đang làm lạnh " ON " ;- Đèn đỏ báo lỗi ( sự cố ) của thiết bị ;- Hệ thống khởi động/tắt động cơ với công tắc cô lập chức năng bảo vệ động cơ ởthời điểm khởi động;- Công tắc ( bật/ngắt ) làm lạnh;- Đồng hồ thời gian làm việc ;- Đồng hồ báo nhiên liệu ;- Đèn chiếu sáng bảng điều khiển .Phần 15Xe nâng hàng phục vụbuồng hàng cao (main deck) của tàu bay1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu đặc tính kỹ thuật đối với xe nâng hàng phục vụ buồnghàng cao (Main deck) của tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng cho xe nâng hàng sử dụng buồng hàng chính ( Main deck)tàu bay, có khả năng nâng và chuyển ở tầm cao các mâm thùng hàng chuyên dùng <strong>Hàng</strong><strong>không</strong> (viết tắt là ULD) có tiêu chuẩn kích thước và trọng lượng đã trình bày ở Phần AHM909 - IATA với sức chứa lớn nhất là 13608 kg (30000 lb) .2. Tài liệu viện dẫn2.1.Tóm tắt về sức chứa và kích thước của các ULD (AHM 909 - IATA);2.2. Đặc tính kỹ thuật của xe nâng hàng phục vụ buồng hàng cao của tàu bay (AHM 932 –IATA);3. Yêu cầu chung3.2. Xe nâng hàng phục vụ buồng hàng cao của tàu bay phải đáp ứng các yêu cầu có liênquan đến các quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và giới hạn kích thƣớc4.1. Xe được lắp đặt trên khung sườn thích hợp có 02 sàn:- Sàn trên chuyển động trong phạm vi 1,88 m (74 in) đến 5,60 m (221 in) khi tiếp cận vớicửa buồng hàng tàu bay và giữ ở vị trí này trong thời gian chất hàng và dỡ hàng;- Sàn dưới chuyển động trong phạm vi từ 0,48 m(19 in) đến 5,60 m (221 in).4.2. Chiều cao tối đa khi xe ở trạng thái chuyển động <strong>không</strong> được vượt quá 4 m.4.3. Chiều dài và chiều rộng của xe bảo đảm thu gọn phù hợp.4.4. Cả hai sàn đều phải có khả năng chứa và vận chuyển đồng thời ULD có trọng lượnglớn nhất40


TCCS 01 : 2008/CHK4.5. Các sàn phải bảo đảm an toàn khi làm bảo dưỡng xe.5. Thiết kế sàn, các thanh dẫn và chốt sàn5.1. Kích thước giới hạn của sàn trên phải bảo đảm để điều khiển theo chiều dọc mộtULD.5.2. Kích thước giới hạn của sàn dưới phải bảo đảm để điều khiển theo chiều dọc haiULD.5.3. Chiều rộng của hai sàn phải bảo đảm ULD với chiều rộng là 3175 mm (125 in) đi quasàn.5.4. Bề mặt băng tải của hai sàn phải bảo đảm cho ULD chuyển động theo chiều dọc vàchiều ngang.5.5. Xe phải được thiết kế để có khả năng vào, ra hàng ở cả hai hướng dọc và ngang.5.6. Hệ thống đẩy tải phải có tốc độ định mức là 18 mét/phút (60 ft/phút).5.7. Sàn trên có cấu trúc sao cho <strong>không</strong> ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa buồng hàngtàu bay. Tất cả các bộ phận có thể tiếp xúc với tàu bay phải được bọc bằng một lớp đệmbảo vệ như là đệm cao su .5.8.Thanh dẫn phải được bố trí ở cả hai bên, suốt chiều dài của cả hai sàn, được điềuchỉnh phù hợp với các kích thước của các ULD sau <strong>đây</strong>:2438 mm (96 in);3175 mm (125 in);Đầu thanh dẫn ở sàn trên phải điều chỉnh xê dịch được ULD sao cho vừa cửa buồnghàng.Hai bên sàn dưới phải có khoảng trống trong khoảng 3175 mm (125 in) để đưa hàng vàotheo chiều ngang, ở khoảng này phải có các thanh dẫn dạng chốt, tự động duỗi khi sànlên quá 610 mm (24 in).5.9. Chốt hàng phải được điều khiển tự động và thoã mãn các yêu cầu:- Chốt sàn trên lắp phía sau, tự chốt khi sàn sau đi xuống, tự thu khi sàn dưới đilên bằng sàn trên.- Chốt sàn dưới lắp ở cả hai phía ( trước và sau ). Chốt sau tự thu khi sàn xuốnghết, tự chốt khi sàn đi lên. Chốt trước tự thu khi sàn dưới lên bằng sàn trên, tự duỗi khisàn dưới đi xuống.5.10. Tất cả các chốt phải có chiều cao nhỏ nhất là 54 mm (2,12 in).5.11. <strong>Hàng</strong> rào an toàn phải được lắp ở cả hai bên sàn trên và có chiều cao nhỏ nhất 900mm (36 in). <strong>Hàng</strong> rào này có thể thu vào đảm bảo khoảng hở giữa xe và tàu bay.6.Sàn chuyển động và chất hàng6.1. Có thể điều chỉnh các ULD theo chiều ngang và chiều dọc ở sàn trên.6.2. Người điều khiển phải có khả năng:6.2.1. Đóng, mở cửa buồng hàng tàu bay từ sàn trên xe nâng hàng;6.2.2. Vận hành chuyển hàng vào buồng hàng tàu bay bảo đảm an toàn chính xác.6.3. Chu kỳ lên xuống sàn dưới phải thực hiện được trong khoảng thời gian <strong>không</strong> vượtquá 60 giây.6.4. Xe phải có thang để lên xuống được sàn trên trong mọi trạng thái của sàn.6.5. Không được điều chỉnh độ cao của cả hai sàn khi các ULD còn ở giữa hai sàn.7. Chuyển động và độ ổn định7.1. Khi <strong>không</strong> tải và sàn trước hạ hết xe có thể chạy với tốc độ tối đa <strong>không</strong> nhỏ hơn 11km/giờ trong khoảng cách ít nhất là 3 km ( 2 miles).41


TCCS 01 : 2008/CHK7.2.Cơ cấu lái thuỷ lực hoàn toàn.7.3. Xe có sức leo dốc ở trạng thái khởi hành là 3 0 (5%).7.4.Bán kính quay vòng ( theo mép ngoài ) của xe cần phải nhỏ để thuận tiện khi tiếp cậntàu bay, vào vị trí nâng hàng.7.5. Phải có chân chống thuỷ lực bảo đảm sự ổn định khi xe ở trạng thái <strong>không</strong> chuyểnđộng.7.6.Không điều khiển được sàn và thùng xe khi chân chống chưa thả hết.7.7. Phải có hệ thống khẩn cấp để có thể dễ dàng thực hiện các chức năng như hạ sàn,nhả phanh, thu chân chống trong trường hợp chết máy hoặc hỏng bơm chính.8. Hệ thống điều khiển8.1.Các chức năng điều khiển di động, điều khiển tiếp cận buồng hàng tàu bay phải đặt ởbuồng lái.8.2.Bộ phận điều khiển dừng khẩn cấp phải được đặt ở vị trí buồng lái, buồng điều khiểnvà ở mặt đất.Phần 16Xe nâng hàng phục vụbuồng hàng thấp (lower deck) của tàu bay1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu đặc tính kỹ thuật đối với xe nâng hàng sử dụngbuồng hàng thấp ( Lower deck) tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng cho xe nâng hàng sử dụng buồng hàng thấp ( Lower deck)tàu bay, có khả năng nâng và chuyển các mâm thùng hàng chuyên dùng <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>(viết tắt là ULD). Các ULD có tiêu chuẩn kích thước và trọng lượng đã trình bày ở phầnAHM 909 – IATA với sức chứa lớn nhất là 6804 kg (15000 lb) .2. Tài liệu viện dẫn2.1.Tóm tắt về sức chứa và kích thước của các ULD (AHM 909 - IATA).2.2.Đặc tính kỹ thuật của xe nâng hàng phục vụ buồng hàng thấp của tàu bay (AHM 931 –IATA);3. Yêu cầu chungXe nâng hàng phục vụ buồng hàng thấp của tàu bay phải đáp ứng các yêu cầu có liênquan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và giới hạn kích thƣớc4.1. Xe được lắp trên khung sườn phù hợp gồm có 02 sàn:- Sàn trên tiếp cận với buồng hàng tàu bay có tầm nâng trong phạm vi từ 1,88 (74in) đến 3,55 mét 140 in).- Sàn dưới có tầm nâng trong phạm vi từ 0,48 mét (19 in) đến 3,55 mét (140 in).4.2. Chiều cao tối đa khi xe ở trạng thái chuyển động <strong>không</strong> được vượt quá 3,5 mét.4.3. Chiều dài và chiều rộng xe bảo đảm nhỏ nhất có thể.4.4. Cả hai sàn phải chứa và vận chuyển được những ULD lớn nhất cùng một lúc.4.5. Phải bảo đảm an toàn khi xe đang bảo dưỡng, sửa chữa.5. Thiết kế sàn, các thanh dẫn và chốt sàn5.1. Kích thước giới hạn của sàn trên phải bảo đảm để điều khiển theo chiều dọc mộtULD .42


TCCS 01 : 2008/CHK5.2. Kích thước giới hạn của sàn dưới phải bảo đảm để điều khiển theo chiều dọc mộtULD.5.3. Chiều rộng của hai sàn phải bảo đảm ULD với chiều rộng là 2438 mm (96 in) đi quatheo chiều ngang.5.4. Phía trước, mép cuối của sàn trên phải có cấu trúc sàn phụ để có thể chuyển ULDvới chiều rộng 1780 mm (70 in) đến cửa buồng hàng tàu bay.5.5. Bề mặt băng tải của hai sàn phải bảo đảm cho ULD chuyển động theo chiều dọc vàchiều ngang.5.6. Xe phải được thiết kế để có khả năng ra, vào hàng ở sàn dưới theo cả hai hướngdọc và ngang.5.7. Hệ thống đẩy băng tải phải có tốc độ định mức là 18 mét/phút (60 ft/phút).5.8. Sàn trên phải được thiết kế sao cho <strong>không</strong> ảnh hưởng đến việc mở, đóng cửa buồnghàng tàu bay. Tất cả các bộ phận có thể tiếp xúc với tàu bay phải được bọc lớp đệmchống va chạm bảo vệ tàu bay bằng cao su.5.9. Các thanh dẫn ở sàn trên và sàn dưới bảo đảm chất hàng và dỡ các ULD có chiềurộng là:1534 mm (60,4 in);2235 mm (88 in);2438 mm (96 in);Đầu thanh dẫn ở sàn trên phải điều chỉnh xê dịch được ULD sao cho vừa cửa buồnghàng tàu bay.Hai bên sàn dưới phải có khoảng trống trong khoảng 2438 mm (96 in) để đưa hàng vàotheo chiều ngang, ở khoảng này phải có các thanh dẫn dạng chốt, tự động duỗi khi sànlên quá 559 mm (22 in).5.10. Các chốt tự động phải bảo đảm:- Chốt sàn trên lắp phía sau tự chốt khi sàn sau đi xuống, tự thu khi sàn dưới đilên bằng sàn trên.- Chốt sàn dưới lắp ở cả hai phía (trước và sau). Chốt sau tự thu khi sàn xuốnghết, tự chốt khi sàn đi lên. Chốt trước tự thu khi sàn lên bằng sàn trên, tự duỗi khi sàndưới đi xuống.5.11. Tất cả các chốt phải có chiều cao nhỏ nhất là 54 mm (2,12 in).5.12. <strong>Hàng</strong> rào an toàn phải được lắp ở cả hai bên sàn trên và có chiều cao nhỏ nhất 900mm (36 in). <strong>Hàng</strong> rào này có thể thu vào để đảm bảo khoảng hở giữa xe và tàu bay.6.Sàn chuyển động và chất hàng6.1. Có thể điều chỉnh các ULD theo chiều ngang và chiều dọc ở sàn trên.6.2. Người điều khiển phải có khả năng:6.2.1. Đóng, mở cửa buồng hàng tàu bay từ sàn trên xe nâng hàng;6.2.2. Vận hành chuyển hàng vào buồng hàng tàu bay bảo đảm an toàn chính xác.6.3. Chu kỳ lên xuống sàn dưới phải thực hiện được trong khoảng thời gian <strong>không</strong> vượtquá 35 giây.6.4. Xe phải có thang để lên xuống được sàn trên trong mọi trạng thái của sàn.6.5. Không được điều chỉnh độ cao của cả hai sàn khi các ULD còn ở giữa hai sàn.7. Chuyển động và độ ổn định7.1. Khi <strong>không</strong> tải xe có thể chạy với tốc độ tối đa <strong>không</strong> nhỏ hơn 11 km/giờ trong ít nhấtlà 3 km (2 miles).43


TCCS 01 : 2008/CHK7.2. Phải có hệ thống bổ trợ lái (<strong>không</strong> áp dụng cho xe nâng có hệ thống lái thủy lực). Khixe được kéo đi thì hệ thống bổ trợ lái <strong>không</strong> làm việc nhưng vẫn phải bảo đảm lái đượcxe.7.3. Xe có sức leo dốc ở trạng thái khởi hành là 3 0 (5%).7.4. Bán kính quay vòng của xe (tính theo mép ngoài) <strong>không</strong> lớn hơn 12,2 m (40 ft)7.5. Phải có chân chống thuỷ lực bảo đảm sự ổn định khi xe ở trạng thái <strong>không</strong> chuyểnđộng.7.6.Không điều khiển được sàn và thùng xe khi chân chống chưa thả hết.7.7. Phải có hệ thống khẩn cấp để có thể dễ dàng thực hiện các chức năng như hạ sàn,nhả phanh, thu chân chống khi chết máy hoặc hỏng bơm.8. Hệ thống điều khiển8.1.Các chức năng điều khiển di động, điều khiển tiếp cận buồng hàng tàu bay phải đặt ởvị trí buồng lái.8.2.Các chức năng điều khiển hai sàn và thực hiện chất hàng, dỡ hàng phải đặt ở vị tríbuồng điều khiển, bên phải, phía trước.8.3.Bộ phận điều khiển dừng khẩn cấp phải được đặt ở vị trí buồng lái, buồng điều khiểnvà ở mặt đất.44


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 17Xe băng chuyền1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định những yêu cầu kỹ thuật đối với xe băng chuyền tự hành đượcthiết kế để chất/dỡ hàng hóa, hành lý hoặc bưu kiện ở dạng rời lên/xuống khoang hàngthấp của tàu bay .1.2. Các quy định này áp dụng cho xe băng chuyền tự hành được thiết kế để chất/dỡhàng hóa, hành lý hoặc bưu kiện ở dạng rời lên/xuống khoang hàng thấp của tàu bay vớichiều cao ngưỡng cửa theo quy định của chương AHM 904 - IATA -Các cửa, điểm phụcvụ và các hệ thống của tàu bay cần sự phục vụ của các phương tiện khu bay.2. Tài liệu viện dẫn2.1.Các cửa, điểm phục vụ và các hệ thống của tàu bay cần sự phục vụ của các phươngtiện khu bay (AHM 904 - IATA);2.2.Đặc tính kỹ thuật của xe băng chuyền (AHM 924 – IATA);3. Yêu cầu chungXe băng chuyền phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2,Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Xe phải có một dầm dọc cho giàn băng tải và một vị trí cho người lái xe.4.2. Cơ cấu điều khiển nâng/ hạ hai đầu giàn băng tải độc lập và <strong>không</strong> phụ thuộc nhau.4.3. Chiều rộng giới hạn của xe phải giữ ở mức nhỏ nhất.5. Thiết kế khung sàn băng chuyền5.1. Chỗ tiếp cận với của tàu bay5.1.1. Thiết kế phải bảo đảm cho người vận hành tiến sát tới cửa buồng hàng, mở/đóngcửa, lên/ra khỏi buồng hàng một cách an toàn. Vì vậy phải đáp ứng những yêu cầu sau:5.1.1.1. Phải có các tay vịn suốt dọc mặt sàn băng chuyền. Các tay vịn có thể gập hoặcthu lại bên dưới mặt băng chuyền. Tay vịn phải ngắn hơn sàn băng chuyền ít nhất là 0,5m (20 in) ở phía tàu bay và 1,5 m (60 in) về phía đuôi của sàn băng chuyền.5.1.1.2. Bề mặt băng chuyền phải <strong>không</strong> trơn trượt dưới mọi điều kiện thời tiết để bảođảm an toàn cho người.45


TCCS 01 : 2008/CHK5.1.1.3. Góc nghiêng lớn nhất của sàn trong vận hành khai thác là 24 0 (45%).5.1.2. Mũi sàn băng chuyền, chỗ tiếp xúc với tàu bay phải có cái bảo vệ (chống va).5.2. Băng chuyền5.2.1. Chiều rộng nhỏ nhất là 0,6 m (24 in), <strong>không</strong> được có phần trồi ra ở bề mặt băngchuyền.5.2.2. Băng chuyền phải bảo đảm thoát nước.5.2.3. Độ ma sát của băng chuyền phải bảo đảm cho hàng hóa (tải) <strong>không</strong> bị trượt hoặctụt <strong>tại</strong> góc nghiêng lớn nhất, kể cả khi bắt đầu hoạt động.5.2.4. Băng chuyền phải có đủ các con lăn và các chi tiết khác, bảo đảm an toàn chongười vận hành cũng như hàng hóa.5.2.5. Hệ thống truyền động băng chuyền <strong>không</strong> được trượt dưới tải trọng lớn nhất, dướimọi điều kiện thời tiết.5.2.6. Độ căng của băng chuyền phải tự điều chỉnh và có thể điều chỉnh bằng tay mộtcách dễ dàng.5.3. Giới hạn tải trọng5.3.1. Tải trọng phân bố đều nhỏ nhất là 135 kg trên một mét dài băng chuyền.5.3.2. Tải trọng một chiều nhỏ nhất là 400 kg cho một diện tích đáy là 0.6 m x 0.8 m.5.3.3. Tải trọng một chiều được thừa nhận <strong>tại</strong> bất cứ một điểm nào của băng chuyền.5.3.4. Tốc độ băng chuyềnTốc độ băng chuyền được điều chỉnh trong khoảng 10 m/phút (33ft/min) đến 48m/phút(158 ft/min).5.5. Các thanh chắn5.5.1. Phải có các thanh chắn ở cả hai bên theo dọc theo chiều dài băng chuyền. Cácthanh chắn phải thu gọn bên dưới bề mặt băng chuyền. Bề mặt bên trong của các thanhchắn phải phẳng.5.5.2. Khoảng cách giữa các thanh chắn ít nhất là 0.8 m (32 in).5.5.3. Các thanh chắn phải cao hơn mặt băng chuyền ít nhất là 100 mm (4 in).5.5.4. <strong>Hàng</strong> rào chắn phải ngắn hơn sàn băng chuyền ít nhất là 0,5 m (20 in) ở phía tàubay và 1,5 m (60 in) về phía đuôi sàn (chỉ áp dụng cho xe băng chuyền <strong>không</strong> có máiche).5.6. Bảo vệ người vận hành5.6.1. Thiết kế băng chuyền phải bảo đảm an toàn cho người vận hành khi băng chuyềnchuyển động cũng như khi nâng , hạ sàn.5.6.2. Cơ cấu nâng phải bảo đảm an toàn khi hệ thống nâng hỏng.5.6.3. Phải có bộ phận bảo vệ để tranh việc hàng rơi hoặc đổ vào người điều khiển băngchuyền.5.7. Bảo vệ hàng hóaCác đầu cuối của băng chuyền phải được thiết kế sao cho hàng hóa <strong>không</strong> bị hỏng khi xevận hành.6. Hoạt động và sự ổn định6.1. Vận tốc nâng, hạ sàn phải bảo đảm sao cho nâng hạ hết tầm cao chỉ thực hiện tối đatrong 30 giây.46


TCCS 01 : 2008/CHK6.2. Phải có cơ cấu an toàn bảo đảm cho băng chuyền và xe <strong>không</strong> cùng một lúc ở trạngthái chuyển động.6.3. Xe có khả năng chạy với tốc độ đến 40 km/giờ.6.4. Bán kính vòng quay phải giữ ở giá trị nhỏ nhất.7. Hệ thống điều khiển7.1. Hệ thống điều khiển phải được bảo vệ phòng ngừa tai nạn hoặc hỏng hóc khi cóhành lý rơi từ băng chuyền xuống.7.2. Sự chuyển động lên xuống của hai đầu của sàn băng chuyền chỉ được điều khiển ởmột vị trí của lái xe.7.3. Cơ cấu điều khiển băng chuyền phải được lắp ở cả hai vị trí mũi và đuôi sàn, cùngphía với buồng lái .Phần 18Xe trung chuyển pallet/ container1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu tính năng kỹ thuật đối với xe trung chuyểnpallet/container.1.2. Các quy định này áp dụng đối với xe trung chuyển các ULD (xe tự di chuyển). Xe cókhả năng vận chuyển và trung chuyển các pallet và container theo chiều dọc có tiêuchuẩn các kích thước cơ bản và trọng lượng như đã nêu <strong>tại</strong> chương AHM 909 –IATA -Tóm tắt về các kích thước và sức chứa của các ULD .2. Tài liệu viện dẫn2.1. Tóm tắt về các kích thước và sức chứa của các ULD <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> (AHM 909-IATA).2.2. Đặc tính kỹ thuật của xe trung chuyển (AHM 924 – IATA);3. Yêu cầu chungXe trung chuyển phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2,Phần 3 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Xe phải có bề mặt chuyển tải có khả năng tiếp nhận các ULD theo chiều dọc như đãnêu ở điểm 2.1.4.2. Xe trung chuyển cho phép ULD chuyển qua để lên thiết bị chuyên chở khác . Ghếngồi của người vận hành được đặt ở mép của xe . Chuyển động cơ bản trên xe là nhờtruyền động thuỷ lực và truyền động điện được đặt phía sau vị trí của người vận hành và<strong>không</strong> được cản trở chuyển dịch của các ULD trên sàn. buồng lái <strong>không</strong> được chìa rakhỏi mép trước của xe .4.3.Các kích thước khuôn khổ cần giữ là nhỏ nhất.5. Thiết kế sàn, thanh dẫn hƣớng và chốt dừng5.1. Chiều dài của sàn phải đủ để tiếp nhận các loại ULD có kích thước tới 3,175 m X2,438 m với bất kỳ hình dạng nào theo chiều dọc.5.2. Chiều rộng của sàn phải đủ để tiếp nhận các loại ULD có kích thước tới 3,175 m X2,438 m với bất kỳ hình dạng nào theo chiều ngang.5.3. Sàn được lắp đặt các con lăn hoặc các chi tiết tương đương khác.5.4. Chiều cao bình thường của sàn (đỉnh của bề mặt chuyển tải) là 508 mm (20 in) dướitải trọng thiết kế.47


TCCS 01 : 2008/CHK5.5. Mép trước bề mặt chuyển tải có khả năng điều chỉnh cho phép xếp thẳng hàng cácdolly, các ULD và các container/pallet hàng hóa.5.6. Sàn xe cho phép chất hàng và dỡ hàng. Khối hàng dịch chuyển theo chiều tiến và lùicủa sàn.5.7. Các khối hàng có thể dịch chuyển hoặc dừng trên sàn nhờ hệ thống truyền động củacác thiết bị.5.8. Trong trường hợp hệ thống truyền động hỏng có thể dịch chuyển các khối hàng bằngtay.5.9. Tốc độ dịch chuyển của mặt chuyển tải là 18 mét/phút (60 ft/min ).5.10. Có thể điều khiển chuyển động của từng khối hàng độc lập khi nó đang cùng dịchchuyển trên sàn với khối hàng khác.5.11. Các thanh dẫn hướng cố định cho các khối hàng chiều rộng là 2.438 mm (96 in)được lắp đặt. Các thanh dẫn hình phễu được lắp cả hai bên.5.12. Chốt dừng ở cuối và trước sàn được lắp dùng cho các ULD dài 3.175 mm (125 in).Chốt dừng có chiều cao là 75 mm (3 in). Chốt dừng này để giữ ULD ở đúng vị trí khi hàngđi quá tầm trong quá trình chất tải. Chốt dừng thích hợp sẽ tự động thấp hơn khi mặtchuyển tải được chọn cho mục đích dỡ tải.6. Tính di động6.1. Xe có khả năng chạy với tốc độ đến 32 km/h (20 mph) khi đã chất tải trong trườnghợp xe tiến hoặc lùi.6.2. Bán kính vòng quay của xe phải nhỏ hơn 8 mét .48


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 19Xe đầu kéo1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụngPhần này quy định những yêu cầu đặc tính kỹ thuật đối với đầu kéo có khả năngkéo/dừng phương tiện khu bay với tổng trọng lượng lớn nhất là 10.000 kg (22,046 lb).2. Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe đầu kéo (AHM 968 – IATA).3.Yêu cầu chungXe đầu kéo phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2, Phần 4và Phần 5 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1.Trên khung xe thích ứng, xe phải có buồng lái, móc kéo ở phía sau.4.2. Kích thước giới hạn của xe giữ ở mức nhỏ nhất.4.3. Điểm thấp nhất của kết cấu xe <strong>không</strong> được thấp hơn 150 mm (6 in) so với mặt đất.5. Móc kéo4.1. Móc kéo được thiết kế theo yêu cầu ở Phần 5 của Tài liệu này.4.2. Móc kéo phía sau phải nhìn thấy được từ vị trí người lái.4.3. Vị trí lắp và thiết kế móc kéo còn phải phù hợp với thiết kế của thanh kéo dùng chocác xe được kéo. Không được để xảy ra sự <strong>không</strong> tương thích giữa xe kéo và xe đượckéo.6. Tính cơ động và độ ổn định5.1. Xe kéo có thể chạy với tốc độ 10 km/h (6.5 mph) khi kéo đoàn đo ly (hoặc thiết bịkhác) có trọng tải 10 tấn 22.046 lb) và với tốc độ 15 km/h (9.5 mph) khi trọng tải là 6 tấn(13.000 lb) trong điều kiện đường bình thường .5.2. Tốc độ lớn nhất khi <strong>không</strong> kéo tải của xe là <strong>không</strong> nhỏ hơn 25 km/h (16 mph).5.3. Xe kéo có khả năng bắt đầu chuyển động ở độ dốc là 5 0 (8.7%) và kéo đoàn dollyhoặc thiết bị khác với tải trọng là 10 tấn (22, 046 lb).5.4. Bán kính quay của xe giữ ở mức nhỏ nhất có thể.49


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 20Xe xúc nâng1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụngPhần này quy định các yêu cầu đối với xe xúc nâng dạng cái dĩa dùng để xúc nângcác ULD tàu bay.2. Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của xe xúc nâng kéo (AHM 912 – IATA).3. Yêu cầu chung3.1. Xe đầu kéo phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần 1, Phần 2 vàPhần 4 của Tài liệu này.3.2.Khi vận hành xe phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xúc nâng hàng hóa.3.3. Xe xúc nâng dạng cái dĩa phải phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các ULD hoá<strong>Hàng</strong> <strong>không</strong> như sau ( kích thước lớn nhất của các loại khối hàng hoá) :1194 mm (47 in)1534 mm (60,4 in)1562 mm (61,5 in)2235 mm (88 in)2438 mm (96 in)3175 mm (125 in)4978 mm (196 in)6058 mm (238,5 in).3.4. Xe xúc nâng phải chứa toàn bộ kết cấu của khối hàng mà nó xúc nâng bằng cáccạnh dĩa của xe.3.5. Mỗi nhánh của dĩa xúc của xe phải có độ bền để nâng được trọng lượng tươngđương với 0,625 tổng trọng lượng của khối hàng lớn nhất mà xe có thể nâng được mà<strong>không</strong> bị biến dạng .4. Kích thƣớc và vị trí của các nhánh của dĩa xúc hàngXe xúc nâng phải thõa mãn các yêu cầu về kích thước liên quan đến độ dài của các ULDhóa <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>. Các ví dụ về kích thước và vị trí của các nhánh của dĩa xúc hàng đượcnêu ở Phụ lục Đ.50


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 21Xe cấp điện cho tàu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xecấp điện cho tàu bay.1.2. Các quy định này bảo đảm tính tương thích giữa hệ thống điện của tàu bay vớinguồn điện của xe cấp điện.1.3. Các quy định này áp dụng đối với các xe cấp điện cho tàu bay tự di chuyển được (tựhành) hoặc <strong>không</strong> tự hành. Các xe cấp điện cho tàu bay cố định <strong>tại</strong> các cầu hành khách;hang ga bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay <strong>không</strong> thuộc Phạm vi điều chỉnh và đối tượng ápdụng của tiêu chuẩn này.2.Tài liệu viện dẫn2.1. ISO 6858:1982 (E) – Xe cấp điện cho tàu bay - Yêu cầu chung.2.2. ISO 461/2 - Các đầu nối dùng cho xe cấp điện mặt đất cho tàu bay.2.3. AHM 972 - IATA : Đặc tính kỹ thuật của xe cấp điện cho tàu bay.2.4. Các đặc trưng của hệ thống điện tàu bay – Tiêu chuẩn Quốc tế ISO1540).3. Yêu cầu chung3.1. Xe cấp điện cho tàu bay phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn,môi trường, hệ thống điều khiển đối với PTKB có liên quan đã nêu ở Phần 1, Phần 2 vàPhần 4 của Tài liệu này.3.2. Xe cấp điện phải có khả năng cung cấp các loại nguồn điện xoay chiều (AC) 3 pha115/200 V, tần số 400Hz và/hoặc nguồn điện một chiều (DC) 28 V cho tàu bay.3.3. Hệ thống điện xoay chiều 3 pha, 4 dây, nối hình sao có điện áp định mức là 115/200V, tần số định mức là 400 Hz, thứ tự pha là A,B,C.3.4. Hệ thống điện một chiều, 2 dây có điện áp định mức là 28 V.3.5. Công suất của xe cấp điện có thể từ 60 KVA trở lên tuỳ theo yêu cầu về công suấtđiện của các loại tàu bay.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Xe cấp điện cho tàu bay gồm các phần chính:4.1.1.Khung xe;4.1.2. Khung để lắp đặt các bộ phận của máy;4.1.3. Nguồn động lực, hệ thống truyền lực và hệ thống bảo vệ động cơ đốt trong;51


TCCS 01 : 2008/CHK4.1.4. Các máy phát điện, bộ chuyển đổi điện, hệ thống bảo vệ mạng điện xoay chiều vàmột chiều;4.1.5.Hệ thống điều khiển, các loại cáp điện và đầu nối.4.2. Xe cấp điện có thể tự hành (lắp đặt trên khung xe tải phù hợp) hoặc được kéo đi nhờđầu kéo.4.3. Khung xe phải có kích thước hợp lý để mang theo trọng lượng đầy đủ của nguồnđộng lực, máy phát điện và các thiết bị liên quan.4.4. Hộp/mái che phải đáp ứng các yêu cầu:4.4.1. Bảo vệ nguồn động lực, máy phát điện xoay chiều và các hệ thống điện với mọiđiều kiện của thời tiết;4.4.2. Dễ tiếp cận để kiểm tra nguồn động lực và hệ thống điều khiển máy phát điện xoaychiều;4.4.3. Dễ tiếp cận để bảo dưỡng, sửa chữa;4.4.4. Bảo đảm tính quan sát được các đồng hồ, đèn tín hiệu khi hộp/mái che đóng;4.4.5. Đủ thông gió cho nguồn động lực và tổ hợp máy phát;4.5. Các kích thước giới hạn của trạm phải giữ nhỏ nhất.4.6. Phải có chỗ xếp đặt các cáp điện an toàn.5. Nguồn động lực5.1. Nguồn động lực cho máy phát xoay chiều phải phù hợp với công suất đầu ra củamáy phát ở hệ số công suất là 0,8 trở lên và trạng thái quá tải <strong>tại</strong> môi trường làm việc cụthể ( có tính đến độ cao, nhiệt độ ...).5.2. Xe cấp điện được bảo vệ với các đặc tính an toàn, tự động tắt máy trong các điềukiện thất tốc, áp suất dầu bôi trơn quá thấp, nhiệt độ động cơ quá cao.5.3. Động cơ của xe cấp điện phải được trang bị ác quy có dung lượng đầy đủ cho việckhởi động động cơ.5.4. Miệng nạp của thùng nhiên liệu phải ở độ cao phù hợp và được bố trí sao cho <strong>không</strong>ảnh hưởng đến hệ thống điện hoặc các phần khác của động cơ trong quá trình nạp nhiênliệu.6. Các đặc tính của hệ thống điện xoay chiều6.1. Bảng nhãn các đặc tính6.1.1. Xe cấp điện phải có bảng ghi những số liệu cơ bản của hệ thống điện.6.1.2. Máy phát xoay chiều phải được lắp hệ thống bảo vệ tự ngắt trong các điều kiện<strong>không</strong> bình thường của điện áp, tần số và tải tiêu thụ. Các giới hạn này được nêu <strong>tại</strong>bảng 6.1.6.2. Vật liệu cách điện dùng cho các thành phần về điện phải bảo đảm:6.2.1. Độ cách điện và độ dẫn từ cao đặc biệt là điều kiện nhiệt độ cao.6.2.2. Tính dẫn nhiệt tốt.6.2.3. Các đặc tính cơ học tốt như là dễ sử dụng, chịu rung lắc, mài mòn hoặc uốn.6.3. Các cáp đầu ra6.3.1. Cáp điện xoay chiều 115/ 200 V AC và một chiều 28 V DC phải là cáp mềm có khảnăng chịu 125% tải định mức. Nó có chiều dài nhỏ nhất là 6 mét (20ft) và đầu cuối có ổcắm thích ứng với ổ cắm điện của các tàu bay vận tải thương mại (ISO 461: 1985).52


TCCS 01 : 2008/CHKBảng 6.1Tiêu chuẩnTải1. Thứ tự pha2. Phạm vi tải3. Khả năng quá tải4. Khoảng hệ số công suấtĐiện áp5. Điện áp <strong>tại</strong> đầu nối với tàu bay6. Giới hạn điện áp cao7. Giới hạn điện áp thấp8. Thời gian phục hồi điện áp trong quá trình chuyểntiếp9. Sự điều biến điện áp10.Tần số dẫn đến điều biến điện áp11.Điều chỉnh trạng thái ổn định điện áp12.Khoảng điều chỉnh điện áp13.Tính đối xứng góc pha với tải cân bằng14.Tổng lượng sóng hàiTần số15.Tần số định mức16.Dung sai tần số (độ lệch tần số cho phép)17.Điều chỉnh trạng thái ổn định tần số18.Giới hạn tần số cao19. Giới hạn tần số thấp20. Thời gian phục hồi tần số trong quá trình chuyểntiếp21.Sự điều biến tần số22.Tốc độ điều biến tần sốMạch điều khiển23.Điện áp điều khiểnPhạm vi+ A-B-C+ Theo yêu cầu của tàu bay+ 10% - 10 phút, 50% - 10giây, 150% - 1 giây+ Từ 0,8 đến 0,95+ 115 3 V+ 130 V 1 V, với 5 giây+ 100 V 1 V, 3 1 giây+ Nhỏ hơn 0,2 giây đối với30% tải định mức+ 1,5 %+ 100 Hz+ 1,5 %+ 115 – 125 V+ 120 0 1,5 0+ < 3%+ 400 Hz+ 4 Hz+ 2 Hz+ 420 Hz, 31 giây+ 380 Hz, 31 giây+ 2 giây khi tần số thay đổi 30% 15 Hz.+ 1% @ 4 Hz+ 10 Hz/giây+ 24 V hoặc 12 V – DC7. An toàn - Hệ thống bảo vệChú ý: Các lỗi giới hạn cần cảnh báo nêu ở bảng 7.27.1. Hệ thống bảo vệ được thiết kế bảo đảm độ nhạy làm ngắt mạch máy phát xoay chiềukhỏi hệ thống điện của tàu bay trong các trường hợp <strong>không</strong> bình thường của điện áp, thứtự pha, tải, ngắn mạch và hở mạch đường dây trung tính.53


TCCS 01 : 2008/CHK7.2. Hệ thống bảo vệ chỉ sẽ báo các lỗi (khi mạch bảo vệ kiểu Analog) như sau:Bảng 7.2Các lỗi1.Điện áp quá thấp2.Điện áp quá cao3.Tần số quá thấp4.Tần số quá cao5.Thứ tự pha6.Nguồn điện <strong>không</strong> được chấp nhận7.3. Xe cấp điện có thể tự kiểm tra hệ thống bảo vệ và báo lỗi.Viết tắtUVOVUFOFPSPNA7.4. Công tắc cấp điện phải được khoá liên động với hệ thống điện tàu bay sao cho đầura của cáp điện <strong>không</strong> duy trì năng lượng điện, trừ khi đã cắm phích cắm điện vào ổ cắmcủa tàu bay.7.5. Xe cấp điện phải được phòng ngừa nhiễu điện từ.8. Các đặc tính của hệ thống điện 1 chiều8.1. Điện áp <strong>tại</strong> đầu nối điện phải ở trong khoảng 26 đến 29 V với điều kiện thay đổi tảicho đến tải định mức .8.2. Hệ thống bảo vệ điện một chiều DC.8.2.1. Điện áp quá cao: hệ thống bảo vệ bảo đảm tách thiết bị cấp điện khỏi hệ thống điệncủa tàu bay trước khi điện áp vượt quá 32 V.8.2.2. Điện áp quá thấp: hệ thống bảo vệ bảo đảm tách thiết bị cấp điện khỏi hệ thốngđiện của tàu bay khi điện áp sụt xuống dưới 20 V. Thời gian giữ chậm là khoảng giữa 2giây và 4 giây đề phòng sự cố khi ngắt điện.8.2.3. Dòng điện ngược: hệ thống bảo vệ bảo đảm tách thiết bị cấp điện khỏi hệ thốngđiện của tàu bay nếu dòng điện ngược vượt quá 5% công suất liên tục của thiết bị.9. Điều khiển9.1. Bảng điều khiển phải có các thiết bị cần thiết để vận hành và điều khiển nguồn độnglực và hệ thống nguồn xoay chiều, nguồn một chiều.9.2. Bảng điều khiển, các đồng hồ, màn hình hiển thị tình trạng hoạt động của động cơ vàcác thông số của thiết bị phải được bố trí hợp lý và dễ phân biệt giữa bảng điều khiểnđộng cơ, hệ thống cấp điện xoay chiều, hệ thống cấp điện một chiều”.9.3. Đồng hồ và màn hình hiển thị tình trạng hoạt động của động cơ và các thông số củathiết bị cấp điện phải dễ đọc ở mọi thời điểm.9.4. Đồng hồ đo, màn hình hiển thị các trị số của điện áp, dòng điện và tần số phải có độchính xác cao theo yêu cầu của máy bay.9.5. Bảng điều khiển cho nguồn xoay chiều phải có ít nhất các thiết bị sau:9.5.1. Đồng hồ đo, màn hình hiển thị các trị số của của dòng đện phải đầy đủ, thang đophù hợp và phải cho phép đọc các trị số dòng điện trên mỗi pha;9.5.2. Đồng hồ đo, màn hình hiển thị các trị số của điện áp có thang đo tối thiểu từ 0 đến300 V, cho phép đọc điện áp dây và điện áp pha của mỗi pha;9.5.3. Đồng hồ đo, màn hình hiển thị các trị số của tần số có thang đo tối thiểu từ 380 đến420 Hz .9.5.4. Công tắc (ON-OFF) cho máy phát xoay chiều cùng với đèn báo hiệu công tắc tơcấp điện đã đóng.54


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 22Xe cấp khí khởi động tàu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với Xekhởi động khí tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các xe khởi động khí tàu bay tự di chuyển (tựhành) hoặc <strong>không</strong> tự hành.2.Tài liệu viện dẫn+ AHM 976 – Đặc tính kỹ thuật đối với xe khởi động khí.+ ISO 2026:19743. Yêu cầu chung3.1. Xe khởi động khí tàu bay phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn,môi trường đối với PTKB có liên quan đã nêu ở Phần I, Phần II, Phần 4 và Phần 5 của tàiliệu này.3.2.Đầu nối với tàu bay của xe khởi động khí tàu bay theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 2026.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Khung xe tải được thiết kế phù hợp để mang được trọng lượng đầy đủ của bộ khởiđộng khí, các thiết bị và hệ thống liên quan.4.2. Các kích thước giới hạn được thiết kế là nhỏ nhất có thể.4.3. Khung xe được lắp đặt các bộ phận cơ bản sau:4.3.1. Nguồn động lực (động cơ ),4.3.2. Máy nén,4.3.3. Bộ điều chỉnh lưu lượng,4.3.4. Các đầu cấp khí cho tàu bay,4.3.5. Bảng điều khiển,4.3.6. Thùng nhiên liệu cho động cơ đốt trong.4.4. Xe phải thiết kế sao cho chỉ cần 01 người vận hành .5. Thiết kế và sử dụng5.1. Các chế độ sử dụng:Xe khởi động khí và bộ điều khiển nó được thiết kế theo yêu cầu để khởi động động cơtàu bay và điều hoà <strong>không</strong> khí cho tàu bay:5.1.1. Khởi động động cơ phản lực của tàu bay (áp suất cao).Chú ý: Các yêu cầu này bị ảnh hưởng bởi:- Độ cao của sân bay so với mực nước biển;- Độ ẩm;- Nhiệt độ55


TCCS 01 : 2008/CHK5.1.1.1. Số liệu của nhà sản xuất động cơ tàu bay được dùng để điều chỉnh các đặc tínhriêng về yêu cầu của khí nén (lưu lượng/áp suất) với các điều kiện khác nhau.5.1.1.2. Yêu cầu về áp suất khí để khởi động động cơ tàu bay trong khoảng 30 đến 50 psi.5.1.1.3. Yêu cầu về lưu lượng khí nén để khởi động động cơ tàu bay trong khoảng 110đến 600 ppm (lb/min).5.1.1.4. Nhiệt độ khí nén khoảng 200 0 C và <strong>không</strong> vượt quá 205 0 C.5.1.2. Điều hoà <strong>không</strong> khí (áp suất thấp, có thể dùng để thông khí hoặc quạt gió chobuồng lái tàu bay).Áp suất <strong>không</strong> khí điều hòa khoảng 30 psi.5.2. Các bộ phận5.2.1. Nguồn động lực (áp dụng cho các xe cấp khí khởi động tàu bay có nguồn động lựclà động cơ đốt trong, <strong>không</strong> áp dụng cho các xe cấp khí khởi động tàu bay có nguồn độnglực là động cơ Tua-bin)5.2.1.1. Nguồn động lực là động cơ đốt trong có công suất đủ, phù hợp để kéo máy nénkhí bảo đảm lưu lượng, áp suất khí liên tục cấp cho tàu bay ở các khu vực có độ cao vàáp suất khí quyển khác nhau.5.2.1.2. Động cơ đốt trong của xe khởi động khí được bảo vệ bởi các đặc tính an toàn,bảo đảm tự động dừng động cơ khi xảy ra các trường hợp tốc độ quá cao, áp suất dầubôi trơn quá thấp, nhiệt độ nước làm mát động cơ quá cao. Hệ thống an toàn này <strong>không</strong>làm việc trong quá trình khởi động tàu bay.5.2.2. Máy nén khí5.2.2.1. Máy nén khí phải có khả năng thoã mãn và duy trì lưu lượng và áp suất khí liêntục.5.2.2.2. Máy nén khí phải có van điều chỉnh áp suất <strong>không</strong> khí để điều chỉnh các đặc tính<strong>không</strong> khí theo các yêu cầu của khí nén cho động cơ phản lực.5.2.2.3. Để bảo đảm chắc chắn dòng khí nén liên tục ở đầu ra, máy nén khí phải đượctrang bị hệ thống làm mát dầu bôi trơn máy nén đặc biệt.5.2.2.4. Hệ thống bảo vệ của máy nén khí phải bảo đảm:5.2.2.4.1. Xả khí nén khi nhiệt độ cao quá;5.2.2.4.2. Xả khí nén khi áp suất cao quá;5.2.2.4.3. Dừng động cơ kéo máy nén khí khi áp suất dầu bôi trơn của máy nén quáthấp (trừ trường hợp trạm đang trong quá trình khởi động động cơ tàu bay).5.2.3. Hệ thống cung cấp khí5.2.3.1. Hệ thống cung cấp khí được lắp bộ điều chỉnh phân phối khí phù hợp để bảo vệcác hệ thống của tàu bay khỏi áp suất cao quá.5.2.3.2. Hệ thống cung cấp khí phải có ít nhất hai đầu ra khi lưu lượng khí cao hơn 160lb/phút .5.2.3.3. Hệ thống cung cấp khí còn được lắp van phân nhánh để xả khí vào khí quyển.5.2.4.Bộ điều chỉnh áp suất và lưu lượngBộ điều chỉnh này phải bảo đảm:5.2.4.1. Điều chỉnh để đạt áp suất và lưu lượng theo yêu cầu của từng loại tàu bay;5.2.4.2. Lưu lượng của mạch nhánh giảm đến mức thấp nhất, tốc độ động cơ cũng giảmkhi phục vụ kỹ thuật các tàu bay thân hẹp;5.2.5. Vòi cấp khí5.2.5.1. Vòi cấp khí phải có độ dài ít nhất là 10 mét (30 ft), với đường kính trong là 89 mm(3,5 in).56


TCCS 01 : 2008/CHK5.2.5.2. Các đầu vòi cấp khí nối với tàu bay phải theo tiêu chuẩn ISO 2026 .6. Đặc trƣng về an toàn6.1. Động cơ đốt trong của xe khởi động khí phải có hệ thống an toàn nhằm tránh sự nốitruyền động với máy nén khí khi nhiệt độ của động cơ dưới nhiệt độ khai thác tiêu chuẩn.Hệ thống an toàn này <strong>không</strong> hoạt động khi thiết bị ở chế độ khởi động tàu bay.6.2. Bảng điều khiển của xe được lắp công tắc dừng máy khẩn cấp có cấp ưu tiên caohơn hệ thống an toàn bảo vệ động cơ khi xe đang ở chế độ cấp khí khởi động, nghĩa làkhi ấn công tắc này động cơ sẽ dừng ngay.7. Điều khiển7.1. Bảng điều khiển phải bố trí sao cho dễ đến gần bộ điều khiển phần nguồn động lựcvà phần cung cấp khí cũng như các đồng hồ.7.2. Các đồng hồ/dụng cụ kiểm tra đặc trưng:7.2.1. Đồng hồ, màn hình hiển thị lưu lượng khí.7.2.2. Đồng hồ, màn hình hiển thị áp suất khí,7.2.3. Bộ chọn kiểu cung cấp khí .7.2.4. Đồng hồ, màn hình hiển thị tốc độ vòng quay .7.2.5. Đồng hồ, màn hình hiển thị áp suất dầu bôi trơn.7.2.6. Đồng hồ, màn hình hiển thị nhiệt độ nước.7.2.7. Đồng hồ đo, màn hình hiển thị nhiên liệu hoặc đèn báo mức nhiên liệu thấp.7.2.8. Hệ thống chiếu sáng bảng điều khiển.7.2.9. Bảng điều khiển có lắp công tắc tắt máy khẩn cấp.57


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 23Xe thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1.Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, đặc điểm kỹ thuật và môi trường của xethủy lực phục vụ công tác kỹ thuật cho tàu bay ở dưới mặt đất.1.2. Các quy định này bảo đảm tính tương thích giữa hệ thống thủy lực của tàu bay vớinguồn thủy lực cung cấp cho tàu bay từ mặt đất.1.3. Các quy định này áp dụng đối với các xe thủy lực phục vụ công tác bảo dưỡng, sửachữa tàu bay dưới mặt đất. Các trạm thủy lực cố định <strong>tại</strong> các hang ga bảo dưỡng, sửachữa tàu bay <strong>không</strong> thuộc Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này.2. Tài liệu viện dẫn2.1. ISO-3174- Aircraft- Connection for checking hydraulic system by ground appliances-Threaded type – Tiêu chuẩn Quốc tế 3174 : Đầu nối của tàu bay (loại ren) cho các thiết bịthủy lực phục vụ tàu bay dưới mặt đất.2.2. Technical Data Sheet Hydraulic Test Rig TMH GB 370 – France – Số liệu kỹ thuậtcủa thiết bị kiểm tra thủy lực TMH GB370.2.3. Hydraulic Test Rig EMH 1569W – France – Thiết bị kiểm tra thủy lực EMH 1569 W –Pháp.2.4. 58 Series Hydraulic Power Cart – 3.500 psi (241 bar) & 50 gpm (190 lpm) France –Trạm thủy lực - 3.500 psi (241 bar) & 50 gpm (190 lpm) – Pháp.2.5. Aircraft Maintenance Manual - Tài liệu bảo dưỡng tàu bay.3. Yêu cầu chung3.1. Trạm thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật cho tàu bay dưới mặt đất phải đáp ứngnhững yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn, môi trường đối với PTKB có liên quan đãnêu ở Phần 1, Phần 2 và Phần 4 của tài liệu này.3.2. Phần thủy lực có thể đặt trên moóc hoặc trên xe ô tô để thực hiện việc di chuyển đếncác địa điểm khác nhau.3.3. Động lực dẫn động bơm thuỷ lực là động cơ điện 3 phase 380 V/ 50Hz hoặc động cơđốt trong.3.4. Xe chỉ được dùng để phục vụ công tác kỹ thuật của hệ thống thuỷ lực tàu bay bởidòng chất lỏng thuỷ lực có thông số như sau:3.4.1.Lưu lượng và áp suất chất lỏng thuỷ lực có thể điều chỉnh được từ giá trị MIN đếnMAX và ngược lại; giá trị MIN, MAX phải tương xứng với yêu cầu của hệ thống thủy lựccủa máy bay.3.4.2.Chất lỏng thuỷ lực được dùng là SKYDROL 500B, SKYDROL LD4, HYJET IV haytương đương. Các chất lỏng thuỷ lực này phải có tính chống cháy.4. Cấu trúc và kích thƣớc tổng thể4.1. Toàn bộ thiết bị được lắp đặt và cố định cứng vững trên khung bệ cứng, chúng đượcche đậy bằng mái che có thể nâng lên cao hay hạ thấp. Khu vực bảng điều khiển (gồm58


TCCS 01 : 2008/CHKcác đồng hồ chỉ báo, các van hay nút bấm, công tắc điều khiển) được che bằng miếngthuỷ tinh hay nhựa trong để tiện lợi theo dõi và điều khiển thiết bị.4.2. Kích thước tổng thể cần được thiết kế sao cho nhỏ gọn nhất.4.3. Vật liệu sản xuất thiết bị, loại sơn phủ cần bền hoá với các loại chất lỏng thuỷ lực đãkể trên.4.4. Cần kéo có kích thước đủ để phòng ngừa moóc và xe kéo va quệt nhau khi đang ởbán kính quay vòng nhỏ nhất. Cần kéo có 2 chức năng khi ở 2 vị trí tương ứng: nằmngang để kéo dắt, dựng đứng để phanh thiết bị. Đầu móc với xe kéo, cần kéo phải có lỗđút chốt.4.5. Xe thủy lực cần được lắp đặt các thành phần chính sau:4.5.1. Thùng chứa chất lỏng thuỷ lực;4.5.2. Bơm tạo áp suất chất lỏng thuỷ lực;4.5.3. Két làm mát chất lỏng thuỷ lực;4.5.4. Các loại lọc dầu;4.5.5. Các ống dẫn chất lỏng thuỷ lực nối thiết bị với tàu bay.4.5.6. Các thiết bị cảm biến và chỉ báo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng chất lỏng thuỷ lực.Các đèn báo tình trạng điện nguồn nối tới thiết bị.4.5.7. Các thiết bị bảo vệ áp suất cao-thấp quá, các công tắc-nút bấm điều khiển điện;các tay van chuyển đổi chế độ làm việc và tay điều chỉnh áp suất, lưu lượng.4.5.8. Giá đỡ dây cáp điện và ống dẫn chất lỏng thuỷ lực nối với tàu bay.5. Thùng chứa chất lỏng thủy lực5.1. Dung tích thùng cần đáp ứng đầy đủ theo lượng chất lỏng thuỷ lực cần chứa và phầnđề phòng giãn nở vì nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cao nhất của chất lỏng thủy lực khi làmviệc. Dung tích thùng tối thiểu phải gấp 2 lần và tối đa là gấp 3 lần lưu lượng tính toáncho thiết bị.5.2. Vật liệu: thép <strong>không</strong> gỉ.5.3. Miệng nạp chất lỏng thuỷ lực có nắp đậy giữ <strong>không</strong> cho tạp chất nhiễm bẩn lọt vào vàcho khí thoát ra được khi cần thiết.5.4. Đáy thùng được làm dốc nghiêng về phía rốn xả dầu.5.5. Mức chất lỏng thuỷ lực có trong thùng cần được chỉ báo mức tối đa (max) và tối thiểu(min)6. Bơm thủy lực6.1. Dẫn động bơm thuỷ lực là động cơ điện 3 pha 380 V, 50 Hz hoặc động cơ đốt trongvới công suất phù hợp với yêu cầu về lưu lượng và áp suất định mức của bơm.6.2. Bơm được liên kết kiểu mặt bích với động cơ điện, mối ghép kiểu ren duy trì sự cốđịnh liên kết này.6.3. Bơm có thể làm việc liên tục, tạo cho chất lỏng thuỷ lực có áp suất và lưu lượng cóthể điều chỉnh được trong khoảng giá trị nêu ở mục 4.4.6.4. Đầu ra của bơm được nối với van giới hạn áp suất, thiết bị chỉ báo lưu lượng dòngchất lỏng thuỷ lực, van một chiều và ống mềm nối tới tàu bay.7. Các loại lọc7.1. Mạch dầu của hệ thống được trang bị 03 lọc, chúng được đặt ở đường vào bơm ,đường bơm ra và đường dầu trở về.7.2. Kích thước, cấu trúc các ruột lọc phù hợp với độ nhớt chất lỏng thuỷ lực , với áp suấtvà lưu lượng thiết bị cung cấp, bền hoá học với loại dầu thuỷ lực nêu trên.59


TCCS 01 : 2008/CHK7.3. Lọc đặt ở đường vào bơm và lọc đặt ở đường ra của bơm được lắp van song songđể cho chất lỏng thuỷ lực tiếp tục cung cấp khi lọc dầu bị tắc.8. Két làm mát chất lỏng thủy lực8.1. Két được dùng để cho chất lỏng thuỷ lực chảy qua, phía ngoài ống có gắn nhữngcách tản nhịêt. Quạt điện thổi gió qua két để hạ bớt nhiệt độ chất lỏng thuỷ lực.8.2. Két được đặt nối tiếp trong mạch dầu, sau bơm tăng áp (bơm thấp áp) và trước khivào bơm tạo áp suất cao (bơm cao áp).8.3. Cấu trúc két phù hợp với loại chất lỏng thuỷ lực (nhiệt độ làm việc, độ nhớt) và thôngsố kỹ thuật (áp suất, lưu lượng) của trạm thủy lực.9. Ống dẫn chất lỏng thủy lực.9.1. Thiết bị cần có ít nhất 02 ống mềm nối với máy bay: một ống cao áp (đường dầu đi),một ống thấp áp (đường dầu về).9.2. Kích cỡ ống cần phù hợp với lưu lượng mà thiết bị đã xác định, cụ thể: Ống nối thiếtbị đến tàu bay / cỡ 16 và ống nối từ tàu bay về thiết bị / cỡ 24.9.3. Dải nhiệt độ làm việc của ống từ - 40 đến +75 0 C.9.4.Vật liệu làm ống phù hợp với loại chất lỏng thuỷ lực đã nêu ở mục 4.4.3, thường làlàm bằng chất tổng hợp gồm cao su tổng hợp, nhựa chịu nhiệt và teflon .9.5. Chiều dài ống: <strong>không</strong> ngắn hơn 7,5 m và <strong>không</strong> dài hơn 10 m.9.6. Áp suất nhỏ nhất mà ống bị nổ vỡ phải lớn hơn giá trị áp suất cực đại của hệ thống(3500 PSIG).9.7. Hai đầu mỗi ống được ghép nối với đoạn ren trong, một đầu nối với đoạn nối trunggian ren ngoài để nối với bơm; đầu còn lại nối với đoạn nối trung gian nối tới máy bay.Đoạn ống trung gian nối với máy bay phải có van một chiều để tạo áp suất dư trongđường ống và tránh chảy dầu thủy lực khi tháo, lắp ống với máy bay.9.8.Các mối nối ren này phải dễ tháo-lắp, <strong>không</strong> cần gioăng đệm làm kín mà chất lỏngthuỷ lực <strong>không</strong> rò rỉ khi hệ thống làm việc đạt các thông số kỹ thuật.10. Thiết bị điều khiển, giám sát an toàn và bảo vệ10.1. Các thiết bị này được lắp trên bảng cứng vững, dễ điều khiển và quan sát, đủ ánhsáng cần thiết để khai thác thiết bị ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.10.2. Bảng này lắp các tay van điều chỉnh áp suất, lưu lượng chất lỏng thuỷ lực, vanchuyển đổi chế độ làm việc (chế độ thiết bị làm việc độc lập hoặc chế độ làm việc với tàubay).10.3. Các đồng hồ lắp trên bảng này cần có thang đo cho 2 đơn vị khác nhau, ví dụ ápsuất thì có cả thang PSI và BAR, lưu lượng có thang đo gpm và lpm.10.4. Hệ thống chống nhầm thứ tự phase cần có đèn điện báo hiệu sáng lên và <strong>không</strong>cho thiết bị khởi động khi thứ tự phase <strong>không</strong> đúng.10.5. Đồng hồ số giờ làm việc của thiết bị.10.6. Báo hiệu lọc dầu bị tắc kiểu làm sáng đèn điện hay đổi màu thiết bị chỉ báo.10.7. Tắt thiết bị và sáng đèn màu đỏ khi nhiệt độ chất lỏng thuỷ lực lớn hơn 70 0 C(160 0 F).10.8. Công tắc tắt khẩn cấp toàn thiết bị khi cần thiết.10.9.Chế độ khởi động điện tuần tự, êm dịu .10.10. Cơ cấu tắt thiết bị khi áp suất chất lỏng thủy lực cao quá hoặc thấp quá.60


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 24Cần kéo tàu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1.Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, đặc điểm kỹ thuật của cần kéo tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các loại cần kéo tàu bay vận tải thương mại.2. Tài liệu viện dẫn2.1. AHM 958 - Đặc tính kỹ thuật của cần kéo tàu bay.2.2. Manual for universal aircraft towbar – Manfred Fladung GmbH- Tài liệu cho cần kéotàu bay đa chức năng3. Yêu cầu chung3.1. Cần kéo tàu bay phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn đối vớiPTKB có liên quan đã nêu ở Phần 1,Phần 2, Phần 3, Phần 4 và Phần 5 của tài liệu này.3.2. Cần kéo tàu bay phải được nhà sản xuất xác định kiểu loại máy bay mà cần đó đượcdùng để kéo-đẩy.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Kết cấu cần kéo tàu bay có những bộ phận chính sau:4.1.1. Thân cần kéo ;4.1.2. Móc kéo ;4.1.3. Đầu cần kéo với các chốt an toàn;4.1.4. Hệ thống giá đỡ và bánh xe ;4.1.5. Cơ cấu để nâng-hạ cần kéo .4.2. Cần kéo có cấu trúc kiểu ống rỗng, các bộ phận nối với hai đầu cần kiểu mặt bích vàliên kết bu-lông đai ốc.4.3. Tính cơ động và độ chắc chắn4.3.1. Cần kéo được di chuyển nhờ vào các bánh của hệ thống giá đỡ và bánh xe.4.3.2. Chiều cao của cần phải được cố định chắc chắn, <strong>không</strong> tự hạ thấp trong quá trìnhdi chuyển.4.3.3. Các bánh xe của cần phải được cố định ở độ cao hơn mặt đất ít nhất là 50 mm (2in) trong quá trình vận hành kéo đẩy.4.3.4. Tốc độ di chuyển tối đa của cần kéo phải trùng hợp với tốc độ tối đa của xe kéođẩy.5. Đầu và móc cần kéo5.1. Đầu cần kéo phải có cấu trúc kiểu móc nối tương thích với chi tiết để nối cần trênmáy bay.5.2. Cơ cấu móc ngàm với càng mũi tàu bay của cần kéo phải trơn tru, nhẹ nhàng khimóc nối nhưng phải được chốt khoá để mối nôí cần dắt-NLG <strong>không</strong> bị tự rời nhau trongquá trình vận hành.61


TCCS 01 : 2008/CHK5.3. Đầu cần kéo được nối với thân cần kéo qua mối ghép bu lông đai ốc (có mặt bích)hoặc mối hàn. Độ bền các chốt trên đầu cần kéo phải tương thích với loại tàu bay đãđược nhà sản xuất xác định.5.4. Kích thước của bộ phận đầu cần để nối với xe kéo phải nhỏ hơn chiều cao khe hở đểlắp cần kéo trên xe kéo đẩy . Đường kính lỗ đút chốt của phần móc cần kéo phải có kíchthước phù hợp với đường kính chốt trên xe (đường kính trong thường là 76 mm (3 in),<strong>không</strong> được quá lớn so với đường kính chốt để <strong>không</strong> gây va đập do tác động của lựcquán tính.6. Thân cần kéo6.1. Thân cần kéo được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm cường độ cao; kích thước vàđộ bền tương xứng với khả năng kéo đẩy loại tàu bay đã được xác định.6.2. Trên thân cần kéo cần có tay cầm để nâng hạ, điều chỉnh vị trí của cần khi nối cầnvới tàu bay.7. Bộ càng đỡ và bánh xe7.1. Kết cấu bộ càng đỡ bao gồm khung ống thép được hàn, tối thiểu một xi lanh đơn, tốithiểu một bơm tay có van xả, các lò xo phản hồi, tối thiểu 2 bánh xe có kích thước vàchủng loại phù hợp với bộ càng đỡ.7.2. Khi bơm tay hoạt động , bộ càng và bánh sẽ duỗi thẳng để nâng cần kéo. Khi van xảtrên bơm tay mở ra, các bánh sẽ co lại nhờ sự phản hồi của các lò xo (treo bánh).8. Các chi tiết bảo vệ tàu bay8.1. Cần kéo phải có chi tiết bảo vệ đề phòng càng mũi của tàu bay bị quá tải.8.2. Chi tiết bảo vệ phải giảm tải và lực xoắn tác dụng lên càng mũi tàu bay khi tải trọngvà lực vượt quá quy định của nhà chế tạo tàu bay.8.3. Chi tiết bảo vệ phải ngăn ngừa sự tách tàu bay khỏi xe kéo làm cho tàu bay bị mấtđiều khiển.8.4. Các chốt cắt bảo vệ khi quá tải được lắp ở đầu kéo của cần kéo. Chúng được tínhtoán sao cho bị cắt đứt (gãy) trước khi hiện tượng quá tải xảy ra. Lực cắt được quy địnhbởi nhà chế tạo tàu bay.8.5. Phải có những miếng đệm đỡ va chạm bảo vệ ở hai đầu mút của cần kéo ;8.6.Cần kéo phải được đánh đấu để nhận biết nó được thiết kế dùng cho loại tàu baynào.62


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 25Xe kéo đẩy tàu bay có dùng cần kéo(cÇn kÐo mãc ë càng mũi tàu bay)1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xekéo đẩy tàu bay có cần kéo điều khiển càng mũi tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các loại xe kéo đẩy tàu bay vận tải thương mại códùng cần kéo.1.3. Các quy định này bảo đảm tính tương thích giữa loại xe kéo đẩy tàu bay và loại tàubay được kéo đẩy.2.Tài liệu viện dẫnAHM 955 - Đặc tính kỹ thuật Xe kéo đẩy tàu bay có cần kéo điều khiển càng mũi tàu bay .3. Yêu cầu chung3.1. Xe kéo đẩy tàu bay có cần kéo điều khiển càng mũi tàu bay phải đáp ứng những yêucầu cơ bản và yêu cầu về an toàn, môi trường đối với PTKB có liên quan đã nêu ở Phần1 Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của tài liệu này.3.2. Các loại xe đẩy kéo tàu bay có dùng cần kéo được phân thành 05 hạng tương ứngvới trọng lượng lớn nhất của tàu bay :3.2.1. Hạng 1 – tàu bay nhỏ hơn 50.000 kg (110,000 lb);3.2.2. Hạng 2 – tàu bay nhỏ hơn 150.000 kg (330,690 lb);3.2.3. Hạng 3 – tàu bay nhỏ hơn 260.000 kg (573,196 lb);3.2.4. Hạng 4 – tàu bay nhỏ hơn 400.000 kg (881,600 lb);3.2.5. Hạng 5 – tàu bay lớn hơn 400.000 kg (881,600 lb);3.3. Năm hạng của xe kéo đẩy tàu bay có một số yêu cầu riêng biệt. Khi <strong>không</strong> có điểmchung, các điểm khác biệt sẽ được nêu rõ.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Kích thước giới hạn của xe phải bảo đảm nhỏ nhất tuỳ theo loại tàu bay mà xe có thểkéo, đẩy.4.2. Kết cấu của xe bao gồm bốn bánh, khung với động cơ chính phù hợp, hệ thốngtruyền động, hệ thống lái và ca bin của người vận hành.4.3. Khoảng sáng gầm xe <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm (8 in).4.4. Buồng lái của xe phải bảo đảm tầm quan sát của lái xe là 360 0 khi buồng lái ở trạngthái nâng .4.5. Buồng lái phải có hệ thống thông gió, quạt làm mát hoặc điều hoà nhiệt độ và cáchâm, cách nhiệt tốt.4.6. Các điểm kích phải phù hợp và dễ nhận biết. Khi tiến hành kích xe phải có tín hiệucảnh báo là đèn hoặc còi để đảm bảo an toàn4.7.Cả trước và sau xe phải được lắp các móc kéo và chúng phải nằm trên đường trụcdọc của xe.4.8. Khi phục vụ kéo, đẩy phải bảo đảm 1 người có thể thực hiện việc nối móc kéo .4.9. Chốt đút vào lỗ móc kéo phải có tay cầm trên đỉnh .63


TCCS 01 : 2008/CHK5. Di chuyển5.1. Xe có khả năng di chuyển với tốc độ nhỏ (hộp số được phân làm nhiều cấp tốc độ),tốc độ khi <strong>không</strong> tải có thể đạt 25 km/giờ (15,5 mph) và đầy tải (đang kéo) có thể đạt được12 km/giờ (7,5 mph) .5.2. Bán kính vòng quay giữ ở mức nhỏ nhất .5.3. Trọng lượng khuyến cáo của các hạng xe trong mọi điều kiện thời tiết tương ứng vớitrọng lượng lớn nhất của các loại tàu bay nêu ở mục 3.2 sẽ là:5.3.1. Hạng 1: 4 000 kg (8,800lb) ;5.3.2. Hạng 2: 12 000 kg (26,455 lb);5.3.3. Hạng 3: 18 000 kg (39,688 lb);5.3.4. Hạng 4: 40 000 kg (88, 184 lb) - Bốn bánh lái theo lệnh;5.3.5. Hạng 5: 60 000 kg (132,240 lb) - Bốn bánh lái theo lệnh.6. Ngƣời vận hành6.1. Buồng lái phía trước của người vận hành có ít nhất một ghế cho người điều khiển xe.6.2. Xe phải có đủ bộ đàm, tai nghe bảo đảm liên lạc với người điều khiển trên tàu bay vàngười chỉ huy kéo đẩy tàu bay dưới mặt đất.6.3. Hệ thống gương phải bảo đảm quan sát tốt cả trước và sau xe, đặc biệt là móc kéođàng trước cũng như đàng sau xe.7. Hệ thống lái7.1. Xe phải được trang bị nhiều hơn một kiểu lái và phải lắp khoá liên động để chống sựthay đổi kiểu lái trừ trường hợp tất cả các bánh lái đều ở vị trí thẳng.7.2. Xe phải được trang bị hệ thống lái khẩn cấp độc lập với nguồn động lực chính để khinguồn động lực chính bị hỏng vẫn có thể điều khiển xe di chuyển tạm thời đến nơi cầnthiết.8. Phanh8.1. Xe phải có hệ thống phanh an toàn tin cậy cho cả bốn bánh.8.2. Phải có đèn báo khi phanh và đèn báo khi phanh hỏng. Nên có các đồng hồ báo giátrị áp suất chất lỏng hoặc chất khí trong hệ thống phanh.64


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 26Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo(sử dụng càng chính tàu bay)1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1.Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe kéođẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng chính tàu bay.1.2.Các quy định này áp dụng đối với các loại xe kéo đẩy tàu bay vận tải thương mại<strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng chính tàu bay.1.3. Các quy định này bảo đảm tính tương thích giữa loại xe kéo đẩy tàu bay và loại tàubay được kéo đẩy.2.Tài liệu viện dẫn2.1. AHM 956 - Functional specification for main gear towbarless tractor – 2005 - Đặc tínhkỹ thuật của xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> cần kéo, sử dụng càng chính tàu bay .3. Yêu cầu chung3.1. Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng chính tàu bay phải đáp ứngnhững yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn, môi trường đối với PTKB có liên quan đãnêu ở Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của tài liệu này.3.2. Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo loại này có khả năng thao tác đẩy lùi bằngcách sử dụng càng chính của tàu bay (một trong hai càng ).3.3.Việc đẩy lùi được xác định là di chuyển tàu bay từ vị trí đỗ đến đường cất hạ cánh.4. Nguyên tắc vận hành4.1. Tàu bay di chuyển được nhờ lực quay các bánh của càng chính tàu bay (một bên)bằng truyền động ma sát của các con lăn .4.2. Không có lực kéo hoặc lực nâng của xe tác dụng lên càng chính của tàu bay.4.3. Tàu bay được lái từ trên buồng lái tàu bay theo chỉ dẫn mặt đất. Cũng có thể lái tàubay từ mặt đất.4.4. Xe có thể được điều khiển từ xa trong quá trình vận hành.4.5. Một người cũng có thể hoàn thành công việc đẩy lùi tàu bay.5. Kết cấu và các kích thƣớc giới hạn5.1. Các kích thước giới hạn của xe được duy trì nhỏ nhất tuỳ theo loại tàu bay mà xe tiếnhành đẩy lùi.5.2. Điểm thấp nhất của kết cấu xe cách mặt đất <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm (8 in).5.3. Kết cấu xe phải có ít nhất 3 khung bàn quay đỡ cơ cấu con lăn ma sát và nguồnđộng lực phù hợp.5.4. Phải có móc kéo ở sau xe.5.5. Xe được thiết kế sao cho <strong>không</strong> gây trở ngại đối với tàu bay khi xảy ra tình trạngkhẩn cấp.6. Vận hành và di chuyển6.1. Xe phải có hệ thống bổ trợ lái. Xe có 2 chế độ làm việc khác nhau là chạy <strong>không</strong> vàđẩy lùi.6.2. Chế độ chạy <strong>không</strong> là chế độ điều khiển bằng tay để di chuyển. Ở chế độ này:65


TCCS 01 : 2008/CHK6.2.1. Xe tự di chuyển về phía trước hay phía sau với tốc độ lên đến 15 km/giờ .6.2.2. Bán kính vòng quay được duy trì nhỏ nhất bảo đảm cho tính cơ động khi tiếp cậnvới các bánh của càng chính tàu bay.6.3. Chế độ đẩy lùi là chế độ được điều khiển từ xa làm cho tàu bay dịch chuyển. Ở chếđộ này:6.3.1. Tất cả các chức năng được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển cầm tay.6.3.2. Tàu bay dịch chuyển êm ái khi điều khiển xe kéo hoặc đẩy.6.3.3. Đẩy lùi tàu bay được thực hiện với tốc độ đi bộ.6.3.4.Tất cả các bánh của xe đều đi theo tàu bay dịch chuyển trong quá trình xe đẩy lùitàu bay.6.3.5. Các con lăn ma sát phải bảo đảm cứng vững và kẹp vào phần giữa các bánh củacàng chính tàu bay.7. Nguồn động lực7.1. Nguồn động lực là động cơ đốt trong.7.2. Nguồn động lực với mức công suất được chọn phù hợp với loại tàu bay mà xe sẽđẩy.8. Bộ điều khiển8.1. Điều khiển từ xa8.1.1.Hệ thống điều khiển từ xa bao gồm hệ thống phát chịu đựng mọi thời tiết, có nguồnriêng, có thể mang theo người và hệ thống thu tương ứng được lắp trên xe.8.1.2.Tín hiệu điện từ trường tia hồng ngoại hoặc radio thường được dùng trong hệ thốngđiều khiển từ xa.8.1.3. Trong mọi điều kiện về môi trường, hệ thống thu phải nhận được tín hiệu từ hệthống phát ở khoảng cách xa nhất là 80 m (262 ft) .8.1.4. Bộ điều khiển cầm tay trục trặc hoặc sự nhiễu tín hiệu trong quá trình đẩy lùi lànguyên nhân làm cho tàu bay dừng lại ngay lập tức.8.1.5. Bộ điều khiển cầm tay để tàu bay di chuyển thường thuộc loại có hai nút bấm điềukhiển ( deadman - type).8.1.6. Hệ thống điều khiển từ xa phải có khả năng tránh được nhiễu điện từ.8.2. Chiếu sáng8.2.1. Xe kéo đẩy cần được trang bị thiết bị chiếu sáng như một chiếc xe bình thườngchạy trên đường và phải có đèn xoay khi hoạt động trên khu bay.8.2.2. Xe được lắp đầy đủ các dãy đèn cảnh báo, nhận biết cho người vận hành.8.2.3. Các đèn cảnh báo phải chỉ ra rõ ràng tình trạng hiện <strong>tại</strong> của xe trong quá trình khaithác cho người vận hành biết .8.3. Hệ thống điều khiển chạy <strong>không</strong> và tình trạng khẩn nguy.8.3.1.Hệ thống điều khiển bằng tay ở chế độ chạy <strong>không</strong> phải chịu được mọi thời tiết vàdễ điều khiển từ chỗ ngồi của người lái.8.3.2. Các núm tắt khẩn cấp được bố trí ở phía trước và sau của xe và cả <strong>tại</strong> bộ điềukhiển từ xa.8.3.3. Xe phải dễ thoát khỏi tàu bay nếu trục trặc xảy ra trong quá trình vận hành.66


TCCS 01 : 2008/CHKPhần 27Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo(sử dụng càng mũi tàu bay)1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xekéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng mũi tàu bay.1.2. Các quy định này áp dụng đối với các loại xe kéo đẩy tàu bay vận tải thương mại<strong>không</strong> dùng cần kéo, sử dụng càng mũi tàu bay. Tiêu chuẩn này <strong>không</strong> áp dụng đối vớicác loại xe kéo đẩy tàu bay với mục đích kéo khẩn cấp.1.3. Các quy định này bảo đảm tính tương thích giữa loại xe kéo đẩy tàu bay và loại tàubay được kéo đẩy.2.Tài liệu viện dẫn2.1.AHM 957 - 2005 - Đặc tính kỹ thuật của xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> cần kéo, sử dụngcàng mũi tàu bay.2.2. Phụ lục 14 – Chương 3 – ICAO – Tài liệu thiết kế và khai thác sân bay.3. Yêu cầu chung3.1. Xe kéo đẩy tàu bay <strong>không</strong> cần kéo, sử dụng càng mũi tàu bay phải đáp ứng nhữngyêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn, môi trường đối với PTKB có liên quan đã nêu ởPhần 1, Phần 2, Phần 2, Phần 3 và Phần 4 của tài liệu này.3.2. Các yêu cầu này có liên quan với các phương án mới nhất của các tài liệu của SEA:3.2.1.SAE ARP 4853 – Tính năng kỹ thuật của các xe kéo <strong>không</strong> cần kéo;3.2.2.SAE ARP 4852 – Tính năng kỹ thuật của các xe kéo đẩy lùi <strong>không</strong> cần kéo;3.2.3.SAE ARP 5283 – Các yêu cầu kiểm tra cơ bản đối với các xe kéo <strong>không</strong> cần kéo sửdụng càng mũi tàu bay;3.2.4.SAE ARP 1330 – Các kết cấu hàn đối với các Trang thiết bị mặt đất;3.2.5.SAE ARP 5284 TLTV Hệ thống lái NLG của tàu bay và hệ thống bảo vệ lực kéo vàthiết bị cảnh báo – Các yêu cầu thiết bị hiệu chuẩn và kiểm tra bảo dưỡng;3.3. Các nhà sản xuất xe kéo đẩy tàu bay phải cung cấp Chứng chỉ chấp thuận sự tươngthích giữa xe kéo và loại tàu bay được kéo đẩy của cơ quan có thẩm quyền.3.4. Xe được thiết kế cho một người điều khiển. Tất cả các chức năng của xe đều do láixe thực hiện.3.5. Khi vận hành, sự quan sát cơ cấu nâng và giữ <strong>không</strong> bị hạn chế từ vị trí của ngườilái.3.6. Từ vị trí người lái phải quan sát được góc nhìn 360 0 .4. Kết cấu và kích thƣớc tổng thể4.1. Kích thước tổng thể của xe phải giữ ở mức nhỏ nhất tùy theo loại tàu bay mà xe kéođẩy.4.2. Xe phải được thiết kế sao cho <strong>không</strong> được gây trở ngại cho quá trình tách khỏi tàubay trong trường hợp khẩn cấp.4.3. Buồng lái phải có hệ thống thông gió, quạt làm mát hoặc điều hòa nhiệt độ và bảođảm cách âm.5. Vận hành và chuyển động5.1. Lực kéo có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại tàu bay. Lực kéo phảiđủ để dịch chuyển tàu bay từ vị trí đỗ (trên tất cả các điều kiện bề mặt vị trí đỗ) và độngcơ tàu bay đang làm việc ở chế độ <strong>không</strong> tải.67


TCCS 01 : 2008/CHK5.2. Các lực tác dụng lên tàu bay trong suốt quá trình vận hành phải tuân theo quy địnhcủa nhà sản xuất tàu bay. Các lực này được giới hạn bởi thiết bị giới hạn tải.5.3. Tốc độ lớn nhất đạt được càng nhanh càng tốt nhưng lực gia tốc phải nằm trong giớihạn mà nhà chế tạo tàu bay quy định.6. Hệ thống lái6.1. Bán kính vòng quay phải giữ là nhỏ nhất theo khả năng có thể.6.2. Xe phải có hệ thống lái khẩn cấp riêng biệt.6.3. Thiết bị cảnh báo lái quá đà càng mũi tàu bay (góc hoặc mômen) phải được trang bị:6.3.1. Thiết bị cảnh báo bao gồm:6.3.1.1. Đèn cảnh báo màu đỏ trên ca bin xe và chuông kêu cho biết giới hạn an toàn lớnnhất đã đến.6.3.1.2. Thiết bị trước cảnh báo tác động lên miếng hổ phách trên cabin xe, đèn cảnh báosáng và tín hiệu chuông báo giới hạn chuyển động đã đến.6.3.2. Hoạt động của hệ thống cảnh báo được tự động đưa vào hệ thống quản lý phầnmềm của xe. Việc đặt lại dữ liệu cảnh báo chỉ được tiến hành bởi người có thẩm quyền.6.3.3. Hệ thống cảnh báo hoạt động tự động khi tàu bay được kẹp chặt chắc chắn vào xe.6.3.4. Thiết bị cảnh báo lái quá đà được thiết kế để bảo vệ phạm vi (vùng) tàu bay bị điềukhiển bởi xe kéo đẩy.7. Phanh7.1. Xe được trang bị các hệ thống phanh có khả năng làm chậm và dừng tàu bay khi cầnthiết.7.2. Phải có cơ cấu nhả phanh tay khẩn cấp cho xe.7.3. Phải có bộ phận chỉ báo khi xe đang sử dụng phanh tay.8. Hệ thống nâng/giữ8.1. Cơ cấu nâng và giữ phải có khả năng giữ được tàu bay mà xe được thiết kế để kéođẩy.8.2. Cơ cấu nâng và giữ cho phép khai thác với tất cả các trạng thái trọng tải kể cả trạngthái <strong>không</strong> cân đối của càng mũi tàu bay.8.3. Các bánh của càng mũi chỉ bị giữ chặt <strong>tại</strong> bề mặt lốp và được giữ ổn định trong cơcấu giữ dưới tất cả điều kiện động lực.8.4. Càng mũi của tàu bay vẫn được giữ chặt trong cơ cấu nâng và giữ vững cả khi độngcơ /hệ thống thuỷ lực của xe bị trục trặc.8.5. Xe phải có hệ thống khẩn cấp độc lập cho phép nhả càng mũi của tàu bay.8.6. Xe phải có hệ thống báo hiệu khi cơ cấu nâng và giữ hoàn thành chức năng của nó.9. Chiếu sáng9.1. Hệ thống chiếu sáng phải bảo đảm ánh sáng đầy đủ cho cả khu vực lái, điều khiển vàcác cơ cấu chấp hành tương ứng.9.2. Xe phải được lắp hệ thống chiếu sáng của một xe bình thường.Phần 2868


TCCS 01 : 2008/CHKXe nâng phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu về an toàn, đặc điểm kỹ thuật và môi trường của xenâng phục vụ công tác kỹ thuật cho tàu bay ở dưới mặt đất.1.2.Các quy định này áp dụng đối với các loại thiết bị sàn nâng dùng hệ thống thuỷ lực,kiểu cơ cấu cái kéo, có thể tự hành được dùng để phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay.2. Tài liệu viện dẫn2.1. Maintenance High Lift Truck – Model MHL-316, MHL-325, MHL-F632DS-A, MHL-F632DS-B Specifications – Đặc tính kỹ thuật của các xe nâng phục vụ bảo dưỡng.2.2. Tiêu chuẩn ISO 3457-Tiêu chuẩn cái chắn bảo vệ các chi tiết máy chuyển động đặtdưới đất- Định nghĩa và yêu cầu.2.3. B777, B767, A320, F70 Maintenance Manual – Tài liệu bảo dưỡng các loại tàu bay.3. Yêu cầu chung3.1. Xe sàn nâng kiểu cơ cấu cái kéo phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay phải đáp ứngnhững yêu cầu cơ bản và yêu cầu về an toàn, môi trường đối với PTKB có liên quan đãnêu ở Phần 1, Phần 2 và Phần 4 của tài liệu này.3.2. Toàn bộ thiết bị được lắp đặt trên xe hoặc sat xi phù hợp, có khả năng di chuyển đếncác địa điểm khác nhau.3.3. Hệ thống thuỷ lực ( xilanh, bơm thuỷ lực) để thực hiện các di chuyển của sàn nâng.Toàn bộ sàn được nâng hạ bằng cơ cấu kiểu cái kéo, hệ thống xi lanh thuỷ lực thực hiệnviệc co vào-duỗi ra của cơ cấu kéo.3.4. Để tăng khả năng tiếp cận vị trí trên tàu bay, một thiết bị trượt dọc và song song vớisàn nâng chính là sàn nâng phụ. Việc thò ra-thụt vào của sàn phụ được thực hiện bởi xilanh thuỷ lực.3.5. Xe có một thang cố định vào khung bệ xe và có tay vịn hai bên để nhân viên kỹ thuậtlên-xuống sàn nâng.3.6. Thiết bị được dùng để nâng hạ nhân viên kỹ thuật và vật tư thiết bị phục vụ công táckỹ thuật tàu bay với những thông số như sau:3.6.1. Chiều cao sàn nâng có thể điều chỉnh được theo yêu cầu và được cố định ở bất cứđộ cao nào trong phạm vi có thể nâng của sàn.3.6.2. Khoảng chiều cao nâng sàn phải lựa chọn phù hợp với chiều cao các loại tàu baycần phục vụ (trong khoảng 1,7 – 9,75 mét ).3.6.3. Khả năng nâng tải tối đa của sàn chính và sàn phụ tùy thuộc yêu cầu về trọng tảicần nâng để phục vụ các loại tàu bay đã lựa chọn.3.6.4. Toàn bộ xe có sàn nâng được cố định vững chắc trên mặt đất bởi các chân chốngđỡ4. Kết cấu và kích thƣớc tổng thể4.1. Mỗi cặp cơ cấu kéo gồm những thanh chống được ghép nối khớp bản lề với nhau ởphần giao nhau giữa chữ X.4.2. Hệ thống nâng sàn gồm có từ 04 tới 06 cặp cơ cấu kéo nói trên, chúng nằm trong 2mặt phẳng thẳng đứng song song nhau. Trong mỗi mặt phẳng sẽ có từ 02 tới 03 cặp chữX nối tiếp nhau thành chuỗi bằng khớp bản lề ở đầu các thanh liền kề.4.3. Hai đầu còn lại của mỗi chuỗi cặp chữ X (gồm 04 đầu của thanh chống bắt chéo)được liên kết với khung xe và khung sàn nâng cùng một kiểu như sau:4.3.1. Một đầu thanh chống lắp con lăn để trượt dọc rãnh lăn trên khung tương ứng.69


TCCS 01 : 2008/CHK4.3.2. Một đầu còn lại nối ghép bản lề với khung tương ứng4.4. Rãnh con lăn trượt theo chiều dọc sàn:4.4.1. Phía trên được liên kết với khung sườn sàn nâng4.4.2. Phía dưới được liên kết với khung sườn và được cố định chắc chắn với khung bệcủa xe cơ sở.4.5. Chân chống đỡ được lắp đặt ở vị trí phù hợp của khung bệ xe; các chân này trượtdọc trong các ống đỡ và thò ra-thụt vào nhờ các xi lanh thuỷ lực ở bên trong.4.6. Việc điều khiển các chuyển động được thực hiện qua các công tắc điện đóng mở cácđường dầu thuỷ lực đến mỗi phía tương ứng của từng xilanh. Các công tắc được lắpghép trên cùng 1 khối hộp, có thể để dưới mặt đất hay mang theo sàn nâng để điềukhiển.4.7. Kích thước tổng thể cần được thiết kế nhỏ gọn nhất.4.8. Thiết bị cần được lắp đặt các thành phần chính sau:4.8.1. Xe ô tô cơ sở;4.8.2. Sàn nâng;4.8.3. Hệ thống thuỷ lực;4.8.4. Hệ thống điều khiển, bảo vệ, an toàn;4.8.5. Hệ thống đèn chiếu sáng.4.9. Sàn nâng4.9.1. Sàn nâng gồm sàn chính và sàn phụ được lắp thành 2 mặt phẳng song song nhauvà trượt dọc nhau khi thay đổi chiều dài sàn nâng.4.9.2. Bề mặt sàn được chống trơn trượt bằng cách lắp ghép các tấm kim loại (nhôm)được làm nhám bề mặt bằng những đường gờ có hướng chéo nhau.4.9.3. Xung quanh sàn nâng có những khung bảo vệ , chiều cao phù hợp. Các khung bảovệ này cần dễ dàng tháo–lắp khi cần thiết nhưng phải đảm bảo an toàn cho người làmviệc trên sàn.4.9.4. Ngoài cùng sàn (rìa mép), 4 phía tiếp xúc với tàu bay được lắp các đệm cao su đểgiảm va đập sàn vào tàu bay.4.10. Hệ thống thuỷ lực4.10.1.Hệ thống được trang bị 02 bơm thuỷ lực:4.10.1.1. Một bơm máy, dùng các nguồn động lực động cơ điện hoặc động cơ xe ô tô4.10.1.2. Một bơm tay, thay thế bơm máy khi <strong>không</strong> có các nguồn động lực, để thu gọnchân chống.4.10.2. Các loại van :4.10.2.1. Van điện từ điều khiển các đường dầu nhằm điều khiển chiều di chuyển củachân chống xilanh nâng-hạ sàn và thò–thụt sàn phụ.4.10.2.2. Van 1 chiều để giữ nguyên vị trí các xilanh ở vị trí mong muốn.4.10.2.3. Van giảm áp để duy trì dải áp suất quy định.4.10.2.4. Van tiết lưu điều tiết lưu lượng dầu thuỷ lực để duy trì tốc độ di chuyển sàn4.10.2.5. Van hạ thấp sàn khẩn cấp.4.10.3. Các loại lọc:4.10.3.1. Lọc thô- thường đặt trong thùng chứa dầu4.10.3.2. Lọc tinh- đặt sau các loại bơm và trước khi vào các thiết bị được cung cấp áplực dầu.4.10.4. Thùng chứa dầu:70


TCCS 01 : 2008/CHK4.10.4.1. Có miệng nạp thêm dầu, có nắp dậy kín <strong>không</strong> cho bụi đất vào nhưng thông hơiđược.4.10.4.2. Có thiết bị báo mức dầu chứa trong thùng.4.10.5. Các ống dẫn dầu dùng để nối nguồn thuỷ lực với các thiết bị dùng năng lượngthuỷ lực.4.10.6. Xi lanh thủy lực:4.10.6.1. Thiết bị cần được trang bị xi lanh thủy lực để nâng hạ sàn nâng chính và thò,thụt sàn nâng phụ.4.10.6.2. Khả năng nâng/đẩy và hành trình di chuyển của xi lanh cần tương ứng với nhucầu nâng/di chuyển của các sàn gắn trên nó.4.10.6.3. Các gioăng/phớt làm kín dầu cần phù hợp với loại dầu thủy lực dùng trong hệthống.4.11. Hệ thống điều khiển an toàn và bảo vệ4.11.1. Tất cả các động tác điều khiển được thực hiện bởi một người.4.11.2. Các điều khiển được vô hiệu hoá ngay lập tức chỉ bằng một công tắc khẩn cấp lắptrên hộp công tắc điều khiển.4.11.3. Sàn phụ <strong>không</strong> thể thò ra được nếu sàn chính chưa được nâng cao hơn nóccabin xe.4.11.4. Sàn chính <strong>không</strong> thể nâng lên được nếu chân chống chưa hạ thấp hoàn toàn.4.11.5. Sàn chính <strong>không</strong> thể hạ thấp hoàn toàn nếu:4.11.5.1.Sàn phụ chưa thu hết vào trong sàn chính4.11.5.2.Hai thanh chống cố định chiều cao sàn khi bảo dưỡng chưa được hạ xuống4.11.6. Chân chống <strong>không</strong> thể thu về nếu như sàn chính chưa hạ thấp hoàn toàn.4.11.7. Động cơ xe sẽ bị tắt máy nếu sàn chính chưa hạ xuống thấp hoàn toàn mà cần sốchuyển về vị trí di chuyển (vị trí khác số N)4.11.8. Xe <strong>không</strong> thể di chuyển được nếu các chân chống chưa thu lên hoàn toàn4.11.9. Các công tắc giới hạn hành trình di chuyển chiều cao nhất của sàn chính, độ thòra dài nhất của sàn phụ.4.12. Hệ thống đèn chiếu sáng4.12.1. Xe phải có 04 đèn chiếu sáng ở 04 góc sàn nâng- phía trước sàn 02 đèn, phíasau 02 đèn. Đèn dùng điện ắc quy của xe4.12.2. Mỗi đèn có gắn liền 01 công tắc để tiện lợi ngắt-nối điện . Mỗi đèn đều có thểquay quanh trụ của nó để có thể rọi ánh sáng đến nơi cần thiết.Phần 29Xe chữa cháy1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng71


TCCS 01 : 2008/CHK1.1. Phần này quy định các yêu cầu tính năng kỹ thuật đối với xe chữa cháy chuyên dùngtrong ngành <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>.1.2. Các quy định này áp dụng đối với xe chữa cháy chuyên dùng trong ngành <strong>Hàng</strong><strong>không</strong>. Xe có khả năng vừa chạy vừa phun bọt để phục vụ công tác chữa cháy trong sânbay.2. Tài liệu viện dẫn-Chapter 9 – ANNEX 14 - ICAO3. Yêu cầu chungXe chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> các Phần 1, Phần 2 vàPhần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Khung xe phải phù hợp với tiêu chuẩn thương mại và trên nó được lắp đặt các phầnsau:- Buồng lái;- Động cơ đốt trong;- Bộ truyền động;- Bơm thuỷ lực;- Thùng chứa nước;- Thùng chứa bọt foam;- Bình đựng bột khô;- Hệ thống súng phun ( Trên nóc xe, trước xe, phun bột khô);- Hệ thống vòi hút nước ( ở các họng nước cứu hoả và ao hồ );- Hệ thống chống cháy lan;- Hệ thống điều khiển, các van, đồng hồ;- Hệ thống an toàn;4.2.Các kích thước khuôn khổ của và trọng lượng của xe phải thoã mãn các yêu cầu củaLuật giao thông đường bộ <strong>Việt</strong> nam.5. Các yêu cầu kỹ thuật5.1. Xe phải có khả năng vừa chạy vừa phun bọt theo yêu cầu chữa cháy, khẩn nguy sânbay.5.2. Khả năng leo dốc ít nhất là 31, xuống dốc -20 trong điều kiện chất đầy tải.5.3. Xe phải có khả năng tăng tốc từ 0 đến 80 km trong thời gian nhiều nhất là 40 giây;tốc độ tối đa trên nền đường tiêu chuẩn đạt ít nhất là 100 km/giờ.5.4. Xe phải bảo đảm lượng nước, bọt, bột hoá chất khô theo đúng yêu cầu của ngườikhai thác.Lượng nước, bọt, bột khô cần phải cung cấp tuân theo quy định của ICAO cho từng cấpkhẩn nguy và chống cháy của sân bay theo quy định của mục 9.2. (Annex 14 ).5.5. Động cơ và bơm thuỷ lực phải có công suất đủ theo yêu cầu tác nghiệp.5.6. Công suất máy bơm phải đạt tối thiểu là 3.000 lít/phút. Chiều cao cột hút ít nhất là 6mét.5.7. Súng phun chính (trên nóc xe) phải bảo đảm:- Lưu lượng phun đạt tối thiểu 1.400 lít/phút với áp suất là 12 bar;- Tầm phun xa ít nhất là 50 mét, cao 30 mét;- Tầm quay ngang ít nhất 230, góc quay thẳng đứng từ - 20 đến + 45;- Có thể phun tự động hoặc bán tự động, phun tập trung hoặc phun rộng.5.8. Súng phun phụ trước xe phải bảo đảm:- Lưu lượng phun ít nhất là 1.000 lít/phút với áp suất 12 bar;72


TCCS 01 : 2008/CHK- Tầm phun ít nhất là 40 mét;- Tầm quay ngang là 180, góc quay thẳng đứng từ - 20 đến + 45.- có thể phun tập trung hoặc phun rộng.5.9. Xe phải có hệ thống chống cháy lan gầm và lốp xe để chống cháy khi xe hoạt độngtrong vùng nóng, lửa cháy. Có ít nhất 4 vòi đặt ở gầm xe để phun với công suất 200lít/phút cho mỗi vòi và được điều khiển từ xa <strong>tại</strong> bảng điều khiển trung tâm.5.10. Hệ thống trộn bọt của xe phải tự động điều chỉnh và ổn định mức pha trộn theo tỷ lệquy định từ 0 đến 12%.Công suất pha trộn từ 2.000 đến 4.000 lít hỗn hợp/phút (sai số +5%).5.11. Xe phải có tối thiểu 2 cuộn ống để phun nước hoặc bọt, chiều dài ít nhất là 40mét/cuộn với đường kính trong ít nhất là 40 mm. Mỗi bên xe có 1 cuộn ống này và kèmtheo:- 01 van quay 1/4 vòng để nối ghép;- 40 mét ống <strong>không</strong> bẹp có đường kính trong là 40mm;- Tang trống cuộn ống để lăn về mọi phía;- Đầu phun.5.12. Với bột hoá chất khô phải có hệ thống vòi bắn riêng, dài ít nhất 20 mét với súng bắnáp suất 14 bar công suất 3 kg/giây đến 5 kg/giây.5.13. Dung tích các thùng chứa tuỳ theo yêu cầu nhưng ít nhất phải bảo đảm:- Nước 3.000 lít;- Bọt 400 lít;- Bột hoá chất khô 200 kg.5.14. Thùng chứa nước và bọt phải làm bằng vật liệu <strong>không</strong> gỉ hoặc bề mặt được xử lýbảo đảm <strong>không</strong> gỉ. Thùng chứa phải bảo đảm độ bền khi xe hoạt động ở địa hình xấu,phức tạp.Thùng chứa nước phải có hệ thống báo đo mức nước, tự động khoá khi nước nạp đầy.5.15. Bình chứa bột hoá chất khô phải làm bằng vật liệu <strong>không</strong> gỉ, chống ăn mòn do hoáchất. Các đầu phun phải được làm bằng thép <strong>không</strong> gỉ hoặc hợp kim <strong>không</strong> gỉ, nhẹ.5.16. Buồng lái phải bảo đảm:- Quan sát tốt, dễ ra vào, chống ồn, bức xạ, phản quang, có lắp điều hoà nhiệt độ;- Chứa được ít nhất 5 người; ghế lái xe điều chỉnh được.5.17. Bảng điều khiển bố trí hợp lý, dễ sử dụng.Hệ thống điều khiển phun, hút.. từ xa đặt trong buồng lái. Có đủ các đồng hồ, đèn báo thểhiện các thông số kỹ thuật cần thiết cũng như báo lỗi các hệ thống.5.18. Xe phải bảo đảm các loại đèn theo luật giao thông đường bộ ngoài ra còn phải cóđèn quay và còi, đèn tìm kiếm chuyên dùng cho xe cứu hoả, đèn tìm kiếm chuyên dùngcầm tay. Xe phải có khoá mát.5.19. Xe phải có hệ thống liên lạc tốt để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất, hiệuquả nhất.5.20. Các trang bị kèm theo xe:- ít nhất là 04 bộ đồ cứu hoả chuyên dùng ( quần áo, mũ, giày, mặt nạ, găng tay,bình o xy)- Bộ dụng cụ chữa cháy gồm cưa máy cứu nạn, kéo cắt thuỷ lực, kích, thangnhôm gấp (8 đến 10 mét), bơm thuỷ lực cầm tay, banh thuỷ lực;- Lốp dự phòng;- 04 cuộn vòi phun nhẵn mỗi cuộn dài ít nhất 30 mét kèm các đầu nối .- Đèn tìm kiếm dự phòng;- Máy nạp ác quy;73


TCCS 01 : 2008/CHK- Bộ dụng cụ đồ nghề;- Bình cứu hoả.Phần 30Xe tẩy vệt cao su trên đƣờng cất hạ cánh tàu bay1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng74


TCCS 01 : 2008/CHKPhần này đưa ra các yêu cầu tính năng kỹ thuật đối với xe tẩy vết cao su đườngcất hạ cánh tàu bay.2. Yêu cầu chungXe tẩy vệt cao su phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> các Phần 1, Phần 2và Phần 4 của Tài liệu này.3. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn3.1. Các kích thước khuôn khổ và trọng lượng của xe phải thoả mãn tất cả các yêu cầuLuật giao thông đường bộ của nước <strong>Việt</strong> nam. Các kích thước khuôn khổ này bảo đảm ởmức gọn nhất phù hợp với điều kiện hoạt động trong sân bay.3.2. Sát xi xe phải phù hợp với tiêu chuẩn thương mại và trên nó được lắp đặt các bộphận sau:- Khung xe;- Buồng lái;- Động cơ đốt trong;- Bộ truyền động;- Bơm thuỷ lực;- Thiết bị tẩy vết cao su trên đường hạ cất cánh tàu bay;4. Các yêu cầu kỹ thuật4.2. Công suất của động cơ phải đạt từ 120 mã lực trở lên.4.3. Các yêu cầu đối với thiết bị tẩy vết cao su:4.3.1.Tẩy được vết cao su của lốp tàu bay dính bám trên đường cất hạ cánh của tàu bay.4.3.2.Tẩy được vết cao su dày trên 3 mm.4.3.3. Khi tẩy <strong>không</strong> được làm sứt mẻ khe, <strong>không</strong> ảnh hưởng đến cường độ bê tông,<strong>không</strong> mất độ nhám mặt bê tông, <strong>không</strong> gây việc thẩm thấu chất liệu tẩy vào bê tông và<strong>không</strong> gây ô nhiễm môi trường.4.3.4. Sau khi tẩy phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ để khỏi ảnh hưởng đến hoạt động khaithác sân bay.4.3.5. Thiết bị tẩy vết cao su được lắp vào xe một cách dễ dàng, thao tác đơn giản.Phần 31Dolly hàng hóa1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định những yêu cầu đặc tính kỹ thuật đối với dolly hàng hóa.1.2. Các quy định này được áp dụng cho dolly được kéo có khả năng di chuyển mâmthùng (viết tắt là ULD) trên dolly.75


TCCS 01 : 2008/CHK2. Tài liệu viện dẫn2.1. Đặc tính kỹ thuật của Pallet – Dolly (AHM 966 – IATA);2.2. Tóm tắt về các kích thước và sức chứa của ULD (AHM 909 - IATA);2.3.Các yêu cầu thích ứng của thiết bị mặt đất đối với thùng chứa hàng tàu bay (AHM 911- IATA).3.Yêu cầu chung3.1. Dolly phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần1, Phần 2 và phần 5 củaTài liệu này.3.2. Dolly được thiết kế sao cho có thể kéo chúng theo đàn .4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Trên khung xe thích hợp phải có sàn con lăn để mang các ULD.4.2. Trên khung xe có lắp cầu sau cố định và cầu lái phía trước.4.3. Chiều cao sàn con lăn là 508 mm (20 in) (đỉnh của các con lăn).4.4. Kích thước giới hạn của dolly giữ ở mức nhỏ nhất.4.5. Dolly phải có cần kéo lắp phía trước và móc kéo lắp phía sau, cả hai đều phải chắcchắn để cho phép 05 dolly chất đầy hàng hóa được kéo thành đoàn.4.6. Cần kéo phải đủ dài để tránh sự va chạm giữa các dolly trong dãy với nhau khi quayvới bán kính vòng quay nhỏ đã định.4.7.Dolly phải có phanh tay hoặc bộ phận tương đương bảo đảm nó <strong>không</strong> bị tự trôi vớitrọng lượng toàn bộ cho phép đứng ở mặt phẳng có độ nghiêng ít nhất là 7 %.5. Thiết kế sàn , các thanh dẫn hƣớng5.1. Bề mặt con lăn của sàn cho phép các thùng chứa hàng tàu bay dịch chuyển trên đó.5.2. Sàn được thiết kế để có thể chuyển ULD từ dolly này qua dolly khác <strong>tại</strong> hai cạnhchiều dọc (theo chiều chuyển động của dolly) của dolly.5.3. Các thanh dẫn hướng được lắp dọc hai bên cạnh chiều ngang của dolly.5.4. Chốt khóa ULD có 2 vị trí nâng lên hoặc hạ xuống được lắp <strong>tại</strong> từng mép cuối củavùng con lăn.5.5.Điều khiển chốt ULD bằng một người.5.6. Sàn được thiết kế để có thể dịch chuyển bằng tay các ULD và phải có lối đi để dichchuyển hàng. Lối đi phải thiết kế cho 2 người , mỗi lối đi phải rộng ít nhất 305 mm (12 in)và làm bằng vật liệu chống trượt.5.7.Theo thứ tự dễ dàng chuyển các ULD ra/vào sàn và lôi kéo ULD bị tác động đầu tiên,các con lăn dẫn có đường kính có thể lớn nhất.6. Tính cơ động và độ ổn định6.1. Dolly (1 hoặc nhiều cái) <strong>không</strong> bị rung, lắc khi chất đầy hàng (hoặc <strong>không</strong> chất hàng)được kéo chạy với tốc độ đạt tới 30 km/h (19 mph).Phần 32Mooc chứa hàng hóa rời1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định những yêu cầu đặc tính kỹ thuật tối thiểu đối với mooc kéo hànghóa/ hành lý rời.1.2. Các quy định này được áp dụng cho các mooc kéo dùng để mang theo hànghóa/hành lý rời.76


TCCS 01 : 2008/CHK2.Tài liệu viện dẫnĐặc tính kỹ thuật của mooc kéo (AHM 963 - IATA)3.Yêu cầu chungMooc kéo hàng hóa/ hành lý rời phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> Phần1, Phần 2, Phần 4 và Phần 5 của tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Sàn mooc kéo phải thích ứng để chất hàng với tổng trọng lượng <strong>không</strong> nhỏ hơn1.500 kg (3,300 lb). Sàn được lắp đặt bằng các vật liệu sao cho bảo đảm chắc chắn, antoàn khi hàng hóa đã được chất lên sàn.4.2. Tự trọng của mooc kéo cần giữ ở mức thấp hợp lý. Mooc kéo phải được thiết kế phùhợp cho một người vận hành.4.3. Mooc kéo cần được thiết kế để chịu được tác động mạnh bằng tay.4.4.Thanh kéo được nối với mặt trước và móc kéo phía sau mooc kéo, cả hai vị trí nàyphải đảm bảo độ cứng vững để ít nhất 05 mooc kéo chất đầy hàng hóa được kéo đithành đoàn.4.5. Thanh kéo phải đủ dài để các mooc kéo <strong>không</strong> va chạm với nhau khi quay ở bánkính vòng quay nhỏ nhất đã quy định.4.6. Mooc kéo phải có phanh tay hoặc bộ phận tương đương để bảo đảm nó <strong>không</strong> bị trôikhi chất trọng tải lớn nhất cho phép ở mặt phẳng dốc nghiêng ít nhất là 7%.4.7.Mooc kéo phải thoát nước, <strong>không</strong> được để nước tích tụ trên sàn.4.8. Chiều dài của mooc kéo (khi đã thu thanh kéo) <strong>không</strong> được vượt quá 3,5 m (138 in),chiều cao của sàn so với mặt đất <strong>không</strong> được vượt quá 600 mm (24 in) khi chất tải/dỡ tải.4.9.Mặt trong của sàn và các mặt bên phải phẳng và nhẵn.5. Tính di chuyển5.1. Độ ổn định của mooc kéo (một hoặc nhiều cái) đã được chất tải đến trọng lượng lớnnhất hoặc đang rỗng phải bảo đảm sao cho có thể kéo đi với tốc độ lên đến 30 km/h (19mph) mà <strong>không</strong> bị rung, lắc nguy hiểm.5.2. Bán kính vòng quay của đoàn mooc kéo phải giữ ở mức nhỏ nhất.Phần 33Xe tra nạp nhiên liệucho các phƣơng tiện hoạt động trên khu bay1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng1.1. Phần này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với xe nạp nhiên liệu tự di chuyển chocác phương tiện khu bay.1.2. Các quy định này chỉ áp dụng đối với xe nạp nhiên liệu tự hành dùng để nạp nhiênliệu cho các phương tiện khu bay và các xe nói chung trong khu vực sân bay mà <strong>không</strong>áp dụng đối với xe nạp nhiên liệu cho tàu bay.77


TCCS 01 : 2008/CHK2.Tài liệu viện dẫn- Đặc tính kỹ thuật của xe nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trong sân bay(AHM 980)3.Yêu cầu chungXe nạp nhiên liệu cho các Phương tiện hoạt động trong khu bay phải đáp ứng các yêucầu có liên quan quy định <strong>tại</strong> các Phần 1, Phần 2 và Phần 4 của Tài liệu này.4. Kết cấu và kích thƣớc giới hạn4.1. Sát xi xe phải phù hợp với tiêu chuẩn thương mại và trên nó được lắp đặt phù hợpcác phần sau :-Thùng chứa nhiên liệu;-Hệ thống cung cấp nhiên liệu ( bơm, vòi, tang cuộn vòi, đầu tra nạp,vv...);-Hệ thống điều khiển, các van, đồng hồ;-Các bộ lọc-Van xả;-Hệ thống an toàn.4.2.Điểm thấp nhất của gầm xe cách mặt đất <strong>không</strong> được nhỏ hơn 200 mm.4.3.Bán kính quay vòng nhỏ nhất <strong>không</strong> lớn hơn 12 mét (40 ft).4.4. Xe cần làm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc được xử lý chống ăn mòn ở những nơiđược yêu cầu.4.5.Các móc kéo được lắp ở trước và sau xe để có thể kéo xe khi nó bị hỏng4.6. Phải lắp các khung chống va chạm để bảo vệ xe cũng như thùng chứa nhiên liệu.5.Thùng chứa nhiên liệu5.1.Xe phải có 1 thùng chứa cho mỗi loại nhiên liệu để vận chuyển và cấp nhiên liệu.5.2. Thùng nhiên liệu phải có những đặc điểm sau:5.2.1. Dễ làm sạch;5.2.2. Các mối lắp ráp, hàn, tán phải bằng phẳng, nhẵn để tránh sự tích tụ chất bẩn ;5.2.3. Các mép cuối phải là hình cầu hoặc hình đĩa thích hợp và bán kính tròn ít nhất là75 mm ;5.2.4. Đáy thùng phải dốc là 5 0 về van xả ;5.2.5.Trong thùng phải lắp các vách ngăn;5.2.6. Đỉnh thùng phải có lỗ (cửa) với đường kính ít nhất 0,5 mét (20 in) để có thể vàotrong thùng kiểm tra và làm sạch;5.2.7.Thùng phải có lỗ thông hơi với bộ phận chống bắt lửa;5.2.8. Thùng phải có dụng cụ chỉ mức nhiên liệu được bảo vệ thích hợp và lắp đặt ởvị trímà lái xe dễ nhìn thấy;5.2.9. Các thùng nhiên liệu được lắp bằng phương pháp treo – nổi, <strong>không</strong> được lắp theokiểu lắp cứng trên thân xe để tránh rung lắc khi vận hành ;5.2.10.Trên đỉnh xe phải có lối đi rộng ít nhất là 0,5 mét ;5.2.11. Phải có chỗ đứng quanh lỗ vào/ra thùng hoặc lỗ nạp nhiên liệu;5.2.12. Phải có thang lắp sau xe để có thể trèo lên đỉnh thùng nhiên liệu;5.2.13. Lỗ nạp nhiên liệu và lỗ vào/ra thùng nhiên liệu phải có hệ thống nắp đậy bịt kín képvà khoá an toàn.78


TCCS 01 : 2008/CHK5.2.14. Dung tích thùng nhiên liệu được thiết kế tuỳ theo loại xe, thường thì ít nhất là2.000 lít (440 imp. gal).6. Bơm6.1.Các bơm nhiên liệu được truyền động bởi nguồn động lực của xe (động cơ chính)hoặc bởi nguồn động lực phụ. Để bảo đảm an toàn trong quá trình tra nạp, <strong>không</strong> nêndùng động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng.6.2.Nếu bơm được truyền động bởi động cơ chính thì sự truyền động đó chỉ có thể tiếnhành khi cần số ở vị trí trung gian hoặc vị trí đỗ và đang kéo phanh tay.6.3. Bơm phải có khả năng cung cấp ít nhất là 30 lít nhiên liệu/phút (6.6 imp.gal) .7. Vòi cấp nhiên liệu7.1.Vòi cấp nhiên liệu phải mềm, làm bằng vật liệu chống gập và phù hợp với loại nhiênliệu chứa trong thùng.7.2. Màu của nắp thùng chứa và đầu cấp nhiên liệu phải theo tiêu chuẩn quốc gia.7.3. Vòi cấp và đầu cấp nhiên liệu phải được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.Chiều dài của vòi cấp ít nhất phải là 5 mét.7.4. Đầu tra nạp ở cuối vòi phải có khả năng tự động đóng, mở.7.5. Mỗi vòi phải được trang bị dụng cụ tự cuốn vòi .7.6.Ngăn chứa cho mỗi đầu cấp nhiên liệuphải bố trí hợp lý.8. Hệ thống an toàn8.1. Hệ thống điện phải được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho các xevận chuyển nhiên liệu.8.2. Phải có công tắc ngắt mát cho ác quy.8.3.Các bình dập cháy phù hợp phải đươc cung cấp cho xe theo quy định của quốc gia.8.4.Hệ thống xả của động cơ phải được lắp đặt đúng theo quy định hù hợp.9. Hệ thống điều khiểnHệ thống điều khiển cấp nhiên liệu phải dễ đến gần khi ở dưới đất.Phụ lục A(quy định)Danh mục phƣơng tiện hoạt động trên khu bay1. Xe thang là phương tiện để hành khách và những người được phép làm việc trên tàubay, lên xuống tàu bay.2. Cầu hành khách là phương tiện cố định hoặc di động nối từ nhà ga đến tàu bay đểhành khách và những người được phép làm việc trên tàu bay lên, xuống tàu bay.79


TCCS 01 : 2008/CHK3. Xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt (gọi tắt là xe phục vụ người tàn tật) làphương tiện dành riêng cho hành khách <strong>không</strong> có khả năng tự di chuyển bình thường,được trang bị các thiết bị chuyên dùng để giúp các hành khách lên, xuống tàu bay antoàn thuận lợi.4. Xe cấp suất ăn là phương tiện để chuyên chở, cung cấp và thu gom suất ăn phục vụtrên tàu bay.5. Xe cấp nước sạch là phương tiện để chuyên chở và cung cấp nước sạch, phục vụhành khách và người được phép làm việc trên tàu bay.6. Xe vệ sinh là phương tiện để hút chất thải trong buồng vệ sinh tàu bay, cấp nước rửabuồng vệ sinh tàu bay.7. Xe chở khách trong sân bay là phương tiện để chuyên chở hành khách trong sân bay.8. Xe điều hoà <strong>không</strong> khí là phương tiện làm mát, làm ấm hoặc làm thông thoáng tàu bay.9. Xe nâng hàng là phương tiện để xếp dỡ hành lý, hàng hoá được đóng trong mâm,thùng lên, xuống tàu bay.10. Xe băng chuyền là phương tiện để xếp dỡ hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện,thư ở dạng rời lên xuống tàu bay.11. Xe trung chuyển là phương tiện để chuyển các mâm, thùng chuyên dùng từ thiết bịchuyên chở này sang thiết bị chuyên chở khác.12. Xe đầu kéo là phương tiện để kéo các dolly chứa thùng/mâm hành lý, hàng hóa;mooc kéo chứa hành lý, hàng hóa, bưu kiện và các phương tiện <strong>không</strong> tự hành trên khubay.13. Xe xúc nâng là phương tiện để xúc, nâng, hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trong khuvực sân đỗ, các kho bãi, các nhà ga hàng hóa.14. Xe cấp điện cho tàu bay là phương tiện để cấp điện một chiều và xoay chiều với điệnáp, tần số phù hợp với yêu cầu cho tàu bay.15. Xe cấp khí khởi động tàu bay là phương tiện để cấp khí phù hợp để kiểm tra và khởiđộng động cơ tàu bay và khí phục vụ hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm tàu bay.16. Xe thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay là phương tiện để tạo áp suất, lưulượng thủy lực phù hợp cho hệ thống thủy lực của từng loại tàu bay nhằm phục vụ côngtác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay.17. Cần kéo tàu bay là phương tiện dùng để phục vụ kéo, đẩy tàu bay.18. Xe kéo, đẩy tàu bay là phương tiện để kéo, đẩy tàu bay vào và ra khỏi vị trí đỗ của tàubay và phục vụ công tác cứu nạn tàu bay.19. Các loại cẩu và thiết bị nâng là phương tiện để phục vụ bảo dưỡng định kỳ, sửa chữatàu bay ở vị trí trên cao và các hoạt động khác.20. Xe tra nạp nhiên liệu cho tàu bay là phương tiện để tra nạp nhiên liệu cho tàu bay21. Xe chữa cháy là phương tiện để chữa cháy cho tàu bay và các thiết bị, công trìnhkhác theo yêu cầu.22. Xe dẫn tàu bay là phương tiện để dẫn tàu bay lăn vào vị trí đỗ hoặc lăn ra vị trí chờcất cánh theo quy định trên sân đỗ.23. Xe cắt cỏ là phương tiện để cắt và thu gom cỏ trong sân bay.24. Xe tẩy vết cao su trên đường cất hạ cánh của tàu bay là phương tiện để tẩy vết caosu trên đường cất cánh, hạ cánh của tàu bay, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môitrường.25. Xe vệ sinh sân đường là phương tiện để làm sạch hệ thống sân đường, bảo đảm antoàn cho hoạt động bay.80


TCCS 01 : 2008/CHK26. Xe phun sơn là phương tiện để sơn các tín hiệu trên đường cất cánh, hạ cánh, đườnglăn, sân đỗ tàu bay.27. Xe cứu thương là phương tiện để cấp cứu người và phục vụ công tác khẩn nguy cứunạn <strong>Hàng</strong> <strong>không</strong>.28. Dolly là rơ mooc chuyên dùng trong ngành hàng <strong>không</strong> để vận chuyển các mâm/thùng chứa hành lý, hàng hóa trên khu bay.29. Thiết bị chiếu sáng di động là phương tiện để chiếu sáng trong các trường hợp khẩncấp hoặc các yêu cầu đặc biệt trong khu vực sân đỗ tàu bay.30. Xe nâng vật tư, hàng hóa rời phục vụ tàu bay là phương tiện chuyên dùng trongngành hàng <strong>không</strong> để chuyên chở và nâng các vật tư, vật phẩm, dụng cụ phục vụ tàubay.31. Rơ mooc kéo là phương tiện để chứa hành lý, hàng hóa, bưu kiện rời trên khu bay.32. Xe nạp nhiên liệu cho các phương tiện trong khu bay là phương tiện dùng để cấpnhiên liệu (xăng hoặc dầu Diesel) cho các phương tiện hoạt động trong khu bay33. Các loại phương tiện, thiết bị khác hoạt động phục vụ trên khu bay.Phụ lục B(quy định)Các ký hiệu hình tƣợng của hệ thống điều khiểncác phƣơng tiện hoạt động trên khu bay81


TCCS 01 : 2008/CHKPhụ lục C(quy định)Mặt phân cách của xe kéo82


TCCS 01 : 2008/CHK83

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!