22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

THPT Lê Quý Đôn

– Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo

nên cấu trúc của da, lông, móng.

– Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa

hàm lượng đường glucô trong máu.

– Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân

giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit.

– Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic

trong máu...

Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin

nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

– Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi

pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất

cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến

sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit

amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng

chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp

xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.

BÀI 10: AXIT NUCLEIC

I. KHÁI NIỆM:

- Axit nuclêic là một đại phân tử sinh học có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là

nuclêôtit.

- Axit nuclêic có 2 loại: Axit đêoxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN)

II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN:

1. Nuclêôtit - Đơn phân của ADN:

- Cấu tạo đơn phân của Nuclêôtit gồm 3 thành phần:

+ Đường Pentôzơ: (đường Đêôxiribô): C 5 H 10 O 4 .

+ Axit photphoric H 3 PO 4

+ Một trong 4 loai bazơnitơ: Adenin(A), Timin(T), Guamin(G), Xitoxin(X).

- Từ 4 loại bazơnitơ tạo nên 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X

- Tên gọi của bazơ nitơ chính là tên gọi của nuclêôtit.

2. Cấu trúc của ADN theo Watson và Crick:

- ADN là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P; được cấu

tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit, các nucleotit liên kết với nhau bằng

liên kết photpho dieste tạo thành chuỗi polynucleotit.

* Cấu trúc không gian của ADN:

+ Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit ngược chiều nhau, xoắn

quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). các nucleotit đối diện trên hai mạch đơn

liên kết với nhau bằng liên kết hydro (trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết

với X bằng 3 liên kết hydro).

+ Chiều cao vòng xoắn (chu kì xoắn): 3,4nm hay 34A o (1 chu kì xoắn gồm 10 cặp Nuclêôtit)

kích thước 1 nuclêôtit: 3,4A o hay 0,34nm.

+ Đường kính vòng xoắn:2nm

- Chiều dài phân tử ADN từ vài chục đến vài trăm m .

* Ở tế bào nhân sơ ADN tồn tại ở dạng mạch vòng, tế bào nhân thực tồn tại ở dạng chuỗi

xoắn kép

3. Chức năng của ADN:

- Tính đa dạng và đăc thù của ADN Mỗi phân tử AND được đặc trưng bởi số lượng, thành

phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.

- Chức năng: mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

Trang 13

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!