22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

Trang 29

THPT Lê Quý Đôn

độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của

enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.

– Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản

ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm

nồng độ enzim trong tế bào.

– Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim

nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy

(Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số

enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật). Một số chất khác khi liên kết với enzim

lại làm tăng hoạt tính của enzim.

Câu 3. Trình bày cơ chế tác động của enzim?

– Sơ đồ tổng quát:

Enzim + cơ chất → phức hợp enzim-cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim

– Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian

(enzim - cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản

phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác

phản ứng với cơ chất mới cùng loại.

– Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho

một loại phản ứng sinh hoá. Cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản

ứng.

Câu 4. Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn

thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các

biện pháp trên?

Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân

prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ

dày hoăc trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn

ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.

Câu 5. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai?

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một

nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có

thể ngừng hẳn.

BÀI 23, 24 HÔ HẤP TẾ BÀO

I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO:

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucozo) thành các chất

đơn giản (CO 2 và H 2 O), đồng thời giải phóng năng lượng ATP cho mọi hoạt động sống của tế

bào của tế bào và cơ thể.

- Phương trình hô hấp tế bào:

C 6 H 12 0 6 + 60 2 = 6C0 2 + 6H 2 0 + Q (ATP + Nhiệt)

- Bản chất của quá trình hô hấp là quá trình ôxi hóa khử sinh học. Thong qua chuỗi phản ứng

này, phân tử hữu cơ chủ yếu là (glucozo) được phân giải dần dần và năng lượng của nó được

giải phóng dần dần ở các giai đoạn khác nhau.

- Ti thể là bào quan nào thực hiện chức năng hô hấp

- Tốc độ hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO:

1. Đường phân:

- Nơi diễn ra: Tế bào chất

- Nguyên liệu: Glucôzơ, ATP, ADP, NAD +

- Sản phẩm: Axit piruvic, ATP, NADH, ADP

- Năng lượng: 4ATP – 2ATP = 2ATP

2. Chu trình Crep:

- Nơi diễn ra: Chất nền ti thể

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!