22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

THPT Lê Quý Đôn

- Ngoài ra Pêroxixom được hình thành từ mạng lưới nội chất trơn, chứa nhiều enzim đặc hiệu.

Chức năng: chuyển hóa lipit, khử độc cho TB.

VIII. BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZOXOM

1. Bộ máy gôngi

- Cấu trúc: Bộ máy gôngi là hệ thống túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau.

- Chức năng: Bộ máy gôngi là nơi thu nhận một số chất như: Protein, lipit, đường…lắp ráp

thành sản phẩm cuối cùng rồi vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào. Ngoài ra bộ máy gôngi

còn là nơi tổng hợp một số hoomon và tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật

2. Lizoxom:

Đơ Đuyvơ phát hiện năm 1949.

- Cấu trúc: Lizoxom là bào quan được hình thành từ bộ máy gôngi có dạng túi, có kích thước

từ 0,25-0,6µm. Lizôxôm được bao bọc bởi một lớp màng bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân.

- Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết thời hạn sử

dụng.

IX. KHÔNG BÀO:

- Cấu trúc: Không bào là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Không bào được bao bọc bởi một

lớp màng bên trong chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hoặc có chứa sắc tố (TB cánh hoa)

- Chức năng:

+ Tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.

+ Tạo màu sắc ở một số tế bào cánh hoa quyến rũ côn trùng thụ phấn.

+ Chứa chất phế thải, chất độc đối với một số loài ăn thực vật (chức năng bảo vệ),…

BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)

X. MÀNG SINH CHẤT:

1. Cấu trúc: Cấu trúc khảm động:

- Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính: lipit màng và protein màng

* Lipit màng là lớp phân tử kép lipit (gồm 2 phân tử lipit áp sát nhau làm nên cấu trúc cơ bản

bao bọc quanh tế bào).

Về thành phần hóa học: photpholipit và colesterol. Thành phần của đa số màng hầu như bao

giờ cũng là photpholipit, liên kết với một hàm lượng nhỏ các lipit trung tính và glicolipit.

+ Lớp photpholipit : dày khoảng 9nm.

- Phân tử phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước hướng ra ngoài.

- Photpholipit gồm nhiều loại, các phân tử này xếp xen kẻ với nhau, từng phân tử có thể quay

xung quanh các trục chính của mình và đổi chổ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân

tử theo chiều ngang. Chính sự vận động đổi chổ này đã làm nên tính linh động của màng tế bào.

Hai lớp màng thường chứa các lipit khác nhau.

- Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu.

+ Colesterol: nằm xen kẻ với photpholipit và rải rác trong màng. Chiếm 25 – 30% thành phần

lipit màng. Colesterol cản trở sự đổi chổ của photpholipit, do đó làm giảm tính linh động của

màng. Nên màng sẽ ổn định hơn.

* Xen kẽ các phân tử phôtpholipit là các phân tử protein. Có 2 loại protein:

- Protein xuyên màng: là loại xuyên suốt qua lớp kép phôtpholipit. Đây là kênh vận chuyển

tích cực các chất qua màng (tính thấm chọn lọc của màng).

- Protein bám màng: liên kết với cacbohidrat hoặc lipit để thực hiện nhiều chức năng khác

như: thu nhận thông tin, protein là enzim, protein làm nhiệm vụ ghép nối TB.

- Ngoài ra màng còn có cholesterol, có chức năng tăng cường tính ổn định của màng,

cacbohidrat và glicoprotein giúp nhận biết tế bào quen hay lạ.

2.Chức năng:

- Là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược

lại.

- Vận chuyển các chất (Kênh prôtêin).

Trang 21

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!