22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

BÀI 13. TẾ BÀO NHÂN SƠ

Trang 17

THPT Lê Quý Đôn

I. Khái quát về tế bào:

+ Thuyết TB: tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các quá trình chuyển hóa vật

chất và di chuyển đều xảy ra trong tế bào, tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào

đang ồn tại trước đó.

- Hình dạng và kích thước các loại TB không giống nhau nhưng đều có kích thước quá nhỏ.

Dựa vào cấu trúc người ta chia 2 nhóm TB: TB nhân thực và tế bào nhân sơ đều có 3 thành phần

cấu trúc cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

+ Tế bào chất và các bào quan

Tóm lại: TB là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ đặc điểm của 1 hệ sống.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ (TBvi khuẩn)

Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, chưa có các bào

quan co màng bao bọc.

1. Thành phần bắt buộc:

a. Màng sinh chất: Có cấu tạo từ photpholipit và Prôtêin

b. Tế bào chất:

- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính: bào

tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác), có riboxom và các hạt

dự trữ

- Là nơi tổng hợp các loại Protein và các hoạt động sống của TB.

c. Vùng nhân:

Vùng nhân thường chỉ là 1 phân tử ADN vòng chưa có màng nhân rõ TB nhân sơ

2. Thành phần không bắt buộc

a. Thành tế bào: được cấu tạo từ chủ yếu từ peptiđô glican, có chức năng quy định hình dạng

tế bào..

Dựa vào thành TB người ta chia vi khuẩn ra làm 2 loại: Gram dương (G + ) và Gram âm (-)

b. Vỏ nhầy: Giúp vi khuẩn tăng sức bảo vệ hay bám dính vào các bề mặt của tế bào vật chủ.

c. Lông: Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào

người.

d. Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V)

sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế

bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích

thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia

trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

Câu 2. Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?

– Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo

nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết

với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào

cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và

Gram âm.

– Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và

prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng

sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…

– Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp

nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở

người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di

chuyển.

Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ?

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!