22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

THPT Lê Quý Đôn

III. CÔNG THỨC

Gọi k là số lần nguyên phân, a là số tế bào ban đầu, n là số NST đơn bội của loài. Ta có :

- Số tế bào được tạo ra sau k lần nguyên phân là: a. 2 k .

- Số lượng NST của tế bào được tạo ra sau k lần nguyên phân là: a. 2n. 2 k .

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

– Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua

nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau.

– Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh

trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.

– Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể

con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào,

giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả.

Câu 2. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?

Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

– Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): được chia làm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau

và kì cuối.

Diễn biến chính của các kì:

+ Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng

nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện.

+ Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo;

thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.

+ Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân

bào về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện.

– Phân chia tế bào chất:

+ Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền.

+ Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia

tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo

thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo.

Câu 3. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau

khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?

– Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá

trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.

– Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi

ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.

BÀI 30. GIẢM PHÂN

I. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA GIẢM PHÂN:

1. Giảm phân I:

a. Kì đầu I:

- Các NST đã tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động (ở kì

trung gian).

- Sau đó các NST kép trong cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo chiều dọc, lúc

này có thể xảy ra trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em =>Hoán vị gen

các NST bắt đầu xoắn và co ngắn.

- Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

b. Kì giữa I:

- Các NST kép trong cặp tương đồng xoắn cực đại

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Trang 35

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!