22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

– Khác nhau:

Nguyên phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh

dục sơ khai.

- Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân

đôi.

- Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng

không trao đổi chéo.

- Là quá trình phân bào nguyên nhiễrn từ một

tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n.

- Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở

sinh vật.

- Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn

định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua

các thế hệ tế bào của cơ thể.

Trang 37

Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

THPT Lê Quý Đôn

- Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân

đôi.

- Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đồi

chéo.

- Là quá trình phân bào giảm nhiễm từ 1 tế

bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ HST n.

- Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở

sinh vật.

- Giảm phân cùng với thụ tinh là phương

thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc

trưng của loài qua các thế hệ cá thể.

Câu 2. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân?

1. Giảm phân I:

– Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm

sắc tử đính với nhau ở tâm động.

a. Kì đầu I:

– Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn

crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.

– Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.

– Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất.

– Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể

kéo dài tới vài ngày đến vài chục năm.

b. Kì giữa I:

– Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt

phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.

– Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương

đồng.

c. Kì sau I:

– Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của

tế bào.

d. Kì cuối I:

– NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.

– Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa

(n kép).

2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì

giữa II, kì sau II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau:

– Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST.

– Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

– Ở kì sau II, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực

của tế bào.

– Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào

mẹ, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n đơn).

– Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng;

quá trình phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực

vật, sau khi giảm phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc

túi phôi.

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!