22.08.2020 Views

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

https://app.box.com/s/vengmlemmkwitk6m6xr3nz8xeqh73et3

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

THPT Lê Quý Đôn

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Bản chất của sự phân giải cacbohiđrat trong tế bào là gì?

Bản chất của sự phân giải cacbohiđrat trong tế bào là sự bẻ gẫy dần dần mạch cacbon cho tới

sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, đồng thời năng lượng hóa học trong các liên kết của nguyên

liệu hô hấp được chuyển thành năng lượng rất dễ sử dụng tích lũy trong các phân tử ATP.

Câu 2. Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy

ra bên trong ti thể?

– Quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất vì nguyên liệu là đường bị biến đổi tại nơi nó tồn

tại để tạo thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi được vận chuyển vào ti thể để tham gia vào chu

trình Crep. Mặt khác, việc vận chuyển đường vào trong ti thể cũng tiêu tốn năng lượng ATP trong

khi ở tế bào chất có những enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường diễn ra.

– Nguyên liệu của chu trình Crep là axit piruvic chứ không phải là đường do đó việc vận

chuyển đường vào trong ti thể là không cần thiết, chỉ cần vận chuyển axit piruvic vào chất nền

của ti thể là được. Mặt khác, ở ti thể chứa các loại enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep diễn

ra. Ngoài ra chu trình Crep tạo ra các chất tích trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti thể,

chúng sẽ tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể, nhờ đó quá

trình này được đáp ứng dễ dàng hơn mà đây lại là quá trình tạo ra nhiều năng lượng sinh học

nhất. Do đó chu trình Crep diễn ra bên trong ti thể thuận cả đôi đường.

Câu 3. Hô hấp tế bào là gì? Có những giai đoạn chính nào? Bản chất của quá trình này?

– Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống. Trong quá

trình này, các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO 2 và

H 2 O, đồng thời năng lượng tích luỹ trong các chất hữu cơ được giải phóng và chuyển thành năng

lượng của các phân tử ATP, dạng năng lượng dễ sử dụng cho mọi hoạt động của tế bào. Phương

trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào là:

C 6 H 12 O 6 + 6O 2 → 6CO 2 + 6H 2 O + Năng lượng (ATP + nhiệt)

– Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. Thông qua chuỗi các

phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải

phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.

– Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi

chuyền êlectron hô hấp. Trong đó chuỗi chuyền êlectron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất.

Câu 4. Phân biệt đường phân với chu trình Crep?

Đặc điểm phân Đường phân

Chu trìnhCrep

biệt

1. Vị trí Tế bào chất. Chất nền ti thể.

2. Nguyên liệu Glucôzơ, ATP, ADP, NAD+. Axit piruvic, côenzimA, NAD+, FAD+, ADP

3. Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ATP, CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung

ADP

gian.

4. Năng lượng 4ATP - 2ATP = 2ATP. 2ATP.

Câu 5. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ?

Khi tập luyện quá sức, quá trình hô hấp ngoài (hít thở) không cung cấp đủ ôxi cho quá trình

hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP. Một

sản phẩm của quá trình lên men kị khí này là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào dẫn đến

hiện tượng đau mỏi cơ.

BÀI 25. HÓA TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP.

I. HOÁ TỔNG HỢP:

1. Khái niệm:

- Hoá tổng hợp là quá trình đồng hoá CO 2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng

hợp thành các hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể.

- PTTQ:

Trang 31

GV: Phan Mạnh Huỳnh

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!