26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

Niken là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ đánh

bóng… Niken đơn chất có tính từ, bị nam châm hút nhƣ sắt. Niken có nhiệt độ nóng

chảy cao (t nc = 1453 o C) và nhiệt độ sôi cao (t s = 3185 o C), là kim loại có hoạt tính hoá

học trung bình.

1.3.2. Nguồn phát sinh Ni

Niken đƣợc phân bố chủ yếu trong các khoáng vật và có mặt trong các tế bào

động thực vật. Nguồn niken lớn nhất do con ngƣời tạo ra là việc đốt cháy nhiên liệu và

dầu ăn thừa, thải ra 26700 tấn Ni/năm trên toàn thế giới. Niken tập trung trong khói

thải của động cơ diesel là 500 1000 mg/lít.

Niken có trong nƣớc thải của một số nhà máy luyện kim và hoá chất có sử dụng

niken, đặc biệt là trong nƣớc thải của các cơ sở mạ điện và sản xuất thép. Các hợp chất

niken sử dụng trong công nghệ mạ điện là NiSO 4 và Ni(NO 3 ) 2 .

Trong tự nhiên cũng có các nguồn phát sinh niken nhƣ: hoạt động của núi lửa,

cháy rừng, bụi sao băng…

1.3.3. Độc tính của Ni

Niken là kim loại có tính linh động cao trong môi trƣờng nƣớc, tích tụ trong các

chất sa lắng, tích lũy trong cơ thể thực vật và một số loài thủy sinh. Niken có khả năng

hoạt hoá một số enzim trong cơ thể, độc tính của niken đƣợc thể hiện khi nó có thể

thay thế các kim loại thiết yếu trong các enzyme và gây ra sự đứt gãy các đƣờng trao

đổi chất trong cơ thể sinh vật và ngƣời. Tiếp xúc lâu với niken có thể xuất hiện hiện

tƣợng viêm da và dị ứng. Khi vào trong cơ thể, niken tan vào máu, kết hợp với

albumin tạo thành hợp chất protein kim loại. Niken tích lũy trong các mô và đƣợc đào

thải qua nƣớc tiểu. Nguy hiểm lớn nhất khi tiếp xúc với Niken là có thể mắc bệnh ung

thƣ đƣờng hô hấp. Nhiễm độc niken có thể chia thành hai trƣờng hợp:

- Nhiễm độc cấp tính: bệnh này thƣờng do Ni(CO) 4 gây nên. Sự phục hồi sau

khi nhiễm độc cấp tính rất chậm, hậu quả dẫn đến viêm phổi xơ hóa.

- Nhiễm độc mãn tính: nhiều nghiên cứu cho thấy những công nhân tinh chế

Niken có nguy cơ mắc bệnh ung thƣ xoang mũi, thanh quản và phổi. Ngộ độc niken

qua đƣờng hô hấp gây khó chịu, buồn nôn, đau đầu. Nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ

gây bệnh ác tính ở một số cơ quan khác nhƣ gây ung thƣ thanh quản, dạ dày, thận và

một số phụ tạng khác (mô mềm).

SVTH: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 4

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!