26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

Dựa theo bản chất của phản ứng chuẩn độ, phương pháp phân tích thể tích được

phân thành các loại sau:

- Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ (phương pháp trung hòa).

- Phương pháp chuẩn độ kết tủa.

- Phương pháp chuẩn độ tạo phức.

- Phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử.

Giới hạn phát hiện nhỏ nhất của phương pháp này là khoảng 10 -3 mol/l.

Ưu điểm: phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản.

Nhược điểm: độ chính xác không cao do sai số dụng cụ lớn, phải biết lựa chon

thuốc thử thích hợp với từng loại dung dịch cần chuẩn độ.

1.4. Tìm hiểu một số đặc điểm của đồng

Đồng là một kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học có kí hiệu là Cu, số hiệu

nguyên tử là 29. Đồng là kim loại dẻo, có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên

chất mềm và dễ uốn, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn

điện và dẫn nhiệt, vật liệu xây dựng, chế tạo các loại hợp kim, nguyên liệu cho các

ngành luyện kim…

Trong tự nhiên Cu thường tồn tại dưới dạng muối Cu 2+ , chúng thường có màu

xanh lam hoặc xanh lục.

Ion Cu 2+ tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt

nấm, bảo quản gỗ. Với nồng độ đủ lớn ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao

hơn. Ngoài ra với nồng độ tương đối nhỏ thì Cu còn là nguyên tố vi lượng cần thiết đối

với động vật và thực vật. Nếu cơ thể người và động vật thiếu đồng sẽ bị suy nhược,

thiếu máu, quá trình trao đổi protein diễn ra chậm. Khi hàm lượng đồng trong cơ thể

người đạt từ 60÷100 mg/kg thể trọng thì gây ngộ độc, buồn nôn; 30 gam sunfat đồng

có tiềm năng gây tử vong ở người. Ở liều cao đồng tích lũy vào các bộ phận trong cơ

thể như gan, thận,… và gây tổn thương đối với các cơ quan này dẫn đến thiếu máu,

ảnh hưởng đến dạ dày và các bệnh đường ruột. Hít phải đồng có các triệu chứng như

viêm da dị ứng tiếp xúc, gây ảnh hưởng đến gan và tụy và làm tổn thương tế bào phổi.

Những người thường xuyên tiếp xúc với đồng và hợp chất của đồng có hiện tượng mất

màu của da. Năm 1982, JECFA (Ủy ban chuyên viên FAO/WHO về phụ gia thực

phẩm) đã đề nghị giá trị tạm thời cho lượng đồng đưa vào cơ thể người có thể chịu

đựng được là 10 mg/ngày.

SVTH: Trần Quế Khanh 13

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!