26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ

1.1.1. Tình hình, sản lượng chuối của nước ta

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của cây chuối với

nhiều giống chuối rất quý như: chuối xiêm, chuối ngự, chuối laba… Các giống chuối

của nước ta không chỉ phong phú về kích thước, hương vị mà còn có nhiều giá trị sử

dụng khác nhau

Ở nước ta, chuối cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích

chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hằng năm, cho sản lượng khoảng

1,4 triệu tấn. Tuy nhiên diện tích trồng chuối lại không tập trung với quy mô công

nghiệp. Do đặc điểm là cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối

được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình.

Cây chuối có rất nhiều giá trị sử dụng như: trái chuối có giá trị dinh dưỡng cao

rất tốt cho sức khỏe con người, thân cây chuối được dùng làm thức ăn cho động vật, lá

chuối dùng để gói đồ vật… Đặc biệt, ngày nay người ta còn nghiên cứu sử dụng vỏ

chuối để chế tạo vật liệu vật liệu hấp phụ những kim loại nặng để loại bỏ ion kim loại

nặng ra khỏi nước, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nước hiện nay [18].

Trên thế giới cũng như trong nước đã có một số nghiên cứu sử dụng vỏ chuối để

hấp phụ các kim loại nặng như: Cu, Pb, Cr và đã đạt được những kết quả khả quan.

Tuy nhiên đây là một loại vật liệu tương đối mới nên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu

về nó. Ở Việt Nam, tại trường Đại học Đà Nẵng đã có Thạc sĩ Đặng Văn Phi nghiên

cứu biến tính vỏ chuối bằng axit xitric 55% và đã tạo được vật liệu hấp phụ có khả

năng hấp phụ kim loại đồng đến 97,42%, chì 99,12%. Ở Đài Loan thì có các nhà khoa

học nghiên cứu biến tính vỏ chuối bằng axit nitric tạo thành VLHP có độ hấp phụ đối

với Cu 2+ là 4,75 mg và Ni 2+ là 6,01 mg trên 1 gam VLHP [1, 22].

1.1.2. Thành phần chính của vỏ chuối

Vỏ chuối chiếm từ 1833% khối lượng của cả quả chuối.

Vật liệu lingoxelulozơ như vỏ chuối, xơ dừa, bã mía,… đã được nghiên cứu cho

thấy có khả năng hấp phụ ion kim loại nặng (đặc biệt hóa trị II trong nước) nhờ cấu

SVTH: Trần Quế Khanh 2

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!