26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

Sự hấp phụ trong dung dịch diễn ra chậm hơn sự hấp phụ khí vì trong dung dịch

thì sự giảm nồng trên bề mặt phân chia pha chỉ có thể đƣợc phục hồi bằng sự khuếch

tán, mà sự khuếch tán trong dung dịch thƣờng xảy ra chậm. Vì vậy, để xúc tiến sự thiết

lập cân bằng hấp phụ trong các trƣờng hợp này dung dịch thƣờng đƣợc khuấy hay lắc.

Sự hấp phụ các phân tử lớn lên chất hấp phụ xốp có kích thƣớc lỗ xốp nhỏ diễn

ra rất chậm. Trong trƣờng hợp này cân bằng cân bằng hấp phụ đƣợc thiết lập rất lâu

hoặc hoàn toàn không đạt tới đƣợc.

Khi tăng nhiệt độ thì sự hấp phụ trong dung dịch giảm xuống. Tuy nhiên thì ở

mức độ thấp hơn so với sự hấp phụ khí.

1.6.3.2. Sự hấp phụ các chất điện ly

Bản chất của chất hấp phụ có ý nghĩa quyết định trong sự hấp phụ các ion. Các

ion của chất điện ly chỉ bị hấp phụ trên các bề mặt cấu tạo từ những phân tử phân cực

hay ion. Vì vậy, sự hấp phụ ion còn gọi là sự hấp phụ phân cực.

Trên bề mặt của chất hấp phụ có một điện tích xác định và nó chỉ có thể hấp

phụ các ion tích điện trái dấu với nó. Các ion có điện tích cùng dấu với bề mặt chất

hấp phụ sẽ không bị hấp phụ nhƣng do tƣơng tác tĩnh điện chúng sẽ nằm cạnh các ion

bị hấp phụ và tạo nên lớp điện tích kép.

Đối với các ion cùng hóa trị thì ion nào có bán kính càng lớn thì khả năng bị

hấp phụ càng cao. Vì các ion có bán kính lớn thì có tính phân cực lớn nên dễ bị hút

gần bề mặt bởi các ion hay phân tử phân cực khác. Ngoài ra, bán kính ion càng lớn thì

khả năng bị hydrate hóa càng kém nên tƣơng tác tĩnh điện giữa ion với bề mặt hấp phụ

mạnh (lớp vỏ hydrate ngăn cản tƣơng tác tĩnh điện).

Cụ thể nhƣ khả năng bị hấp phụ tăng lên theo thứ tự sau:

Li + < Na + < K + < Rb + < Cs +

Mg 2+ < Ca 2+ < Sr 2+ < Ba 2+

Cl Br NO I SCN

3

Đối với các dung dịch có chứa các ion có hóa trị khác nhau thì điện tích của ion

đóng vai trò quan trọng nhất. Ion có hóa trị càng cao thì nó bị hấp phụ càng mạnh.

1.6.3.3. Sự hấp phụ trao đổi

Khi cho vào dung dịch chất điện ly một chất hấp phụ mà trên bề mặt của nó đã

hấp phụ sẵn một chất điện ly nào đó thì có sự hấp phụ trao đổi xảy ra, tức là có sự trao

SVTH: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 10

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!