26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

a là độ hấp phụ của chất hấp phụ (mol/g).

Để khảo sát sự biến thiên của độ hấp phụ theo nồng độ cân bằng của chất bị hấp

phụ có thể sử dụng phương trình hấp phụ Freundlich hay phương trình hấp phụ của

Langmuir (cả hai phương trình này dùng tốt trong trường hợp nồng độ dung dịch khá

loãng). Tuy nhiên, ta cũng có thể sử dụng phương trình lý thuyết Gibbs nhưng việc xác

định sức căng bề mặt trên giới hạn dung dịch – rắn không thực hiện được nên không

thể sử dụng trực tiếp phương trình này.

Hiệu suất hấp phụ được tính theo công thức 1.2:

o cb

H 100

o

C C

(1.2)

C

Trong đó: C o , C cb là nồng độ ban đầu và nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ (M).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ phân tử trong dung dịch.

‣ Ảnh hưởng của dung môi

Các phân tử dung môi là đối thủ cạnh tranh với các phân tử chất tan trong quá

trình hấp phụ. Nếu dung môi càng bị hấp phụ kém trên chất hấp phụ thì sự hấp phụ

chất tan lên bề mặt rắn càng tốt. Hay nói khác đi là dung môi nguyên chất có sức căng

bề mặt càng lớn thì khả năng bị hấp phụ lên bề mặt càng kém và khả năng bị hấp phụ

của chất tan trên bề mặt rắn càng cao. Vì vậy, sự hấp phụ chất tan trong dung dịch

nước thường tốt hơn sự hấp phụ chất tan trong dung môi hữu cơ.

Chất có phân tử không phân cực cho hiệu ứng nhiệt lớn trong sự thấm ướt bởi

các chất lỏng không phân cực

‣ Ảnh hưởng của tính chất chất hấp phụ

Bản chất và độ xốp của chất hấp phụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp phụ

trong dung dịch. Các chất hấp phụ phân cực hấp phụ tốt các chất phân cực và ngược

lại các chất hấp phụ không phân cực hấp phụ tốt các chất không phân cực.

Kích thước lỗ xốp cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp phụ. Khi kích thước chất

tan nhỏ có thể đi sâu vào trong mao quản của chất hấp phụ khi độ xốp của chất hấp

phụ tăng làm cho độ hấp phụ tăng và khi độ xốp giảm mà kích thước chất tan tăng thì

độ hấp phụ giảm.

‣ Ảnh hưởng của chất bị hấp phụ

Quy tắc Rehbinder đã đưa ra quy tắc về sự phụ thuộc của độ hấp phụ vào độ

phân cực của các chất trong hệ. Theo quy tắc này, chất C có thể bị hấp phụ trên bề mặt

SVTH: Trần Quế Khanh 5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!