26.09.2020 Views

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ Cu2+ TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ VỎ CHUỐI (2015)

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

https://app.box.com/s/xw3xe42vnts2sx1vtzalrri65jec4m08

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Phan Thị Ngọc Mai

trúc nhiều lỗ xốp và thành phần gồm các polime như axit cacboxylic, phenolic,

xenlulozơ, hemixenlulozơ, lignin…

Xenlulozơ là hợp chất polisaccarit do các mắt xích α–glucozơ [CH 7 O 2 (OH) 3 ] n

nối với nhau bằng liên kết 1,4–glicozit. Phân tử khối của xenlulozơ rất lớn khoảng từ

250000÷100000 đvC. Trong mỗi phân tử xenlulozơ có khoảng 1000÷15000 mắt xích

glucozơ.

Hemixenlulozơ là polisaccarit giống như xenlulozơ, nhưng có số lượng mắt xích

nhỏ hơn. Hemixenlulozơ thường bao gồm nhiều loại mắt xích và có chứa các nhóm thế

axetyl và metyl.

1.2. Tìm hiểu về quá trình hấp phụ

1.2.1. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ

Trong phương pháp hấp phụ người ta sử dụng các vật liệu hấp phụ có diện tích

bề mặt riêng lớn, trên đó có các trung tâm hoạt động, có khả năng lưu giữ các ion kim

loại nặng trên bề mặt VLHP. Việc lưu giữ các ion kim loại nặng có thể do lực tương

tác giữa các phân tử (lực Vander Waals – hấp phụ vật lý), cũng có thể do sự tạo thành

các liên kết hóa học, tạo phức chất giữa các ion kim loại với các nhóm chức (trung tâm

hoạt động) có trên bề mặt VLHP (hấp phụ hóa học), cũng có thể theo cơ chế trao đổi

ion,…

1.2.2. Hiện tượng hấp phụ

Hấp phụ là một hiện tượng bề mặt, đó là sự tích lũy các chất khí hay chất tan trên

bề mặt phân chia pha thường là chất rắn hay chất lỏng.

Chất hấp phụ là chất mà trên bề mặt của nó xảy ra sự hấp phụ.

Chất bị hấp phụ là chất có khả năng tích lũy trên bề mặt chất hấp phụ.

Sự giải hấp là quá trình ngược lại với sự hấp phụ tức là chất bị hấp phụ đi ra khỏi

bề mặt chất hấp phụ.

Độ hấp phụ (dung lượng hấp phụ) là lượng chất bị hấp phụ (thường tính bằng

mol) hấp phụ lên 1 cm 2 lớp bề mặt kí hiệu là a. Thứ nguyên của độ hấp phụ là

mol/cm 2 . Trong trường hợp không biết bề mặt riêng thì độ hấp phụ tính cho 1 gam

chất hấp phụ. Trong trường hợp này, thứ nguyên của độ hấp phụ là mol/g.

Hiện tượng hấp phụ xảy ra do lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.

Tùy theo bản chất lực tương tác mà người ta phân chia thành hai loại hấp phụ: hấp phụ

vật lý và hấp phụ hóa học.

SVTH: Trần Quế Khanh 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!