29.05.2021 Views

Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ - Hợp chất hữu cơ Hiđrocacbon Tác giả Đỗ Thị Thuý Vân - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

https://app.box.com/s/oekvdqh344a5blo346p3v3loolh2vkxc

https://app.box.com/s/oekvdqh344a5blo346p3v3loolh2vkxc

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC KHÔNG GIAN PHÂN TỬ HỢP

CHẤT HỮU CƠ

2.1. Chiết tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Các hợp chất hữu cơ khi mới điều chế được hoặc tách từ động thực vật,

thường ở dạng hỗn hợp không tinh khiết. Vì vậy muốn nghiên cứu chúng, muốn

phân tích định tính hay định lượng chúng thì nhiệm vụ trước tiên là phải tách

chúng thành từng chất riêng biệt, ở dạng tương đối nguyên chất.

2.1.1. Tinh chế chất rắn

2.1.1.1. Phương pháp kết tinh

a. Khái niệm

Kết tinh là một quá trình biến đổi pha của một chất từ rắn sang lỏng khi hoà

tan chất rắn trong một dung dịch bão hoà, sau đó làm lạnh dung dịch bão hoà đó

thu được chất rắn kết tinh

Chú ý: Chất rắn kết tinh khác kết tủa:

+ Chắt rắn kết tinh: Có sự sắp xếp lại các phân tử và có cấu trúc mạng tinh

thể.

+ Kết tủa: Kết tủa tinh thể và kết tủa vô định hình.

b. Cơ sở lý thuyết

Phương pháp kết tinh được dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ rắn,

dựa trên nguyên tắc là các chất khác nhau có độ hoà tan khác nhau trong cùng một

dung môi.

Dung môi thích hợp được lựa chọn thường là dung môi trong đó độ hoà tan

của chất cần tinh chế tăng khá nhanh theo nhiệt độ, tan kém ở nhiệt độ thường.

Dung môi không tan trong tạp chất, dung môi không có lực tương tác về mặt hoá

học đối với chất kết tinh. Dung môi sau khi kết tinh lại phải dễ bay hơi. Dung môi

lựa chọn phải dễ kiếm, rẻ tiền.

Bằng cách tạo dung dịch bão hoà ở nhiệt độ cao (thường là nhiệt độ sôi của

dung môi), sau đó để nguội dung dịch thu được, chất cần tinh chế sẽ lắng xuống

đáy bình (hay đáy cốc), các tạp chất sẽ ở lại trong dung dịch. Bằng cách kết tinh

lại một số lần trong cùng một dung môi, hoặc trong các dung môi khác nhau,

người ta có thể thu được tinh thể chất cần tinh chế ở dạng khá tinh khiết.

Cũng có khi người ta dùng một dung môi có độ hoà tan với tạp chất nhiều

hơn để loại tạp chất khỏi chất rắn cần tinh chế.

Dung môi thường dùng là nước, alcol etylic, ancol metylic hay một alcol

thích hợp khác, axeton, axit axetic, ete, benzen, cloroform, etyl axetat....hoặc đôi

khi hỗn hợp giữa chúng.

Khi cần tách hai hay nhiều chất có chứa trong hỗn hợp với những lượng

tương đương nhau, người ta dùng phương pháp kết tinh phân đoạn.

Chất kết tinh lại có hạt đều và trắng.

9

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!