04.07.2020 Views

Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Sinh học khối 10 năm 2017

https://app.box.com/s/kbyl00o0peksp9f3kllx227j2efz6fgi

https://app.box.com/s/kbyl00o0peksp9f3kllx227j2efz6fgi

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Câu 5: (2 điểm)_PHÚ THỌ + THÁI BÌNH

1. Hãy giải thích tại sao chất ađrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen

thành glucôzơ, nhưng khi tiêm ađrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó?

2. Người ta thiết kế các túi lọc A, B, C, D, E bao gồm một màng bán thấm (không cho sacarôzơ đi

qua), bên trong chứa các dung dịch sacarôzơ với nồng độ và khối lượng khác nhau. Cho mỗi túi vào một

cốc riêng biệt đựng dung dịch sacarôzơ có nồng độ 0,5M. Cứ cách 10 phút người ta cân trọng lượng của

mỗi túi một lần. Mức thay đổi khối lượng so với khối lượng ban đầu của mỗi túi được biểu diễn trong đồ

thị ở hình dưới đây. Dựa vào đồ thị hãy cho biết:

a) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ đẳng trương so với dung dịch 0,5M lúc

bắt đầu thí nghiệm? Giải thích.

b) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ có nồng độ cao nhất? Giải thích.

c) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ nhược trương so với dung dịch bên ngoài

tại thời điểm 30 phút? Giải thích.

d) Tại thời điểm 50 phút, đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch đẳng trương so với dung

dịch bên ngoài? Giải thích.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

1. - Ađrênalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng

tạo thành phức hệ ađrênalin - thụ thể, phức hệ này hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G lại

hoạt hóa enzim ađênylat - cyclaza, enzim này phân giải ATP thành AMP vòng

(cAMP).

- cAMP hoạt hóa các enzim kinaza, các enzim này chuyển nhóm phôtphat và

hoạt hóa enzim glycôgen phôtphorylaza - là enzim xúc tác phân giải glycôgen thành

glucôzơ.

- Như vậy, khi tiêm ađrênalin trực tiếp vào trong tế bào gan không gây đáp ứng

do không có thụ thể nội bào tương thích, chuỗi phản ứng truyền tin không xảy ra,

enzim glycôgen phôtphorylaza không được hoạt hóa nên không xảy ra phản ứng phân

giải glycôgen thành glucôzơ.

2 a. Đường cong C. Vì ngay từ đầu cho đến khi kết thúc thí nghiệm khối lượng và kích

thước của túi không đổi.

b. Đường cong A. Vì ở đường cong B và A đều là môi trường ưu trương so với dung

dịch nhưng đường cong A thì mức thay đổi khối lượng cao hơn đường cong B.

c. Đường cong D và E. Vì tại thời điểm 30 phút cả hai đường cong này đều giảm khối

lượng, chứng tỏ nước đang đi từ trong túi ra ngoài.

d. Đường cong A, C, E. Vì tại thời điểm 50 phút cả ba đồ thị này đều ngang, tức là

không thay đổi khối lượng.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!