04.07.2020 Views

Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Sinh học khối 10 năm 2017

https://app.box.com/s/kbyl00o0peksp9f3kllx227j2efz6fgi

https://app.box.com/s/kbyl00o0peksp9f3kllx227j2efz6fgi

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

a. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất hiện trong

thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.

b. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển glicôprôtêin gai vỏ

ngoài của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung

Điểm

a. Các virut đó không phải là các virut mới. Chúng tồn tại trên trái đất từ rất lâu (Ebola có

cahs đây 1000 năm). Các virut xuất hiện gần đây trước hết là do đột biến và sau đó là do biến

động sinh thái, chuyển từ cộng đồng nhỏ tới cộng đồng lớn và do động vật truyền sang người.

Vì thế, người ta gọi các virut này là virut mới nổi (emerging virus).

0.5

b. Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại ribôxôm của lưới nội chất hạt.

- Sau khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng gói trong túi tiết rồi chuyển đến thể 0.25

Golgi.

0.25

- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành glicôprôtêin.

- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh chất rồi cài xen vào 0.25

màng tế bào chủ.

- Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của virut sẽ bị cuốn theo và 0.25

hình thành vỏ ngoài của virut.

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch

a. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế bào T độc (T c )

và tế bào giết (K). Tại sao cơ thể đã có tế bào T c rồi mà vẫn cần tế bào K?

b. Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có

những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung

a. Miễn dịch

- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau, nhưng cơ chế tác

động giống nhau.

- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc thủng tế bào đích (tế

bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế bào.

- Tế bào T c có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với MHC-I. Mỗi tế bào T c

chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của kháng nguyên.

- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao quanh nó, các

kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể

kích thích tế bào K tiết perforin.

- Cần cả 2 loại tế bào trên trong đáp ứng miễn dịch tế bào để bổ sung cho nhau.

b) - Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh,

hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác

nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.

- Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh

chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.

Điểm

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.5

----------Hết----------

Giáo viên ra đề: Lã Thị Luyến (0977.204.907)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!