26.10.2014 Views

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Thành phần tham gia phỏng vấn đa dạng, gồm các nhà quản lý (cấp trường và khoa),<br />

giảng viên, nhân viên, sinh viên (đại học và sau đại học), cựu sinh viên, và các cán bộ của<br />

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình <strong>quan</strong> sát bao gồm: tham <strong>quan</strong> các cơ sở vật chất của<br />

trường (phòng thí nghiệm, thư viện, các khu vực giáo viên và khu vực sinh viên), thăm<br />

các phòng học (để xem cách thức bố trí phòng học, các công cụ trợ giảng sẵn có để sử<br />

dụng, và sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên).<br />

Tháng 5/2006, hai đoàn chuyên gia đa ngành Hoa Kỳ đã đến khảo sát bốn trường<br />

đại học để thực hiện phỏng vấn, <strong>quan</strong> sát, cũng như là thu thập tài liệu lưu trữ (Phụ lục 3 -<br />

Lịch họp của đoàn Dự án giáo dục đại học, Phụ lục 4 - Danh sách thành viên tham gia<br />

và cộng tác viên). Trước khi đi thực địa vào tháng 5, các thành viên trong đoàn đã có<br />

nhiều câu hỏi về giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và các ngành học cụ thể sẽ<br />

nghiên cứu nói riêng. Do đó, Tư vấn Dự án, TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng đã tiến hành<br />

chuẩn bị các thông tin tiền thực địa cho thành viên các đoàn chuyên gia Hoa Kỳ (Phụ lục<br />

5, 6 và 7 - Phỏng vấn tiền khảo sát thực địa: Câu hỏi dành cho nhà quản lý, giảng viên,<br />

và sinh viên; Phụ lục 8 - Tóm tắt dữ liệu tiền khảo sát thực địa). Các đoàn chuyên gia<br />

Hoa Kỳ, thông qua các cuộc phỏng vấn và <strong>quan</strong> sát, đã xác nhận rằng nhìn chung các dữ<br />

liệu tiền thực địa là đúng.<br />

Mục đích của các cuộc phỏng vấn tại chỗ của đoàn chuyên gia vào tháng 5/2006<br />

là: gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với các nhà quản lý, giảng viên, cán bộ công nhân viên,<br />

sinh viên, và cựu sinh viên; tìm hiểu hiện trạng và cơ hội để nâng cao chất lượng giảng<br />

dạy và học tập trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và<br />

vật lý tại bốn trường đại học điểm; và nhận diện các yêu cầu để tận dụng được các cơ hội<br />

này (Phụ lục 9 - Nghi thức phỏng vấn tại các trường, Phụ lục 10 - Câu hỏi phỏng vấn<br />

dành cho nhà tuyển dụng).<br />

Phương pháp so sánh liên tục được sử dụng để phân tích dữ liệu. Phỏng vấn, <strong>quan</strong><br />

sát, các ghi chép tại chỗ, và tài liệu trong quá trình thu thập dữ liệu được phân tích liên<br />

tục. Phương pháp này giúp xác định các khoảng cách trong dữ liệu để thực hiện các điều<br />

chỉnh cần thiết Merriam (1998) nói rằng "sự hình thành các phân loại chủ đề, đặc tính, và<br />

giả thuyết tiềm năng thông qua phương pháp so sánh liên tục là một quá trình mà các dữ<br />

liệu dần dần phát triển thành những lý thuyết chính" (trang 191). Trong quá trình khảo sát<br />

thực địa, hàng ngày các thành viên trong đoàn đã gặp gỡ và trao đổi về những điều <strong>quan</strong><br />

sát và thu thập được.<br />

Năm hoạt động khác cũng được tiến hành như là một phần của Dự án giáo dục đại<br />

học. Đầu tiên, là tham luận Vai trò của công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng trong<br />

việc thúc đẩy và duy trì sự đổi mới trong giáo dục đại học tại Việt Nam được trình bày tại<br />

hội thảo quốc gia về Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, do Đại học<br />

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào 31/3/2006.<br />

Thứ hai, VEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Đào tạo Khu vực SEAMEO<br />

đã tổ chức buổi toạ đàm kéo dài cả ngày để đánh giá về giáo dục đại học và các chương<br />

trình đào tạo, cũng như xây dựng mối <strong>quan</strong> hệ giữa các doanh nghiệp và trường học. Buổi<br />

toạ đàm có cùng chủ đề được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/5 và tại Hà<br />

Nội ngày 18/5/2006. Tại các buổi toạ đàm đã có sự tham gia của các chuyên gia Việt<br />

Nam những người đã từng đánh giá các mặt khác nhau của giáo dục đại học; các nhà<br />

quản lý, các giảng viên của các trường đại học có đào tạo các ngành công nghệ thông tin,<br />

kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý; và các đại diện doanh nghiệp của Việt Nam<br />

(Phụ lục 11 và 12 - Các buổi toạ đàm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).<br />

7

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!