26.10.2014 Views

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

Những quan sát về giáo dục đại học - Vietnam Education Foundation

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

lớn trong các doanh nghiệp về người lao động có khả năng sử dụng thành thạo vi tính. Sự<br />

đòi hỏi này tranh đua với nhu cầu cả nước về nâng cấp và mở rộng giáo dục công nghệ<br />

thông tin. Nếu nền kinh tế Việt Nam đến gần với nền kinh tế Hoa Kỳ, Việt Nam buộc<br />

phải tăng đáng kể số lượng các trường đại học thiên về nghiên cứu. Dân số Việt Nam là<br />

80 triệu, bằng 1/3 so với 240 triệu người của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có ít nhất 200 trường đại<br />

học thiên về nghiên cứu, có các khoa công nghệ thông tin với khoảng 30 cán bộ giảng<br />

dạy là tiến sĩ. Nếu Việt Nam muốn đạt được trình độ giáo dục sánh ngang với Hoa Kỳ,<br />

điều này có nghĩa là cần phải có 60 trường đại học nghiên cứu, và mỗi trường có 30 cán<br />

bộ giảng dạy là tiến sĩ trong ngành công nghệ thông tin. Để chỉ riêng thoả mãn nhu cầu<br />

này, Việt Nam cần phải có 1.800 tiến sĩ ngành công nghệ thông tin. Nhu cầu của các<br />

doanh nghiệp đối với các cá nhân được đào tạo bậc cao sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Nghĩa là<br />

các trường hàng đầu của Việt Nam sẽ phải cải tiến đáng kể chất lượng chương trình đào<br />

tạo của họ để có thể bắt đầu đào tạo ra đội ngũ giảng viên cần thiết cho các trường khác<br />

nhằm nâng cao kết quả đầu ra.<br />

Vấn đề <strong>quan</strong> trọng thứ hai là nghiên cứu trong ngành công nghệ thông tin đòi hỏi<br />

phải có nối mạng băng thông rộng và máy tính hiện đại. Các giảng viên Việt Nam sẽ<br />

không thể sánh được với các giảng viên tại các trường đại học hàng đầu thế giới nếu<br />

không có sự nâng cấp đáng kể về mạng và máy tính. Các nghiên cứu gần đây trong ngành<br />

công nghệ thông tin có thể được truy cập dưới dạng điện tử. Mạng băng thông hiện tại là<br />

một cản trở lớn đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam.<br />

Kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông<br />

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông nhìn thoáng qua có<br />

vẻ như tương đương với các chương trình đào tạo tại phần lớn các trường kỹ thuật tại<br />

Hoa Kỳ. Tuy nhiên có một số phạm vi cần phải xem xét. Một trong số đó là một số phần<br />

trong chương trình đào tạo đã lỗi thời. Ví dụ, hai môn học vẽ kỹ thuật bắt buộc trong năm<br />

học đầu tiên. Không rõ mục đích của các môn học này là gì. Đồng thời, hầu hết các<br />

chương trình đào tạo trong hai năm đầu đều giống nhau cho tất cả sinh viên kỹ thuật, bất<br />

kể chuyên ngành, và không có lớp dạy về kỹ thuật trong năm đầu tiên. Hầu hết các<br />

chương trình đào tạo kỹ thuật tại Hoa Kỳ hiện nay đều có ít nhất một lớp kỹ thuật trong<br />

năm đầu tiên. Cuối cùng, dường như không có nhiều cơ hội cho sinh viên học môn tự<br />

chọn. Chương trình đào tạo đã kín với các môn học bắt buộc, không có nhiều linh hoạt và<br />

hạn chế sinh viên có thể thay đổi chương trình đào tạo theo sở thích đặc biệt của riêng<br />

mình.<br />

Hơn nữa, ba học kỳ đầu tiên và một phần học kỳ thứ tư của chương trình đào tạo<br />

ngành kỹ thuật là do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, không cho phép trường tự thiết kế<br />

chương trình đào tạo của riêng mình. Sẽ tốt hơn nếu mỗi trường có nhiều sự tự chủ hơn<br />

để thử nghiệm các chương trình đào tạo thay thế. Tại một trong các trường được khảo sát,<br />

có nhiều phiên bản của một môn học được phát triển dành cho các sinh viên có trình độ<br />

khác nhau dựa trên thành tích học của sinh viên. Nhưng nội dung dường như giống nhau<br />

trong mỗi môn học. Các giảng viên hoặc sinh viên được phỏng vấn không thể nêu rõ<br />

được là những tiêu chí nào được dùng để quyết định sinh viên học môn học nào hoặc<br />

thực sự đạt được kết quả gì khi đưa ra nhiều phiên bản của cùng một môn học như vậy.<br />

26

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!