16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

giảm thời gian sao cho phân bố lại ẩm và giải phóng ẩn nhiệt không được thực hiện<br />

tức thời (Giorgi và CS., 1989, 1991 [121, 122]).<br />

Sơ đồ MIT-Emanuel<br />

Tùy chọn mới nhất về tham số hóa đối lưu của RegCM3 là sơ đồ MIT−Emanuel<br />

(hay gọi đơn giản là sơ đồ Emanuel) của Viện kỹ thuật Massachusetts (Massachusetts<br />

Institute of Technology − MIT). Chi tiết hơn xem tài liệu của Emanuel (1991) [91] và<br />

Emanuel và Zivkovic-Rothman (1999) [92]. Sơ đồ này giả thiết xáo trộn trong mây là<br />

không liên tục và bất đồng nhất mạnh và xét các thông lượng đối lưu dựa trên mô hình<br />

lý tưởng hóa của dòng cuốn vào và cuốn ra quy mô dưới mây. Đối lưu bùng phát khi<br />

mực nổi phiếm định cao hơn mực chân mây. Giữa hai lớp này không khí được nâng<br />

lên và một phần của lượng ẩm ngưng kết tạo thành giáng thủy trong khi phần còn lại<br />

tạo thành mây. Mây được giả thiết xáo trộn với không khí từ môi trường theo phổ<br />

đồng nhất của xáo trộn, nghĩa là thăng hoặc giáng tới các mực tương ứng của mực nổi<br />

phiếm định. Tốc độ xáo trộn trong dòng cuốn ra và cuốn vào là hàm của gradient thẳng<br />

đứng của lực nổi trong mây. Một phần của thông lượng khối tổng cộng tại chân mây<br />

xáo trộn với môi trường tại mỗi mực tỷ lệ với mức độ biến đổi theo độ cao của độ nổi<br />

toàn phần. Thông lượng khối thăng lên tại chân mây tiến dần đến trạng thái tựa cân<br />

bằng lớp cận mây. Bổ sung cho biểu diễn vật lý của đối lưu, sơ đồ MIT-Emanuel đưa<br />

vào biểu thức tự chuyển đồi nước mây thành giáng thủy trong mây tích và các quá<br />

trình băng được biểu diễn theo ngưỡng của hàm lượng nước tự chuyển đổi vốn phụ<br />

thuộc vào nhiệt độ. Thêm vào đó, giáng thủy được bổ sung vào dòng giáng không ổn<br />

định, thủy tĩnh, bão hòa vận chuyển nhiệt và ẩm.<br />

Sơ đồ Grell<br />

Tương tự sơ đồ tham số hóa đối lưu Arakawa & Schubert (1974) [23] (ký hiệu là<br />

AS74), sơ đồ Grell (1993) [134] xét mây như hai hoàn lưu ổn định bao gồm dòng<br />

thăng và dòng giáng. Không có sự xáo trộn trực tiếp giữa không khí trong mây và<br />

không khí môi trường ngoại trừ tại đỉnh và đáy hoàn lưu. Thông lượng khối không đổi<br />

theo chiều cao và không có dòng cuốn vào hay cuốn ra dọc theo các thành mây. Mực<br />

khởi đầu dòng thăng và dòng giáng được xác định tương ứng bởi mực năng lượng tĩnh<br />

ẩm cực đại và cực tiểu. Sơ đồ Grell được kích hoạt khi phân tử khí nâng lên đạt tới đối<br />

lưu ẩm. Ngưng kết trong dòng thăng được tính bằng cách nâng lên một phần tử khí<br />

bão hòa.<br />

Thông lượng khối dòng giáng (m 0 ) phụ thuộc vào thông lượng khối dòng thăng<br />

(m b ) theo quan hệ sau:<br />

m<br />

0<br />

β I1<br />

= m<br />

I<br />

trong đó I 1 là ngưng kết dòng thăng chuẩn hóa, I 2 là bốc hơi dòng giáng chuẩn<br />

hóa và β là phần ngưng kết dòng thăng, sẽ tái bốc hơi trong dòng giáng. β phụ thuộc<br />

vào độ đứt gió và thường biến đổi từ 0,3 đến 0,5. Lượng mưa rơi được tính bởi:<br />

CU<br />

P = I1 mb<br />

(1 − β )<br />

Đốt nóng và làm ẩm trong sơ đồ Grell được xác định bằng cả thông lượng khối<br />

và cuốn ra tại đỉnh và chân mây. Thêm vào đó là hiệu ứng làm lạnh của dòng giáng ẩm.<br />

Do bản chất đơn giản của sơ đồ Grell, một vài giả thiết khép kín có thể được chấp<br />

nhận. Phiên bản trước đây của RegCM3 sử dụng trực tiếp giả thiết tựa cân bằng của<br />

113<br />

2<br />

b

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!