16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

chất lượng tốt. Cũng có thể do xây dựng phương trình dự báo trên quy mô mùa, chuỗi<br />

số liệu của ta quá ngắn và mô hình thống kê không thể nắm bắt được quan hệ giữa<br />

trường quy mô lớn và yếu tố địa phương. Do đó, cần thiết phải tăng độ dài chuỗi. Khó<br />

khăn cũng có thể đến từ chất lượng số liệu địa phương khi mưa là yếu tố khó thực hiện<br />

kiểm tra chất lượng nhất nếu so với các biến khác. Xác minh một quan trắc mưa lớn có<br />

thực sự xảy ra hay không đòi hỏi tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau.<br />

Hình P5.28 và P5.29 tương ứng cho ta phân bố của hệ số tương quan (CORR)<br />

trên toàn bộ khu vực Việt Nam trong mùa hè và mùa thu tương ứng theo REG và ANN.<br />

Hệ số tương quan phân bố xen kẽ giữa giá trị dương và âm cho thấy dự báo hầu như<br />

không có kỹ năng hay kỹ năng thấp. Từ đây cũng có thể đặt ra câu hỏi về chất lượng<br />

số liệu mưa thám sát bởi có nhiều trường hơp hai trạm kề nhau một trạm cho tương<br />

quan dương trong khi một trạm tương quan âm.<br />

Phân bố của MSSS với số đợt mưa lớn được cho trên hình P5.30 và P5.31. Hầu<br />

hết các kết quả dự báo trên tập số liệu độc lập đều cho kết quả âm nghĩa là kỹ năng dự<br />

báo thấp hơn khi so sánh với dự báo khí hậu. Kết hợp với phân bố của hệ số tương<br />

quan ở trên có thể nói, mô hình REG và ANN không có kỹ năng dự báo số đợt mưa<br />

lớn trong một mùa. Hay chính xác hơn không có một tương quan chặt giữa các yếu tố<br />

khí hậu quy mô lớn với số đợt mưa lớn khi xét trên quy mô mùa. Khẳng định này cần<br />

được nghiên cứu tiếp với một số phương pháp khác.<br />

Bảng 5.4 dẫn ra kết quả đánh giá sai số dự báo số đợt mưa lớn bằng mô hình<br />

REG. Có thể thấy REG dự báo không tốt số đợt mưa lớn trên tất cả các khu vực với hệ<br />

số tương quan thu được rất thấp và sai số RMSE vào cỡ tương đương với số đợt mưa<br />

lớn trung bình năm cho mỗi mùa trên mỗi khu vực.<br />

Một số ví dụ minh họa so sánh chuỗi thời gian dự báo và quan trắc cho một số<br />

điểm trạm trên các vùng khí hậu được dẫn ra trên hình 5.16. Qua đó cũng có thể thấy<br />

rất khó có thể nói về qui luật phân bố của sai số trong các trường hợp dự báo khác<br />

nhau.<br />

Bảng 5.4. Sai số ME, RMSE và hệ số tương quan CORR trên tập số liệu độc lập theo REG dự<br />

báo số đợt mưa lớn cho mùa hè và thu trên 7 khu vực<br />

B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3<br />

ME 0.5 -0.8 -0.3 0.0 -0.5 -1.0 -0.4<br />

Hạ RMSE 4.5 4.1 2.8 1.2 1.3 2.5 3.5<br />

CORR 0.11 0.49 -0.07 0.39 0.11 0.25 0.25<br />

ME -0.5 -0.1 -0.1 0.4 0.5 0.0 -0.3<br />

Thu RMSE 1.4 2.0 2.2 2.4 2.2 2.4 2.4<br />

CORR 0.09 0.26 -0.04 0.55 0.73 0.11 0.24<br />

216

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!