16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Hệ số tương quan hạng cũng có thể được tính theo công thức khác, trong đó<br />

không nhất thiết phải để ý đến các thành phần của chuỗi có giá trị trùng nhau:<br />

6D<br />

r s<br />

= 1 −<br />

(2.4.16)<br />

3<br />

n − n<br />

trong đó:<br />

D =<br />

n<br />

∑<br />

i=<br />

1<br />

2<br />

( R i<br />

− S i<br />

)<br />

(2.4.17)<br />

Quá trình phân tích kết quả tính toán:<br />

Trước hết cần phân định thành nhóm các yếu tố khí hậu cực đoan và nhóm các<br />

hiện tượng khí hậu cực đoan. Đối với nhóm các yếu tố khí hậu cực đoan, các chuỗi<br />

thời gian là những số liệu quan trắc trực tiếp. Đối với các hiện tượng khí hậu cực đoan,<br />

các chuỗi thời gian là tập hợp những giá trị phản ánh tần số xuất hiện các hiện tượng<br />

được xác định thông qua hệ thống các chỉ tiêu định nghĩa từng loại hiện tượng. Ví dụ,<br />

số ngày mưa lớn, số tháng hạn hán, v.v.<br />

Có ba khía cạnh cần được làm rõ trong quá trình phân tích, đánh giá là:<br />

1) Tính chất biến đổi: Có thể được hiểu theo nghĩa sự biến đổi có tuân theo qui<br />

luật hay không, nếu có thì qui luật nào (qui luật rõ nhất có thể nhận thấy); sự biến đổi<br />

có tính chu kỳ hay không có chu kỳ; nếu có chu kỳ thì biên độ và tần số dao động có<br />

biến đổi hay không. Có thể phát hiện, khám phá tính chất biến đổi qua chuỗi thời gian<br />

ban đầu hoặc chuỗi đã được biến đổi thành dạng khác bằng các phép biến đổi toán học,<br />

như lọc và làm trơn chuỗi, phân tích điều hòa, phân tích phổ phương sai.<br />

2) Mức độ biến đổi: Thể hiện sự biến đổi mạnh hay yếu, nhiều hay ít, càng ngày<br />

càng tăng hay giảm, tính biến động của sự biến đổi. Mức độ biến đổi có thể được xác<br />

định căn cứ vào gia tốc tăng, giảm qua từng thời kỳ, tính biến động qua từng thời kỳ<br />

hoặc xu thế tăng giảm qua từng thời kỳ, sự biến đổi về biên độ dao động, hoặc sự gia<br />

tăng hay giảm đi của các dao động ngẫu nhiên. Các đặc trưng có thể được sử dụng để<br />

phân tích gồm độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên hoặc chuẩn sai tích lũy.<br />

3) Xu thế biến đổi: Chủ yếu xét xu thế tăng, giảm tuyến tính theo thời gian. Có<br />

thể xem xét các xu thế này trên toàn chuỗi hoặc qua từng giai đoạn và so sánh với<br />

nhau. Thông thường xu thế toàn chuỗi được sử dụng để nhận định về sự tồn tại của<br />

tính biến đổi, còn xu thế của các thời đoạn dùng để xem xét sự dao động của tính biến<br />

đổi.<br />

Nói chung khi phân tích trước hết cần xem xét cho từng vùng khí hậu. Trong mỗi<br />

vùng khí hậu đánh giá chung cho tất cả các trạm và đánh giá riêng cho những trạm đặc<br />

thù hoặc đại diện.<br />

Với mỗi tình huống các đặc trưng năm được xem xét trước, rồi đến nhóm các<br />

tháng theo mùa và cuối cùng là từng tháng hoặc các tháng đại diện (ví dụ 1, 4, 7, 10<br />

hoặc 1, 7). Tùy từng yếu tố và hiện tượng mà chọn các tháng là mùa mưa, mùa khô<br />

(hoặc ít mưa), mùa nóng, mùa lạnh.<br />

Sự biến đổi của các trị số cực trị tuyệt đối trong từng thời đoạn có thể được xem<br />

là biểu hiện của mức độ và tính chất biến đổi. Ở một chừng mực nhất định, các trị số<br />

này phản ánh sự tác động của biến đổi toàn cầu đến sự biến đổi của khí hậu địa<br />

phương và khu vực. Chẳng hạn, đối với nhiệt độ, nếu xu thế chung của nhiệt độ trung<br />

bình là tăng, nhưng sự tăng của nhiệt độ cực tiểu lớn hơn sự tăng của nhiệt độ cực đại,<br />

69

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!