16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

nhưng mô phỏng thông lượng ẩn nhiệt yếu hơn và tái tạo thông lượng hiển nhiệt quá<br />

lớn trong mùa hè. Mô hình phức tạp kết hợp đầy đủ các thành phần đại dương, khí<br />

quyển, đất, băng đang được chạy tại GFDL (Geophysical Fluid Dynamics Laboratory)<br />

của NOAA ở Princeton, New Jersey đã biểu diễn được dị thường nhiệt độ lớp nước<br />

mặt đại dương tại thời điểm mạnh nhất của sự kiện El Nino, phân biệt được các khu<br />

vực có dị thường dương 1 o C và dị thường âm 1 o C, qua đó dự báo được hiện tượng<br />

ENSO.<br />

GCM cũng có thể dự báo mùa sự hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Đại<br />

Tây Dương thông qua việc dự báo khu vực phát triển chính (MDR) của chúng<br />

(Thorncroft và CS, 2001 [312]). Hiện nay, một số GCM đang được nghiên cứu ứng<br />

dụng trong mô phỏng khí hậu quá khứ và dự tính khí hậu tương lai theo các kịch bản<br />

biến đổi khí hậu, như CCSM (Community Climate System Model), ECHAM<br />

(European Centre Hamburg Model),... Theo kết quả tổng hợp trong báo cáo lần thứ Tư<br />

(The Fourth Assessment Report − AR4) của IPCC (2007) [163], cho đến nay các mô<br />

hình đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong mô phỏng nhiều khía cạnh của khí hậu<br />

trung bình hiện tại. Các mô phỏng giáng thủy, khí áp mực biển và nhiệt độ bề mặt nhìn<br />

chung đã được cải thiện mặc dù vẫn còn một số khiếm khuyết, nhất là đối với giáng<br />

thủy vùng nhiệt đới. Đối với giáng thủy, các mô hình nói chung vẫn cho mô phỏng<br />

thấp hơn thực tế trong hầu hết các sự kiện cực đoan. Việc mô phỏng xoáy thuận ngoại<br />

nhiệt đới cũng đã có nhiều tiến bộ. Một số mô hình đã được sử dụng để dự tính sự biến<br />

đổi của xoáy thuận nhiệt đới. Kết quả cho thấy chúng có thể mô phỏng khá thành công<br />

tần suất và sự phân bố của xoáy thuận nhiệt đới quan trắc. Các mô hình cũng đã mô<br />

phỏng được các dạng (mode) chủ đạo của biến động khí hậu ngoại nhiệt đới, như<br />

NAM/SAM (the Northern and Southern hemisphere Annular Modes), PNA<br />

(Pacific/North American), PDO (Pacific Decadal Oscillation). Mặc dù vậy, các mô<br />

hình vẫn chưa tái tạo được một số đặc điểm của các dạng biến động này. Hiện tại đã có<br />

một số mô hình có thể mô phỏng nhiều đặc tính quan trọng của ENSO (El<br />

Nino/Southern Oscillation), nhưng mô phỏng dao động Madden−Julian nói chung vẫn<br />

còn chưa tốt.<br />

Theo Christensen và CS (2007) [69], kết quả tổ hợp 21 mô hình GCM mô phỏng<br />

khí hậu toàn cầu đã cho thấy nhiệt độ và lượng mưa trung bình trên từng khu vực có<br />

sai số mang tính hệ thống so với quan trắc. Nhiệt độ mô phỏng thấp hơn còn giáng<br />

thủy lại mạnh hơn so với thực tế trên tất cả các khu vực trong hầu hết các mùa. Sai số<br />

mô phỏng nhiệt độ trung bình năm biến thiên từ −2.5 o C trên cao nguyên Tây Tạng đến<br />

−1.4 o C trên Nam Á. Tại hầu hết các khu vực, sai số nhiệt độ của từng mô hình riêng lẻ<br />

dao động từ 6 đến 7 o C, ngoại trừ trên khu vực Đông Nam Á, sai số này giảm còn 3.6 o C.<br />

Đối với lượng mưa, sai số lớn hơn ở Bắc Á và Đông Á và rất lớn ở cao nguyên Tây<br />

Tạng. Các mô hình GCM trong trường hợp này rõ ràng là có vấn đề khi mô phỏng<br />

điều kiện khí hậu khu vực cao nguyên Tây Tạng vì không mô tả được hiệu ứng của địa<br />

hình phức tạp ở đây cũng như quá trình hồi tiếp albedo do sự mở rộng tuyết trên đỉnh<br />

núi.<br />

Theo Giorgi và Bi (2000) [109], đối với mỗi khu vực sai số trung bình của các<br />

mô hình AOGCM độ phân giải thô có thể khác nhau rất lớn, nhưng tính trung bình<br />

trên lục địa thì nhiệt độ trung bình mùa có sai số hệ thống khoảng 4 o C và sai số mô<br />

phỏng giáng thủy hầu như biến đổi từ −40 đến +80% so với quan trắc. Sai số nhiệt và<br />

91

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!