16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

số trung bình trên toàn lãnh thổ hầu như âm và biến thiên trong khoảng -0,2 o C trong<br />

tháng 3 đến -2,5 o C vào tháng 7. Mặc dù mô hình có thể nắm bắt được sự biến thiên<br />

trong năm của lượng mưa quan trắc nhưng hầu như lượng mưa mô phỏng thấp hơn<br />

quan trắc trong mùa mưa (~13%) và cao hơn quan trắc trong mùa khô (~103%). Sai số<br />

lượng mưa của mô hình khá lớn và khác biệt đáng kể giữa các vùng khí hậu. Mô hình<br />

cho các kết quả mô phỏng tốt nhất trên vùng B4 và N2 trong mùa mưa, nhưng lại cho<br />

sai số âm rất lớn trên B1 và B2 vào mùa hè (các tháng 6-8) và N3 trong toàn bộ mùa<br />

mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa đông, dễ dàng nhận thấy mô hình thường mô<br />

phỏng mưa quá lớn trên tất cả các vùng khí hậu.<br />

Biến trình nhiều năm của nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng trên 7 vùng khí<br />

hậu và toàn Việt Nam được biểu diễn trên hình 6.31. Rõ ràng mô hình đã nắm bắt khá<br />

tốt sự biến thiên giữa các năm của nhiệt độ bề mặt trên 7 vùng khí hậu. Sai số trung<br />

bình của mô hình tại mỗi vùng khí hậu khá ổn định từ năm này qua năm khác. Ngoại<br />

trừ vùng N2, nơi nhiệt độ mô phỏng cao hơn thực tế, trung bình năm của nhiệt độ mô<br />

phỏng lệch khỏi quan trắc một cách có hệ thống khá rõ, từ 0,5 o C trên N2 và khoảng<br />

3,1 o C trên B1 và B4. Cả mô hình và quan trắc đều cho thấy năm 1998 là năm đặc biệt<br />

nóng trên cả 7 vùng khí hậu và toàn Việt Nam, phù hợp với sự kiện El Niño mạnh xảy<br />

ra và cuối năm 1997 kéo dài đến đầu năm 1998. Mô hình đã nắm bắt khá tốt sự dao<br />

động qua các năm của nhiệt độ khí quyển gần bề mặt mặc dù thiên thấp so với quan<br />

trắc.<br />

Biến trình nhiều năm của giáng thủy được mô phỏng nhìn chung khá phù hợp với<br />

quan trắc (hình 6.31). Tuy nhiên, sai số trung bình khá khác nhau giữa các năm và<br />

giữa các vùng khí hậu. Giáng thủy mô hình có xu hướng cao hơn thực tế trên các vùng<br />

B4, N1 và N2 trong khi thấp hơn thực tế trên các vùng B1, B2 và N3. Đặc biệt, sai số<br />

dương rất lớn xảy ra trên vùng N3. Trên vùng B3 và toàn Việt Nam, lượng giáng thủy<br />

được tái tạo khá tốt.<br />

6.4.2 Mô hình REMO<br />

Mô hình REMO được ứng dụng để mô phỏng khí hậu 10 năm giai đoạn 1991-<br />

2000 khi sử dụng số liệu ERA40 làm điều kiện biên xung quanh phụ thuộc thời gian.<br />

Trên các vùng lục địa mô hình đòi hỏi cung cấp nhiệt độ bề mặt (TS), nhiệt độ các lớp<br />

đất dưới sâu (TD1, TD2, TD3, TD5), độ ẩm đất tại 3 lớp (WB1, WB2, WB2) và độ<br />

dày lớp tuyết phủ (SN). Các loại số liệu này cũng được cung cấp từ ERA40. Trên các<br />

vùng đại dương, mô hình sử dụng nhiệt độ bề mặt biển (SST), độ phủ băng biển<br />

(SEAICE) làm điều kiện biên dưới.<br />

Số liệu được sử dụng để đánh giá là CRU và số liệu quan trắc từ mạng lưới trạm<br />

Việt Nam. Kết quả mô phỏng trường hoàn lưu trung bình thời kỳ 1991-2000 được cho<br />

trên hình 6.32. Qua đó nhận thấy, trong tháng 1, trường gió mô phỏng về cơ bản phù<br />

hợp với quan trắc (ERA40), song cường độ gió mô phỏng có phần mạnh hơn trên biển<br />

Đông và yếu hơn trên khu vực Trung Quốc và Indonesia. Vào tháng 4, khi gió mùa<br />

mùa hè chưa phát triển, hướng gió thịnh hành trên khu vực Việt Nam là hướng đông<br />

và đông nam. Đặc điểm này đã được mô hình tái tạo mặc dù hơi mở rộng hơn về phía<br />

nam và cũng có cường độ mạnh hơn so với ERA40. Trên vùng biển phía đông Ấn Độ,<br />

cường độ gió mô phỏng cũng mạnh hơn quan trắc. Đối với trường hợp tháng 7 và<br />

tháng 10, trường gió mô phỏng trên lục đại đều có cường độ yếu hơn so với số liệu tái<br />

phân tích. Trong tháng 7, mô hình mô phỏng khá hợp lý hệ thống gió mùa Tây Nam<br />

249

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!