16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

30-50% (hình P4.8) do ít chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh và khô. Bởi vậy,<br />

biên độ của RHm giảm dần từ Bắc vào Nam tương tự biên độ dao động của nhiệt độ.<br />

Ngoài ra, ở những nơi có địa hình cao, RHm biến đổi khá rõ rệt trong năm.<br />

Mức độ biến đổi của RHm khi xem xét thông qua độ lệch chuẩn cho thấy, vùng<br />

B1 và N2 với RHm nhỏ nhất có độ lệch chuẩn lớn nhất (khoảng 6-7%), còn vùng N3<br />

với RHm lớn nhất lại có mức độ biến động nhỏ nhất (khoảng 3-4%) (hình P4.9).<br />

Tương tự RHm năm, mức độ biến đổi của RHm tháng cũng tỷ lệ nghịch với giá trị<br />

RHm trong tháng đó. Độ lệch chuẩn trong các tháng mùa hè nhỏ hơn trong các tháng<br />

mùa đông trên các vùng từ B1 đến B4 và vùng N2. Trên các vùng N1 và N3, mức độ<br />

biến đổi của RHm không khác biệt nhiều giữa các tháng. Nói chung, độ lệch chuẩn của<br />

RHm tháng trên các trạm đều trong khoảng từ 3 đến 6%, riêng tháng III của Đà Nẵng<br />

lên tới 9,6%.<br />

Độ ẩm tương đối thấp nhất cũng thể hiện sự biến động qua từng thập kỷ (bảng<br />

P4.3). RHm tăng tương đối đều theo thời gian qua các thập kỷ. Trong thập kỷ 1961-<br />

1970, RHm đạt giá trị thấp nhất là 7% xảy ra ở trạm Yên Châu. Đến thập kỷ 1971-<br />

1980, Buôn Ma Thuột có RHm bằng 9%. Sau đó vào các thập kỷ gần đây RHm thấp<br />

nhất tương ứng là 10, 12 và 16%. Ngoài ra, số trạm có RHm thấp nhất xảy ra vào các<br />

thập kỷ trước (1961-1970, 1971-1980) nhiều hơn số trạm có RHm thấp nhất xảy ra vào<br />

các thập kỷ gần đây (1981-1990, 1991-2000, 2001-2007).<br />

Đối với lượng mưa ngày lớn nhất (Rx):<br />

Lượng mưa ngày cực đại tính chung cho cả năm, gọi là lượng mưa ngày lớn nhất<br />

năm (Rx) trong thời kỳ 1961-2007 rất khác nhau giữa các vùng và giữa các trạm trong<br />

từng vùng khí hậu (bảng 4.1, bảng P4.4, hình P4.10). Lượng mưa “kỷ lục” lớn nhất ở<br />

Việt Nam rơi vào vùng B4 (977,6mm) và nhỏ nhất ở B1 (262,0mm). Có thể nhận thấy<br />

các giá trị “kỷ lục” lớn (bảng 4.1) thường xảy ra ở những vùng tại đó có thể xuất hiện<br />

những hình thế gây mưa lớn do tương tác phức tạp giữa các hệ thống nhiễu động nhiệt<br />

đới (bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, v.v) và/hoặc không khí lạnh với điều<br />

kiện địa hình địa phương (B4, N1, B2, B3).<br />

Trên một số vùng khí hậu, Rx giảm đi ở một số trạm có lượng mưa năm bé hay<br />

còn gọi là trung tâm mưa bé (Sơn La, Lạng Sơn, Tương Dương, Phan Thiết). Ngoài ra,<br />

Rx đạt tới những trị số đáng kể trên một số trạm mưa không nhiều lắm (Thanh Hóa,<br />

Vinh, Đà Nẵng, Ayunpa) trong khi đó Rx vẫn rất cao so với các trạm lân cận cùng<br />

vùng trên các trung tâm mưa lớn (Lai Châu, Bắc Quang, Huế) (bảng P4.4).<br />

Do sự biến đổi của nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu toàn<br />

cầu, Rx cũng có những biến đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác (bảng P4.4). Ở Tây<br />

Bắc và Đông Bắc, kỷ lục Rx chỉ xuất hiện trong bốn thập kỷ cuối (1961-1970, 1971-<br />

1980, 1981-1990, 1991-2000). Ở Đồng bằng Bắc Bộ, kỷ lục Rx xảy ra trong các thập<br />

kỷ 1971-1980, 1981-1990 và 2001-2007. Ở Bắc Trung Bộ, kỷ lục Rx xảy ra trong bốn<br />

thập kỷ đầu tiên, đặc biệt là kỷ lục 731,3mm ở Thanh Hóa trong gần 30 năm qua trước<br />

khi kỷ lục 977,6mm quan trắc được ở Huế năm 1999. Nam Trung Bộ là một trong<br />

những vùng khí hậu rất đáng lưu ý về tác động của biến đổi khí hậu đối với lượng mưa<br />

ngày lớn nhất: bốn trong năm trạm tiêu biểu đều có kỷ lục Rx quan trắc được trong hai<br />

thập kỷ gần đây. Hai trong số năm kỷ lục quan trắc được ở Tây Nguyên rơi vào thập<br />

kỷ cuối 2001-2007. Riêng ở khu vực Nam Bộ, các kỷ lục Rx rơi vào thập kỷ đầu tiên<br />

và ba thập kỷ cuối.<br />

151

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!