16.09.2015 Views

BÁO CÁO TỔNG HỢP

tại dây - Việt Nam

tại dây - Việt Nam

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

phân giải thẳng đứng đối với kết quả mô phỏng khí hậu khu vực của các RCM hầu như<br />

chưa được đề cập nhiều và cho đến nay cũng chưa có kết luận rõ ràng (Kato và CS.,<br />

1999 [174]).<br />

Giorgi và Marinucci (1996) [113] đã nghiên cứu độ nhạy của lượng mưa mô<br />

phỏng của RegCM đối với độ phân giải ngang và hiệu ứng địa hình trên khu vực Châu<br />

Âu vào các tháng 1 và tháng 7, trong đó độ phân giải biến đổi từ 200 đến 50km và với<br />

các cấu trúc địa hình khác nhau. Tính trung bình trên toàn lục địa, tổng lượng mưa<br />

nhạy cảm hơn đối với độ phân giải ngang hơn so với tác động của địa hình. Địa hình<br />

hầu như là nhân tố góp phần làm phân bố lại diện mưa theo không gian và có ảnh<br />

hưởng chủ yếu trên những vùng địa hình phức tạp (như núi Alpơ). Lượng mây, thông<br />

lượng năng lượng bề mặt và cường độ giáng thuỷ mô phỏng cũng nhạy cảm với độ<br />

phân giải ngang.<br />

Theo Kato và CS (1999) [174], đối với khu vực Đông Á, nơi có địa hình và<br />

đường bờ biển phức tạp, việc tăng độ phân giải không cải thiện đáng kể nhiệt độ bề<br />

mặt mô phỏng một cách hệ thống trên toàn miền, nhưng đã có hiệu ứng tích cực ở một<br />

số địa phương do địa hình của mô hình được biểu diễn chính xác hơn. Gao và CS<br />

(2006) [105] cũng đã kiểm nghiệm vai trò của độ phân giải ngang đối với giáng thuỷ<br />

mô phỏng của RegCM2 ở Đông Á bằng cách chọn các độ phân giải ngang là 45, 60,<br />

90, 120, 180, 240 và 360 km với trường điều khiển là sản phẩm của mô hình đại<br />

dương−khí quyển toàn cầu CSIRO. Kết quả cho thấy lượng mưa của Đông Á được<br />

RegCM2 mô phỏng tốt hơn khi độ phân giải tăng lên. Theo tác giả, độ phân giải 60km<br />

hoặc cao hơn là cần thiết để mô tả tốt phân bố giáng thuỷ trên khu vực Trung Quốc và<br />

Đông Á.<br />

3.4.3 Về các sơ đồ tham số hóa các quá trình vật lý<br />

Với độ phân giải hiện nay của các mô hình khí hậu, kể cả các mô hình toàn cầu<br />

và mô hình khu vực, các quá trình vật lý qui mô dưới lưới hầu như không thể mô tả<br />

được. Và vì vậy để tính đến những quá trình này cần phải tìm cách biểu diễn chúng<br />

thông qua các biến giải được ở qui mô lưới mô hình. Đó là bài toán tham số hóa.<br />

Trong các mô hình khí hậu những quá trình vật lý qui mô dưới lưới được tham số hóa<br />

bao gồm:<br />

1) Tham số hóa bức xạ: Sự đốt nóng bức xạ mặt trời và sự làm lạnh do phát xạ<br />

hồng ngoại vào không gian vũ trụ là nhân tố cơ bản điều khiển hệ thống khí hậu. Các<br />

mô hình truyền bức xạ gắn kết trong các mô hình khí hậu hiện nay xem khí quyển và<br />

mây trong khí quyển đồng nhất theo phương ngang trong ô lưới. Dù đã được đơn giản<br />

hóa như vậy, nói chung có thể tin rằng sự truyền bức xạ, ít nhất trong điều kiện trời<br />

quang, được xử lý một cách chính xác trong các mô hình khí hậu. Trong khi có sự<br />

không nhất quán giữa các sơ đồ tham số hóa khác nhau, thì những quá trình vật lý cơ<br />

bản và các phương pháp cần cho việc xử lý chúng lại được hiểu một cách rất hợp lý.<br />

Tính bất định lớn nhất trong việc tính toán thông lượng bức xạ chủ yếu liên quan đến<br />

mây và cách xác định lượng mây và bản chất của mây trong mô hình. Những mô hình<br />

GCM đầu tiên đã xem các thuộc tính bức xạ của mây được xác định theo vĩ độ và biến<br />

đổi theo mùa. Trong các mô hình khí hậu gần đây lượng mây và các tính chất quang<br />

học của mây được dự báo và cho phép tương tác với những yếu tố khác của hệ thống<br />

khí hậu. Các quá trình vi vật lý mây đã được xử lý bằng con đường tham số hóa nào đó<br />

và xem hàm lượng nước và băng của mây như là những biến dự báo. Hàm lượng nước<br />

97

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!