28.11.2017 Views

TOAN-KIỀM, DỊCH VÀ ĐIỆN GIẢI - [NHÓM BIÊN DỊCH] DIỄN ĐÀN Y KHOA

LINK BOX: https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Minmin, vagabondTM, lutembacher, hand_in_hand<br />

tương. Điều này có ảnh hưởng quan trọng trong việc giữ hằng định sự hydrat hóa tế bào<br />

cũng như kích thước của nó. Sự cung cấp nước sẽ đầy đủ nếu cơ chế khát nguyên vẹn và<br />

có sẵn nước. Tăng trương lực dịch ngoại bào, thường do tăng nồng độ natri ECF, gây ra<br />

cảm giác khát. Hệ thống kiểm soát này rất chính xác: chỉ cần tăng nồng độ thẩm thấu<br />

dịch ngoại bào vài mOsm/L là đã gây khát đáng kể. Kích thích gây khát khác: tăng<br />

angiotensin II và thiếu hụt đáng kể ECFV sẽ gây ra khát. Khát là một kích thích mạnh nên<br />

giúp cho ít xảy ra tình trạng hạ natri máu ở những người có cơ chế khát bình thường và<br />

có điều kiện bổ sung nước.<br />

Thận điều chỉnh nước<br />

Thận đáp ứng với những thay đổi trương lực dịch ngoại bào bằng cách điều chỉnh sự bài<br />

tiết nước. Nếu tăng trương lực, thận giảm bài tiết nước. Thận giảm bài tiết nước bằng<br />

cách sản xuất nước tiểu được cô đặc cân xứng với huyết tương. Bất thường trong cô đặc<br />

nước tiểu có thể dẫn tới việc mất khả năng bảo tồn nước phù hợp và có thể gây ra mất<br />

nước và hạ natri máu.<br />

Nếu trương lực tăng, thận đáp ứng bằng cách tăng bài tiết nước. Thận tăng bài tiết<br />

nước bằng cách sản xuất nước tiểu loãng cân xứng huyết tương. Khiếm khuyết trong<br />

làm loãng nước tiểu có thể dẫn tới sự mất khả năng bài tiết nước thừa và có thể gây ra<br />

giữ nước, hạ natri máu.<br />

Để thận có thể điều chỉnh việc bài tiết nước nhằm giữ hằng định trương lực (nồng độ<br />

natri) của ECFV, thì cần phải:<br />

• Mức lọc cầu thận đầy đủ.<br />

• Phân phối đầy đủ dịch lọc cầu thận tới các đoạn cô đặc và hòa loãng của quai<br />

Henle và ống lượn xa.<br />

• Cơ chế cô đặc cũng như hòa loãng vẫn nguyên vẹn.<br />

• Sự tiết ADH phù hợp<br />

• Sự đáp ứng ADH đối với thận<br />

Hầu như toàn bộ các bất thường lâm sàng gây ra hạ natri máu và tăng natri máu có thể<br />

được hiểu và ghi nhớ dựa trên những bất thường của vài cơ chế điều chỉnh nước này.<br />

Mức lọc cầu thận (GFR)<br />

Cả sự cô đặc (giúp bảo tồn nước) cũng như sự hòa loãng (làm tăng bài tiết nước) nước<br />

tiểu phụ thuộc vào mức lọc cầu thận đầy đủ. Nói đơn giản, nếu nước và các chất hòa tan<br />

không được lọc để đi vào ống thận, thì sau đó làm thế nào thận có thể cô đặc hay hòa<br />

loãng nước tiểu để điều chỉnh cân bằng nươc? Nếu GFR giảm 20% mức bình thường thì<br />

thận sẽ gặp vấn đề đối với cả chức năng cô đặc cũng như hòa loãng.<br />

Phân phối nước tới các đoạn hòa loãng của quai Henle và ống lượn xa<br />

Nếu nước được tái hấp thu nhiều ở ống lượn gần, thì nó không thể tới đầy đủ ở ống<br />

lượn xa để được bài tiết. Tăng tái hấp thu dịch lọc cầu thận ở ống lượn gần có thể dẫn<br />

tới sự giữ nước và hạ natri máu. Hai tình huống quan trọng làm tăng tái hấp thu nước ở<br />

ống lượn gần và cũng là hai nguyên nhân quan trọng của hạ natri máu:<br />

• Thiếu hụt thể tích (thường do nôn với việc tiếp tục sử dụng nước), gây tăng tái<br />

hấp thu nước ở ống lượn gần<br />

www.diendanykhoa.com Page 10

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!