28.11.2017 Views

TOAN-KIỀM, DỊCH VÀ ĐIỆN GIẢI - [NHÓM BIÊN DỊCH] DIỄN ĐÀN Y KHOA

LINK BOX: https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Minmin, vagabondTM, lutembacher, hand_in_hand<br />

lên ở phần vỏ của quai Henle và ống lượn xa tạo thành một đoạn “cô đặc” ngay cả khi đây<br />

không phải là sự cô đặc thật sự (bằng cách thêm nước) mà là một sự cô đặc tương đối (bằng<br />

cách trừ đi natri). Khi lượng lớn nước được đưa vào, sự tiết ADH ngừng và ống góp không<br />

thấm nước được, cho nên nước không được tái hấp thu vào vùng kẽ tủy ưu trương. Dịch<br />

hòa loãng ở ống thận sau đó được bài tiết với một nồng độ thấp mức 50 mOsm/L. Đây là<br />

cách mà thận có thể loại thải nước thừa và nhờ đó ngăn tình trạng hạ natri máu ECFV. Nếu<br />

thận không thể sản xuất ra nươc tiểu hòa loãng đáp ứng với tải lượng nước, thì ECFV sẽ bị<br />

hòa loãng và dẫn đến hạ natri máu.<br />

• Lợi tiểu thiazide can thiệt vào khả năng sản xuất nước tiểu hòa loãng tối đa bằng cách ngăn<br />

tái hấp thu natri ở ống lượn xa. Một bệnh nhân sử dụng các thiazide có thể không có khả<br />

năng sản xuất ra nước tiểu đủ hòa loãng để ngăn sự giảm nồng độ natri ECFV gây ra do sử<br />

dụng nước. Vì thế, hạ natri máu có thể xuất hiện. Một bệnh nhân dùng thiazide sẽ có nguy<br />

cơ hạ natri máu nếu sử dụng quá nhiều nước.<br />

• Tái hấp thu natri ở quai Henle đóng góp vào gradient nồng độ ở vùng tủy ưu trương mà<br />

quan trọng trong tái hấp thu nước (sự di chuyển nước theo thẩm thấu từ ống góp). Điều này<br />

cho phép thận cô đặc nước tiểu. Các lợi tiểu quai ngăn tái hấp thu natri ở quai Henle và sự<br />

ngăn cản này can thiệp vào sự duy trì ưu trương ở vùng tủy. Vì thế, các lợi tiểu quai làm chặn<br />

tái hấp thu nước và khả năng cô đặc nước tiểu của thận.<br />

• Các lợi tiểu quai cũng can thiệp vào phạm vi hòa loãng nước tiểu bằng cách ngăn tái hấp thu<br />

của natri không có nước ở nhánh lên quai Henle (hình 1-1). Do đó, các lợi tiểu quai can thiệp<br />

vào cả cô đặc và hòa loãng nước tiểu. Bệnh nhân sử dụng lợi tiểu quai thông thường tránh<br />

được vấn đề hạ natri máu bởi tái hấp thu ít nước do vùng kẽ tủy ít ưu trương.<br />

• Bởi vì lợi tiểu quai gây mất nhiều natri và nước hơn và gây giảm nhiều hơn ECFV so với các<br />

thiazide, nên chúng được ưa thích hơn trong xử trí phù. Chúng cũng được ưa thích hơn trên<br />

những bệnh nhân có phù và hạ natri máu, bởi vì các thiazide có thể làm xấu hơn tình trạng<br />

hạ natri máu và do đó bị chống chỉ định.<br />

• Các thaizide thường bị chống chỉ định ở những bệnh nhân hạ natri máu do nguyên nhân bên<br />

dưới.<br />

Hướng dẫn xử trí các vấn đề lâm sàng về Natri và nước<br />

Duy trì nồng độ natri ngoại bào trong giới hạn hẹp (135- 145 mEq/L) và duy trì kích<br />

thước của ECFV trong giới hạn chấp nhận được là điều quan trọng. Theo nguyên tắc,<br />

các cơ chế kiểm soát sự đưa vào và thải ra của nước ảnh hưởng đến kích thước của<br />

ECFV trong một khoảng rộng, nhưng các cơ chế kiểm soát sự đưa vào và thải ra của<br />

natri là quan trọng hơn trong việc xác định kích thước của ECFV bởi vì natri là cation<br />

ngoại bào chính và tạo lực thẩm thấu duy trì ECFV. Về cơ bản, nồng độ natri dịch<br />

ngoại bào có thể bị ảnh hưởng bởi lượng natri đưa vào hay thải ra, nhưng các cơ chế<br />

kiểm soát sự đưa vào hay thải ra của nước thì quan trọng hơn nhiều trong việc xác<br />

định nồng độ natri dịch ngoại bào.<br />

• Trong thực hành lâm sàng, một điều hữu ích là xem những trường hợp bất<br />

thường kích thước ECFV là do những vấn đề với các cơ chế kiểm soát natri.<br />

• Trong thực hành lâm sàng, điều có lợi nhất là xem xét những trường hợp bất<br />

thường nồng độ natri dịch ngoại bào là do những vấn đề về các cơ chế kiểm<br />

soát nước.<br />

Làm thế nào mà các cơ chế kiểm soát natri bị suy yếu? Quá tải ECFV có thể được<br />

xem xét như là một tình trạng có tổng natri cơ thể quá nhiều. Thiếu hụt ECFV có thể<br />

được xem xét như là một tình trạng có tổng natri cơ thể quá ít. Chẩn đoán và điều trị<br />

phải tập trung vào việc phát hiện và sửa chữa cơ chế kiểm soát natri bị thiếu sót.<br />

www.diendanykhoa.com Page 13

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!