28.11.2017 Views

TOAN-KIỀM, DỊCH VÀ ĐIỆN GIẢI - [NHÓM BIÊN DỊCH] DIỄN ĐÀN Y KHOA

LINK BOX: https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/35q9jv5eo4ikm6vmjmr4l0mkcu9ytzbe
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1s9KnTNPy9MIzM8BnhF7pgv_gINawKnzb/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Minmin, vagabondTM, lutembacher, hand_in_hand<br />

Các hệ thống điều chỉnh lượng natri và nước trong cơ thể hoạt động cùng nhau<br />

nhằm:<br />

• Giữ nồng độ natri ngoại bào trong một giới hạn hẹp (135- 145 mEq/L).<br />

• Giữ thể tích dịch khoang ngoại bào (ECFV) trong giới hạn hợp lý.<br />

Sinh lý Natri- Sự điều chỉnh ECFV<br />

Natri là cation chính của ngoại bào và chịu trách nhiệm cho lực thẩm thấu giúp duy<br />

trì ECFV. Tổng lượng natri trong dịch ngoại bào (ECF) là yếu tố xác định chính kích<br />

thước của ECFV.<br />

Nếu tổng lượng Natri trong dịch ngoại bào tăng, thì kích thước của ECFV cũng tăng<br />

theo, và hậu quả cuối cùng sẽ là quá tải ECFV. Các tình trạng phù- suy tim xung huyết,<br />

xơ gan, và hội chứng thận hư- là những ví dụ về các tình trạng bệnh lý có tăng lượng<br />

natri trong dịch ngoại bào gây quá tải ECFV (còn được gọi đơn giản là “quá tải thể<br />

tích”).<br />

Tăng lượng Natri trong dịch ngoại bào dẫn tới sự bành trướng của ECFV và biểu hiện<br />

lâm sàng bởi phù. Những chỉ điểm lâm sàng khác của quá tải ECFV là tràn dịch màng<br />

phổi, phù phổ, và cổ trướng. Nếu tổng lượng Natri trong khoang ngoại bào giảm, thì<br />

ECFV cũng giảm theo, và cuối cùng dẫn đến hậu quả là sự thiếu hụt ECFV. Sự thiếu<br />

hụt ECFV (còn gọi đơn giản là “thiếu hụt thể tích”) biểu hiện bởi giảm độ căng của da,<br />

nhịp tim nhanh, và hạ huyết áp tư thế đứng.<br />

Quá tải ECFV gây ra do quá nhiều natri trong khoang dịch ngoại bào, và thiếu hụt<br />

ECFV gây ra do quá ít natri trong khoang dịch ngoại bào.<br />

Do natri bị giới hạn bởi khoang ngoại bào, lượng natri trong khoang ngoại bào thỉnh<br />

thoảng được quy là tổng natri cơ thể. Thuật ngữ này gần đúng do có một lượng<br />

tương đối nhỏ natri trong nội bào. Nếu tổng natri cơ thể tăng, ECFV sẽ tăng và cuối<br />

cùng dẫn đến phù. Nếu tổng lượng natri cơ thể giảm, ECFV sẽ giảm và cuối cùng dẫn<br />

đến thiếu hụt ECFV.<br />

Cân bằng giữa natri đưa vào và natri thải ra bởi thận xác định lượng natri trong<br />

khoang ngoại bào và từ đó xác định kích thước của ECFV. Bình thường thận điều<br />

chỉnh sự thải natri để duy trì kích thước của ECFV trong giới hạn chấp nhận được. Khi<br />

ECFV tăng, thận tăng thải natri để ngăn quá tải ECFV. Khi ECFV giảm, thận giảm thải<br />

ECFV để ngăn thiếu hụt ECFV.<br />

Ba hệ thống điều chỉnh tổng natri cơ thể và từ đó điều chỉnh kích thước ECFV. Mỗi<br />

một trong ba hệ thống này có một “nhánh vào” (cảm giác) và một “nhánh ra” (tác<br />

động) trong kiểm soát natri. “Nhánh vào” nhận cảm về kích thước của ECFV, và<br />

“nhánh ra” làm tăng hoặc giảm sự bài tiết natri của thận một cách phù hợp.<br />

• Các receptor nằm tại các tế bào cạnh cầu thận nhận cảm những thay đổi trong<br />

sự tưới máu thận và đáp ứng bằng những thay đổi trong sự tiết renin, nhờ đó<br />

hoạt hóa hệ thống renin-angiotensin-aldosterone. Renin được giải phóng khi<br />

có sự giảm tưới máu thận. Renin sau đó hoạt động chuyển angiotensinogen<br />

thành angiotensin I, chất này được chuyển thành angiotensin II bởi enzym<br />

chuyển angiotensin (ACE). Angiotensin II trực tiếp làm tăng giữ natri bởi thận<br />

www.diendanykhoa.com Page 7

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!