12.07.2015 Views

Phan Nhật Nam Mùa Hè Đỏ Lửa - Giao cảm

Phan Nhật Nam Mùa Hè Đỏ Lửa - Giao cảm

Phan Nhật Nam Mùa Hè Đỏ Lửa - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Chỉ còn tiếng nói và hình ảnh đó đè nặng ở đỉnh đầu, tay tôi run và nặng khi viếtnhững dòng chữ vô nghĩa này.Quả bom chiến lược hay viên đạn súng colt chỉ gây một tiếng nổ, cũng chỉ viếtthành ‘’một chữ’’ trên trang giấy, nhưng trầm thống của con người thì mênh mông.Chữ nghĩa vô tri viết được mấy cho vừa.CHƯƠNG XXHuế còn thởHuế sống, chắc chắn như thế. Sống vì trong lòng Huế có những kháng tố âmthầm lặng lẽ, những phản ứng kín đáo mang sức mạnh sinh tồn của con người khi bịép đến cuối chân tường, đưa đôi tay tuyệt vọng lên đầu, đánh đòn quyết tử để vượtqua biên giới giữa chết và sống. Huế sống, dù mệt mỏi, tàn tạ đau đớn, tất cả phảiđược vượt qua, qua hết để gánh chịu nỗi kiêu hãnh ngậm ngùi của một dân tộc tồntại sau hằng hằng điêu linh. Huế phải sống vì số kiếp bi tráng thê thảm đó. Quêhương tôi không chết được...Huế còn thở.Quê hương, nghe như lời mai mỉa, như tiếng cười khủng khỉnh lạnh nhạt. Quêhương đó và tôi xa lạ, lạ từ đường tóc giòng máu, lạ ở tiếng nói cách cười, xa lạhoàn toàn trong lối sống và nhìn đời. Nơi chốn đó với tôi có một cách xa không bùtrừ được. Nhưng tôi phải nhớ đến Huế, phải nghĩ đến, phải đau đớn bồi hồi khi đi lạitrên những con đường vắng bóng người, không phải sự vắng vẻ yên tĩnh của hàngcây xanh lá vang động tiếng ve. Sự yên tĩnh ở đây nín lặng và đau đớn như ngôi nhàđóng cửa với tấm bảng ‘’Nhà đang có chủ ở’’. Giòng chữ không làm nóng khônggian, chỉ tăng thêm sự run rẩy lo sợ thiếu hơi ấm của người. Tôi đến Huế vào ngàyHuế vừa hé cửa như con voi già mở đôi mắt nhỏ từ đồi cao nhìn xuống đám rừngxưa nơi phần mộ của giòng giống nó. Con voi chưa chết được, Huế vẫn thế, Huếchưa đi hết đời của mình, Huế đang sống, còn sống. Tôi đau đớn ngất ngư, thấynhói ở trong lòng, từng cơn đau có thật khi đi qua cửa Chánh Tây bị đổ nát, qua cáckhẩu súng đồng mà ngày nào trong thuở nhỏ, hai mươi năm trước, tôi ao ước đượcbò lên ngồi trên đầu nòng súng rồi nhẩy từ đây xuống. Tôi phải đau với Huế vì thấpthoáng trong không gian mờ nhạt của Huế co ro ướt át, tối mùa Đông năm 1949,Cầu Gia Hội đang sửa chữa, tôi loay hoay lạc lối trên những con Đường Ngự Viên,Trung Bộ, lạc qua Cầu Đông Ba về đến cống Phát Lát, thằng bé đội nón cối trắng vàđi ba ta quai chéo, quần dài xanh có tấm yếm trước ngực ‘’để che gió máy’’ Tôi đấy,tôi của tuổi ấu thơ hỗn độn những rung động chưa đặt tên trong một Thành Phố âmthầm thê thiết. Tôi đau với Huế, phải nhức nhối từng hồi, giật giật ở thái dương khinhìn cảnh người đàn bà tất tả gánh đứa con đi trên Đường Hương Thủy, Gia Lê, haivạt áo dài đen đánh phần phật vào đôi chân luống cuống. Thuở xưa cũng thế, cũngchạy giặc, cũng ‘’vỡ mặt trận’’, cũng tan nát lửa đỏ và điêu tàn hừng hực. ‘’Tây từbên Tòa Khâm đánh qua, mẹ bỏ con trong thúng và gánh đi trong lửa đạn’’. Thế nêntôi phải đau cùng Huế, dù quê hương đó bạc đãi, phân lìa...Huế sống, cũng như sau bao nhiêu đại loạn, Huế chậm rãi chắc chắn chốnggậy, lấn từng tấc, từng phân dựng đứng cơ thể tàn tạ và hồi sinh. Lần này cũng vậy,sau khi mất Đông Hà và Quảng Trị bị vây khốn, đồng bào Quảng Trị băng qua vùngHải Lăng, Lương Điền chạy về Mỹ Chánh, dân Mỹ Chánh nhập vào lui xuống PhongĐiền, An Lỗ...Nhưng Phong Điền, An Lỗ đâu phải là phòng tuyến ‘’tử thủ’’ được, haicon sông cạn đáy phơi lòng cát khô khan dưới mặt trời hạ chí...Những người dânnày lui thẳng về Huế...Và Huế bắt đầu thất thần hoảng hốt. Nhưng vẫn rất nhiềungười tin tưởng: ‘’Phe mình giữ được Quảng Trị, can chi mô, vài bữa mình lấy lạiĐông Hà mấy hồ...’’ Nhưng niềm tin tin tưởng như quả bóng căng hơi sau khi nhậnmũi kim đâm ngập. Quảng Trị mất, mất chưng hửng tức tối. Biệt Động Quân nương51MÙA HÈ ĐỎ LỬA

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!