16.01.2022 Views

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH QUA GIẢI TOÁN TƯƠNG GIAO CỦA HÀM SỐ, ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN

https://app.box.com/s/1qs72umifq66yuue67azmvwxe1st8uwm

https://app.box.com/s/1qs72umifq66yuue67azmvwxe1st8uwm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Sáng kiến kinh nghiệm

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và cở thực tiễn của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

a) Khái niệm kĩ năng

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện

tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh

học – tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm,

ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã

định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định.

Nhà tâm lý học người Liên Xô L.D.Leviton cho rằng “Kỹ năng là sự thực hiện

có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa

chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất

định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng

đúng đắn các cách thức và quy tắc nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông cũng

cho rằng con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà còn phải

vận dụng vào thực tế.

Theo tác giả Vũ Dũng thì kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về

phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ

tương ứng.

Tác giả Thái Duy Tuyên định nghĩa kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt

động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành mà nếu thực

hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt

động. Điều đáng chú ý là việc thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng

ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích

nhất định.

Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng kỹ năng là quá trình áp dụng những tri

thức đúng đắn mà một cá nhân tích lũy được để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

b) Kĩ năng học tập môn toán

Trong tâm lý - giáo dục, người ta thường chia kĩ năng học tập cơ bản thành bốn

nhóm: kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành, kĩ năng tổ chức hoạt động nhận thức

và kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá.

Trang 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!