14.06.2021 Views

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời gian qua, các nhà quản lý giáo dục và nghiên cứu về giáo dục rất quan

tâm đến học tập thông qua trải nghiệm, nhằm chuyển đổi hình thức dạy học từ chú

trọng định hướng nội dung cho người học sang dạy học phát triển năng lực (NL).

Tổ chức hoạt động trải nghiệm đã trở thành xu hướng tất yếu trong các môn học và

Vật lý cũng không là ngoại lệ.

Theo Nguyễn Thị Liên và cộng sự (2016): “Hoạt động trải nghiệm là hoạt

động giáo dục được tổ chức theo con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự

thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành và phát triển cho học sinh

(HS) niềm tin, tình cảm, những NL cần có của người công dân trong tương lai

(phát triển toàn diện nhân cách HS); Tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục và

các mối quan hệ giao tiếp phong phú, đa dạng cho HS, cụ thể như: hoạt động sáng

tạo khoa học kĩ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật, định hướng

nghề nghiệp… Nhờ đó HS nhận biết rõ hơn về chính mình, phát hiện ra và chứng

minh những khả năng của mình, tích lũy kinh nghiệm để chuyển hóa thành NL; HS

được thực hành, luyện tập, thiết kế, chế tạo… các sản phẩm mang tính ứng dụng

cao trong thực tiễn” [14].

Đồng thời, theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (26/12/2018): “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo

dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho

HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm

đã có và huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để

thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề thực tiễn đời

sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa

những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy

tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề

nghiệp tương lai” [4].

Như vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm là một giải pháp tăng hiệu quả dạy học,

góp phần phát triển NL HS. Thông qua hoạt động trải nghiệm HS làm chủ tri thức,

có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và linh hoạt hơn khi giải quyết

các vấn đề thực tiễn. Từ đó, HS phát triển các NL cá nhân chung và một số NL đặc

thù riêng.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!