14.06.2021 Views

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

11

và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, NL

chung và một số NL thành phần đặc thù của hoạt động này: NL thiết kế và tổ chức

hoạt động; NL thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống.

1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động trải nghiệm theo định

hướng giáo dục STEM

1.3.1. Định nghĩa tính tích cực

Có nhiều cách hiểu khác nhau về tính tích cực, đó là:

- Sách giáo dục công dân lớp 6: “Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên

trì trong học tập, làm việc và rèn luyện” [2].

- Theo L.V. Relrova: “Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện sự

gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” [25], [23].

- Theo P.V. Redơnivev: “Tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích

cực nhận thức”.

- Theo Trần Thị Tuyết Oanh: “Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của

chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm

lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập” [26], [23].

Trong luận văn, tính tích cực được hiểu là một trạng thái tâm lý sẵn sàng của

người học, thể hiện sự mong muốn giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn trên cơ

sở các kiến thức đã có của cá nhân.

1.3.2. Biểu hiện tính tích cực của học sinh trong hoạt động trải nghiệm theo

định hướng giáo dục STEM

Dấu hiệu của tính tích cực được G. I. Sukina nêu ra như sau: [11]

- Khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên (GV), bổ sung

các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.

- Thường xuyên nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề mà GV

trình bày chưa đủ rõ.

- Chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức

những vấn đề mới.

- Mong muốn được góp ý với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những

nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!