14.06.2021 Views

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG CHẤT KHÍ - VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

https://app.box.com/s/mtp36o41h7ha6s1v2063dqjbpigh476w

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

13

- Đưa HS vào tiến trình tìm tòi nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ có tính

thực tiễn, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

- Phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập đa dạng và phong phú nhằm đáp

ứng nhu cầu học tập như: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, phòng thí nghiệm, tổ

chức thảo luận, báo cáo,…

- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

- Môi trường học an toàn, thân thiện, có các suất học bổng xứng đáng.

1.4. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm

theo định hướng giáo dục STEM

1.4.1. Khái niệm năng lực

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD), “NL khả năng

cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một

bối cảnh cụ thể” [27].

Theo F. E. Weinert, “NL là sở hữu cá nhân, đó là những khả năng mà cá thể có

được nhờ sự kết hợp giữa cái sẵn có và cái học tập được về các kĩ năng nhận thức,

khả năng giải quyết vấn đề cụ thể, các ý chí, động lực liên quan, sự sẵn sàng hoạt

động xã hội. Những yếu tố này giúp mỗi người thành công trong việc xử lý các sự

cố và có trách nhiệm trong các tình huống khác nhau” [28].

Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể của Bộ Giáo

dục và Đào tạo (26/12/2018), “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng

và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một

loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [4].

Trong phạm vi luận văn, NL của HS được hiểu là tổng hợp các kiến thức và kỹ

năng nhận thức sẵn có và có thể học được của mỗi HS nhằm giải quyết những vấn

đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống, giúp HS có thể giải quyết thành

công vấn đề đó.

1.4.2. Khái niệm năng lực sáng tạo

Sách giáo dục công dân lớp 9: “Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi, phát

hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt

kết quả cao” [3].

Theo Đức Uy, “Sáng tạo là quá trình trở nên nhạy cảm đối với những khó khăn,

khiếm khuyết, những lỗ hổng kiến thức, yếu tố còn thiếu, những bất ổn,…là quá

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!