14.11.2022 Views

Di-Tim-Le-Song-Viktor-E.-Frankl

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Đến tuổi vị thành niên, Frankl đã đam mê triết học, tâm lý học thực

nghiệm và phân tâm học. Để bổ sung thêm kiến thức cho các lớp bậc

trung học của mình, ông đã tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức và bắt

đầu trao đổi qua lại bằng thư từ với Sigmund Freud, đưa tới việc Freud

đã nộp bản thảo của Frank cho Tạp chí phân tâm học quốc tế

(International Journal of Psychoanalysis). Bài viết đã được chấp nhận và

xuất bản sau đó. Cũng cùng năm đó, khi 16 tuổi, Frankl đã tham dự một

hội thảo chuyên đề nằm trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn về

triết học. Vị giáo sư hướng dẫn đã nhận ra tài năng hiếm có của Frankl

nên đã mời ông cùng thuyết giảng về ý nghĩa cuộc sống. Frankl đã nói

với khán giả rằng: “Chính chúng ta phải tự trả lời câu hỏi mà cuộc sống

hỏi ta, và trước những câu hỏi đó, chúng ta chỉ có thể trả lời bằng cách

chịu trách nhiệm cho chính sự tồn tại của mình”. Niềm tin này trở thành

kim chỉ nam cho cuộc sống và định hình lý tưởng nghề nghiệp của

Frankl.

Chịu ảnh hưởng từ một số quan điểm của Freud, khi còn là học sinh

trung học, Frankl đã quyết định sau này sẽ trở thành bác sĩ thần kinh. Một

người bạn học từng nói với Frankl là ông được phú cho khả năng giúp đỡ

những người khác, như được tiếp thêm động lực, Frankl bắt đầu nhận ra

rằng ông không những có khả năng chuẩn đoán các vấn đề về thần kinh

mà còn có khả năng tìm ra động lực thúc đẩy con người.

Công việc tham vấn tâm lý đầu tiên của Frankl hoàn toàn do ông khởi

xướng - ông đã sáng lập ra chương trình tham vấn tâm lý riêng dành cho

giới trẻ đầu tiên ở thủ đô Vienna, Áo. Từ 1930-1937, ông là bác sĩ tâm

thần tại Bệnh viện Đại học Y ở thủ đô Vienna, chuyên chăm sóc các

bệnh nhân đã từng tự tử. Ông tìm cách giúp các bệnh nhân của mình tìm

ra con đường khiến cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn, cho dù họ mắc

phải căn bệnh trầm cảm hoặc tâm thần. Năm 1939, ông trở thành trưởng

khoa thần kinh tại bệnh viện Rothschild - bệnh viện Do Thái đầu tiên ở

Vienna.

Trong những năm đầu chiến tranh, công việc của Frankl tại Rothschild

đã giúp ông và gia đình được bảo vệ khỏi nguy cơ bị trục xuất. Tuy

nhiên, khi bệnh việc bị chính quyền phát xít đóng cửa, Frankl nhận ra

rằng họ có nguy cơ lớn bị đưa đến trại tập trung. Năm 1942, đại sứ quán

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!