14.11.2022 Views

Di-Tim-Le-Song-Viktor-E.-Frankl

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Mỹ ở Vienna thông báo rằng ông được cấp thị thực định cư ở Mỹ. Mặc

dù thoát khỏi Vienna sẽ giúp ông hoàn thành cuốn sách về liệu pháp ý

nghĩa, nhưng ông đã quyết định huỷ bỏ thị thực: ông cảm thấy mình nên

ở lại Vienna vì cha mẹ già. Tháng 09 năm 1942, Frankl và gia đình bị bắt

và bị trục xuất. Ông đã trải qua 4 trại tập trung trong suốt 3 năm -

Theresienstadt, Auschwitz-Birkenau, Kaufering và Türkheim, một bộ phận

của trại Dachau.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng việc tù đày của Frankl không phải là

động cơ duy nhất thôi thúc ông viết Đi tìm lẽ sống. Trước khi bị trục

xuất, ông đã bắt đầu phát triển hệ thống các luận cứ chứng minh rằng

tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là chìa khoá cho sức khoẻ tinh thần và giúp

con người trưởng thành. Trở thành một tù nhân trong trại tập trung, ông

bỗng nhiên bị buộc phải quyết định xem chính cuộc sống của mình có ý

nghĩa hay không. Sự sống sót của ông là kết quả kết hợp từ ý chí sống

với bản năng sinh tồn, những hành động khoan dung đầy tính nhân văn và

sự khôn khéo; dĩ nhiên, không thể không kể đến vai trò của yếu tố may

mắn chẳng hạn như nơi ông bị giam giữ, tính khí bọn lính canh và các

quyết định tuỳ hứng của chúng về vị trí xếp hàng, và những người bạn

đáng tin cậy. Tuy nhiên, có một số yếu tố chỉ có riêng ở mỗi người đã

giúp họ vượt qua sự đói khổ và suy đồi ở trại. Frankl đã rút ra những khả

năng chỉ có ở con người chẳng hạn như sự lạc quan bẩm sinh, sự hài

hước, tâm lý tách rời, những giây phút trầm ngâm ngắn ngủi, sự tự do

bên trong, và sự quyết tâm không gục ngã hoặc tự tử. Ông nhận ra rằng

ông phải sống vì tương lai, và rút ra sức mạnh từ những tình cảm sâu sắc

đối với người vợ và niềm khao khát hoàn thành cuốn sách về liệu pháp ý

nghĩa. Ông cũng tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong cảnh đẹp như tiên và

nghệ thuật, dù trong những khoảnh khắc thoáng qua. Điều quan trọng

nhất là ông đã nhận ra rằng cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, ông vẫn

có thể tự do để lựa chọn thái độ trước những đau khổ của mình. Ông đã

nhìn thấy điều này không chỉ đơn thuần như một sự lựa chọn mà là trách

nhiệm của ông và của mỗi người để quyết định “những bước đi cuộc

đời trên con đường vận mệnh”.

Đôi khi các ý tưởng của Frankl cũng truyền cảm hứng cho người khác,

như khi ông giải thích với các bệnh nhân đang hấp hối và bị liệt về cách

để đối mặt với số phận của họ. Những người khác cũng truyền cảm

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!