14.11.2022 Views

Di-Tim-Le-Song-Viktor-E.-Frankl

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

hứng cho ông như khi ông khẳng định rằng một người tìm thấy ý nghĩa

qua việc “đấu tranh cho một mục đích xứng đáng, tự do chọn nhiệm vụ

cho mình”. Ông chỉ ra rằng sự thất vọng về việc tồn tại có thể sản sinh

và khuyến khích một nhà ngoại giao [60] bất hạnh tìm thấy một sự nghiệp

mới, vừa ý hơn. Tuy nhiên, Frankl cũng sử dụng các lời khuyên về đạo

đức để gây chú ý đến “khoảng cách giữa việc một người là gì với việc

một người cần phải trở thành” và rằng “con người có trách nhiệm phải

biến các ý nghĩa tiềm tàng trong cuộc sống của mình thành hiện thực”.

Ông xem quyền tự do và trách nhiệm như hai mặt của một đồng xu. Khi

ông diễn thuyết trước các khán giả Mỹ, Frankl nói: “Tôi cho rằng ngoài

bức tượng nữ thần Tự do ở bờ Tây, nên có thêm một tường thần Trách

nhiệm ở bờ Đông”. Theo ông, để tìm được ý nghĩa cuộc sống, con người

phải biết “vượt thoát khỏi những ham muốn cá nhân bằng cách làm điều

gì đó có ý nghĩa với ai đó hay sự vật / sự việc nào đó ngoài bản thân

mình…, hay bằng cách trao cho mình một lý do để phụng sự hoặc tìm

cho mình một ai đó để yêu thương”. Chính Frankl đã quyết định thể hiện

sự hiếu kính đối với cha mẹ bằng cách ở lại Vienna trong khi ông có thể

sống an toàn ở Mỹ. Trong lúc ở cùng trại tập trung với cha mình, Frankl

đã sử dụng morphine để giảm đau cho cha và ở cạnh cha suốt những

ngày cha hấp hối.

Thậm chí khi đối mặt với sự mất mát và đau buồn, tinh thần lạc quan,

thái độ quả quyết và tấm lòng dạt dào tình cảm, tin yêu cuộc sống đã

khiến ông luôn tin tưởng rằng niềm hy vọng và năng lượng tích cực có

thể chuyển những thách thức thành chiến thắng. Trong Đi tìm lẽ sống,

ông nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải đau khổ mới tìm thấy ý nghĩa

sống, mà là “ý nghĩa sống vẫn tồn tại bất chấp mọi đau khổ”. Quả thật

như vậy, “những đau khổ không cần thiết sẽ biến ta thành ngớ ngẩn hơn

là anh hùng”, ông tiếp tục khẳng định.

Lần đầu tôi đọc Đi tìm lẽ sống là trong tư cách một giáo sư triết học

vào giữa những năm 1960. Một triết gia Na Uy - người đã bị giam cầm ở

trại tập trung Đức quốc xã - đã khiến tôi chú ý tới tập sách này. Người

đồng nghiệp này của tôi nhấn mạnh rằng ông ủng hộ Frankl về tầm

quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự tự do bên trong của một người, nắm

lấy giá trị của vẻ đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật, thơ ca, văn chương và

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!