14.11.2022 Views

Di-Tim-Le-Song-Viktor-E.-Frankl

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

đôi khi cần phải có dũng khí. Tôi đã định viết cuốn sách này mà không

công bố tên tác giả, chỉ sử dụng số hiệu trong tù của mình. Nhưng khi

bản thảo hoàn thành, tôi nhận thấy rằng, khi công bố sách mà giấu tên

người viết thì cuốn sách sẽ bị giảm phân nửa giá trị. Tôi cần phải chịu

trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình, và trước hiện thực lịch sử.

Tôi có thể khẳng định tôi là người không hề thích phô bày sự việc, song

trong quá trình thực hiện tập sách này, tôi giữ quan điểm trung thành với

hiện thực lịch sử, không cắt xén cũng không thêu dệt.

Tôi sẽ nhường phần phán xét cho các bạn - những độc giả đáng mến.

Các bạn có thể tự rút ra những luận điểm lý thuyết khô khan sau khi tìm

hiểu nội dung của cuốn sách. Những luận điểm này có thể góp phần vào

việc nghiên cứu tâm lý của người tù, được tiến hành từ sau Thế chiến

thứ nhất; những luận điểm này cũng không xa lạ với chúng tôi qua “hội

chứng dây kẽm gai”. Nhìn từ góc độ tích cực, Thế chiến thứ hai đã giúp

giới nghiên cứu chúng tôi bổ sung thêm kiến thức về “tâm lý học đại

chúng” (xin phép được trích dẫn thuật ngữ khá nổi tiếng và cũng là tựa

đề một cuốn sách của LeBon). Cuộc chiến ngoài đời cũng đã đem lại cho

chúng tôi cả trại tập trung lẫn cuộc chiến của các sợi thần kinh.

Mục đích tôi viết tập sách này là muốn nói lên những trải nghiệm của

tôi với tư cách là một tù nhân bình thường. Tôi có thể tự hào khi tuyên bố

rằng tôi không được tuyển vào trại với tư cách của một chuyên gia tâm

thần hay như một bác sĩ, ngoại trừ những tuần cuối trong trại. Một số

đồng nghiệp của tôi khá may mắn khi được chọn vào làm việc trong các

trạm sơ cứu nóng bức, thiếu thốn, sử dụng các miếng băng gạc đượng

làm từ đống giấy thải. 119.104 là số hiệu của tôi trong trại, công việc

của tôi gắn liền với chiếc xẻng đào đất và dụng cụ lắp ráp các thanh sắt

trên đường ray xe lửa. Có lần, tôi được phân công đào hầm một mình để

tạo đường nước ngầm bên dưới con đường và tôi đã hoàn thành nhiệm

vụ. Với thành tích này, chỉ ngay trước lễ GGiáng sinh năm 1944, tôi đã

được tưởng thưởng một món quà mà mọi người thường gọi là “phiếu ưu

đãi”. Những phiếu này do một công ty xây dựng phát hành, chúng tôi

buộc phải làm việc cho công ty này như những nô lệ. Tiền công mỗi

ngày của mỗi tù nhân sẽ được trả cho các trại trưởng, có khi được thanh

toán dưới dạng những tấm phiếu ưu đãi. Mỗi tấm phiếu này có giá trị

tương đương với 50 xu Đức thời đó và có thể dùng để đổi lấy sáu điều

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!