21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1. Những vấn đề cơ bản của mĩ học<br />

tự nhiên trong lĩnh vực khoa học xã hội, do đó cả trong lĩnh vực mĩ học. Như Mác đã chứng<br />

minh, cũng trong năm 1844, giữa hoạt động sống bản năng của động vật và lao động có ý<br />

thức có định hướng của con người, là có sự khác nhau có tính chất nguyên tắc về chất lượng.<br />

Lao động của con người chỉ tồn tại trong xã hội, lao động đó không chỉ có tính chất tự do,<br />

tổng hợp, mà còn mang tính chất xã hội. Quan niệm về bản chất lao động mới mẻ này của<br />

Mác có ý nghĩa nguyên tắc đối với quan niệm về bản chất của năng lực thẩm mỹ của con<br />

người và những vấn đề sáng tác nghệ thuật.<br />

Trong “Những bản thảo kinh tế - triết học” Mác đặt nền tảng cho luận điểm: những khả<br />

năng lĩnh vực cái đẹp và xây dựng tác phẩm nghệ thuật không phải là sự xác định “nhân<br />

chủng”, “tự nhiên” mà là những thuộc tính xã hội, lịch sử của “bản tính con người”. Những<br />

thuộc tính đó, chỉ xuất hiện trong xã hội, cũng chính sự hình thành những thuộc tính đó là<br />

một trong những biểu hiện của việc biến hóa từ chỗ là một chủ thể cổ sơ, “phi xã hội”, thô<br />

lỗ, đến “bản chất xã hội”, lịch sử. Sự phát triển của bản chất ấy, khác với sự phát triển của<br />

động vật, đầu tiên, được quyết định không phải bởi những quy luật “tự nhiên”, sinh vật học,<br />

mà bởi những quy luật khác, những quy luật có tính chất xã hội - lịch sử.<br />

Khi đánh giá đặc điểm quá trình phát triển lịch sử con người như là một bản thể xã hội,<br />

Mác cho rằng, chỉ trong quá trình phát triển này, con mắt được phát triển có tính chất lịch<br />

sử và “trở thành con mắt người”, nó không có và không thể có ở động vật. Trước khi đối<br />

tượng của mắt trở thành đối tượng có tính chất xã hội, con người, mắt là đối tượng được<br />

con người sáng tạo ra và để cho con người sử dụng. Chính điều trên cũng có thể áp dụng<br />

cho cả lỗ tai con người và tất cả những giác quan khác (những giác quan này đồng thời cũng<br />

là giác quan giúp con người cảm thụ thẩm mỹ được thực tại): “Cảm giác của con người xã<br />

hội - Mác viết - là những cảm giác khác với những cảm giác của con người phi xã hội. Chỉ<br />

có thông qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất - của bản chất con người, thì<br />

sự phong phú về cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần thậm chí lại<br />

là lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai cảm xúc về nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của<br />

hình thức..., tóm lại, là những cảm giác có khả năng tạo ra khoái cảm có tính chất người và<br />

khẳng định mình như là những lực lượng bản chất của con người. Sự hình thành năm giác<br />

quan là công việc của toàn bộ lịch sử nhân loại từ trước tới nay”.<br />

Như vậy, sự cảm thụ thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực chỉ có thể có ở trong<br />

xã hội, chỉ do kết quả của lao động xã hội, dưới tác động của những sản phẩm do con người<br />

tạo ra, những sản phẩm của lao động, thì giác quan con người, ý thức con người mới có khả<br />

năng tách khỏi sự thô thiển, cục súc, trở thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Điều đó cũng có<br />

thể nói với việc sáng tạo nghệ thuật và nghệ thuật. Nghệ thuật, cũng như sự lĩnh hội thẩm<br />

mỹ, chỉ có thể tồn tại và sẽ tồn tại trong xã hội, nó không phải là một hiện tượng tự nhiên<br />

mà là một hiện tượng có tính chất xã hội đặc thù.<br />

“Con người nhào nặn vật chất theo những quy luật của cái đẹp”, đó là lời của Mác.<br />

Sự nhào nặn vật chất theo “những quy luật của cái đẹp”, theo quan điểm của Mác thời<br />

trẻ, là một phương diện đặc biệt, là biểu hiện sáng tạo, tích cực của bản chất xã hội của con<br />

người. Trong quá trình hoạt động xã hội, con người nhào nặn một cách toàn diện thực tại<br />

bên ngoài, tích cực tổ chức và cải tạo nó. Đồng thời, khác với động vật, trong quá trình lao<br />

động, con người dựa vào những thuộc tính của những đối tượng ở thế giới bên ngoài để ứng<br />

dụng sức lực mình vào thế giới ấy. Không bị ràng buộc vào những nhu cầu thô thiển, lại hiểu<br />

10

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!