21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

1. Những vấn đề cơ bản của mĩ học<br />

và nghệ thuật của cá nhân. Nhưng sau khi đã nắm quyền lực, các giai cấp thống trị không<br />

bao giờ bỏ lỡ cơ hội củng cố địa vị của mình và chuyển việc thống trị xã hội thành việc bóc<br />

lột quần chúng. Mối mâu thuẫn này là bản chất ở các trình độ khác nhau của thời đại văn<br />

minh mà đỉnh cao là xã hội tư bản.<br />

Mác viết: “Tình trạng xã hội mà trong đó đại bộ phận người sản xuất buộc phải hạn chế<br />

nhiều hay ít, thậm chí đến mức tối thiểu nhu cầu của mình, tình trạng ấy có vị trí trong nền<br />

sản xuất cổ đại và đã xây nên chế độ nô lệ, nó cũng có vị trí trong phương thức sản xuất tư<br />

bản chủ nghĩa. Nhưng thời cổ, người ta không nghĩ ra được cái gì để chuyển sản phẩm thặng<br />

dư thành tư bản... Họ biến một phần quan trọng trong sản phẩm thặng dư thành chi phí<br />

không tái sản xuất được vào tác phẩm nghệ thuật, vào các công trình tôn giáo và xã hội”.<br />

Đối lập với xã hội cổ đại và phong kiến, nguyên tắc của sản xuất tư bản được nêu ra là: a)<br />

không phải sản xuất vì nhu cầu mà sản xuất vì sản xuất, b) quá trình lao động phụ thuộc<br />

quá trình tích lũy giá trị thặng dư. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa của lịch sử nhân loại đã thực<br />

hiện công việc có tính sáng tạo của mình chỉ bằng cách thu lợi kếch xù trên sức mạnh vật<br />

chất và tinh thần của con người. Bên cạnh sự phồn thịnh chưa từng thấy của của cải vật<br />

chất, trước hết là sự bần cùng bị che dấu và sự sa sút về tinh thần. Ngoài ra, không có cái<br />

gì của sản xuất tư bản và của sự đổi chác là cao quý nhất và có quyền lực trong xã hội tư<br />

bản. “Việc tiêu diệt chế độ nô lệ phong kiến, Ăngghen viết năm 1844, làm cho đồng tiền mặt<br />

thành mối liên hệ duy nhất giữa con người. Sở hữu là nguồn gốc tự nhiên, không ý thức - đối<br />

lập với cái nguồn gốc có ý thức, nguồn gốc loài người - được nhà nước phong kiến đặt ra, và<br />

đồng tiền xa lạ, một khái niệm trừu tượng, trống rỗng của sự sở hữu được đưa lên vị trí thế<br />

giới. Con người trở thành nô lệ của con người và trở thành nô lệ của đồ vật. Các mối quan<br />

hệ của con người bị bóp méo. Sự nô dịch thế giới của thương mại hiện đại - là một món hàng<br />

tổng hợp, có quy luật, hoàn chỉnh - mang đặc điểm vô nhân đạo hơn và bao trùm hơn so với<br />

quyền của chủ nô trong chế độ nô lệ”.<br />

Đối với tên tư sản, “chỉ một mối quan hệ có ý nghĩa độc lập là mối quan hệ bóc lột; tất<br />

cả những gì của mối quan hệ khác tồn tại đối với hắn ta cũng chỉ được tập trung hướng về<br />

mối quan hệ duy nhất này, kể cả nơi hắn ta bắt gặp những mối liên hệ không hề liên quan<br />

gì đến quan hệ bóc lột”. Sự thể hiện vật chất của lợi ích này là đồng tiền đại diện cho giá trị<br />

của mọi đồ vật, của con người và những mối quan hệ xã hội.<br />

Bản chất đặc thù của xã hội tư sản - cái xã hội mà trong đó, giá trị đổi chác sản phẩm quy<br />

định giá trị nhu cầu, sản xuất quy định nhu cầu và quá trình tích lũy của nhà tư bản - trong<br />

quá trình lao động xã hội, như Mác nhận định, là hình thức đặc thù của mối quan hệ xã hội<br />

tư sản đối với nghệ thuật. “...Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - khi nhận định về một trong<br />

những luận điểm trung tâm của mĩ học mác xít, Mác viết - thù địch với các ngành quen<br />

thuộc của sản xuất tinh thần, thí dụ nghệ thuật và thi ca. Bỏ qua điều ấy, có hể đi tới những<br />

ảo tưởng như của người Pháp thế kỷ XVIII, các ảo tưởng mà Lécxing đã chế giễu một cách<br />

vui vẻ. Chúng ta đã đi xa hơn người xưa, vậy tại sao chúng ta không thể xây dựng được thi<br />

ca của mình? Và thế là, thay vào chỗ của Iliát, xuất hiện Henriat”.<br />

Như trên, chúng ta thấy rằng, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ<br />

XIX thời trước Mác, đã cảm thấy rõ ràng ít hay nhiều sự thù địch của xã hội đối với nghệ<br />

thuật và thi ca. Những ước đoán thiên tài về đặc điểm có tính chất đối kháng của sự phát<br />

triển nghệ thuật trong những điều kiện của nền văn minh tư sản có thể tìm thấy ở Vikô và<br />

30

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!