21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Cần phải chú ý rằng, khi trình bày thái độ phê phán của mình đối với tính khuynh hướng<br />

công thức và trừu tượng thể hiện trong tiểu thuyết của Caoxki, Ăngghen đã căn cứ vào<br />

những nguyên tắc thẩm mỹ mà những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đề ra từ rất lâu, trước<br />

những năm 80. Ngay từ những buổi đầu hoạt động của mình, vào năm 1839, Ăngghen trong<br />

bài báo về “Những câu chuyện dân gian Đức” đã có thái độ phủ nhận đối với loại “thi ca có<br />

khuynh hướng tẻ nhạt và thiếu tự nhiên”. Ít lâu sau, Mác đã từng giễu cợt trong tờ “Sông<br />

Ranh” cái quan niệm phổ biến của những người tự do chủ nghĩa Prút những năm 30 - 40<br />

rằng khuynh hướng “tốt’ có thể là sự bỏ qua cho những “khiếm khuyết về hình thức”. Những<br />

lời phê phán của Ăngghen về thi ca và văn xuôi của nhóm chủ nghĩa xã hội “chân chính” và<br />

những sáng tác của các nhà văn trong nhóm “nước Đức trẻ” mà tác phẩm đầy rẫy “những<br />

nhược điểm về tài năng được che dấu dưới những lời mập mờ về chính trị”, đã chứng minh<br />

cho thái độ phủ định kiên quyết của Ăngghen đối với những tác phẩm văn học kiểu này.<br />

Sau này Ăngghen cũng đã khinh miệt đáp lại những “kẻ văn chương trống rỗng” của nhóm<br />

dân chủ thông tục dù “không có tài năng” vẫn muốn có “khuynh hướng”. “Nói suông và làm<br />

việc là một đối lập không thể dung hòa, - Mác viết trong bức thư gửi cho L. Lônggơ năm<br />

1881 - khi đối lập những nhà hoạt động của nhóm “Ý dân”, những người giản dị, thiết thực,<br />

dũng cảm với những kẻ thích phô trương trong nhóm những người “đôktrinher” (lý luận cố<br />

chấp) và những người thuộc nhóm “xã hội chủ nghĩa vô chính phủ” những năm 80". Lòng<br />

căm ghét những “lời lẽ văn hóa về cách mạng, tinh thần tôn trọng “công việc” cách mạng<br />

thực sự hơn hẳn lối quảng cáo trừu tượng giả danh cách mạng, đã quy định nhận thức của<br />

Mác và Ăngghen về nhiệm vụ của văn học và xuất bản xã hội chủ nghĩa và cách mạng, đã<br />

quy định thái độ phê phán của hai ông đối với thi ca và nghệ thuật mà trong đó, khuynh<br />

hướng nảy sinh không phải từ cách hiểu biết sâu sắc tính biện chứng cách mạng của sự phát<br />

triển hiện thực, mà từ cách hiểu giáo điều, thiếu uyển chuyển những luận điểm trừu tượng<br />

này khác của chủ nghĩa Mác, hoặc nảy sinh từ thiên hướng nghiêng về “những lời ba hoa<br />

cách mạng”. “Có thể phát biểu những tư tưởng cách mạng mà không cần lặp đi lặp lại không<br />

ngừng từ “cách mạng”, - Ăngghen viết nhân nói về tính khuynh hướng.<br />

Thư của Ăngghen đã gây cho M. Caoxki một ấn tượng lớn. Ngày 10.5.1886 bà viết trả<br />

lời Ăngghen: “Bức thư của ông thật thấm đượm nhiệt tình nồng hậu. Ông đã phân tích một<br />

cách thiện chí các công trình của tôi vì ông cho rằng chúng xứng đáng với sự phê phán tỉ mỉ.<br />

Đó là một bức thư dễ chịu nhất vì được một người như ông viết ra. Đối với tôi nó cũng là<br />

bức thư làm cho tôi tự hào nhất trong những bức thư tôi đã nhận được” (Ph. Siler - Ăngghen<br />

như một nhà phê bình văn học - trang 129).<br />

Về sau, Caoxki có nhắc đến một số tư tưởng được kể ra trong bức thư của Ăngghen ở một<br />

bài báo của mình đăng ở “Thời đại mới”. “Các nhà mĩ học của chúng ta hoàn toàn quên mất<br />

rằng - bà viết - các nhà thiên tài của mọi thời đại đều là những nhà văn có khuynh hướng<br />

và nói chung, không quan tâm đến những hiện tượng hoang đường, không xác định mà lại<br />

nhìn kỹ xã hội bằng cặp mắt mở rộng và rõ ràng, thừa nhận sự chưa hoàn thiện của xã hội<br />

và đặt câu hỏi “vì sao” và “để làm gì” 2 .<br />

Song, trong sáng tác của mình, Caoxki cũng đã không khắc phục được những thiếu sót<br />

2 “Thời đại mới” (Neue Zeit) 1889, Jahrgang 7, S 205.<br />

55

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!