21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

mình, nhưng các ông cũng không đi quá xa hơn nữa để đến tuyệt đối hóa phương pháp so<br />

sánh và coi nó như là phương pháp vạn năng, duy nhất của nghiên cứu khoa học.<br />

Trong thời đại của Mác và Ăngghen, những nhà nghiên cứu văn hóa và văn học tư sản đã<br />

sử dụng phương pháp so sánh nhưng không vượt quá được cái giới hạn của các hiện tượng<br />

tư tưởng. Họ tự cho là nhiệm vụ của mình đã đạt được, khi họ nêu ra được các điểm giống<br />

và khác nhau giữa các hiện tượng của tư tưởng xã hội, của văn học nghệ thuật các nước và<br />

các dân tộc khác nhau. Mác và Ăngghen cũng chứng minh rằng nghiên cứu các hiện tượng<br />

tư tưởng trong sự tách rời với hoàn cảnh xã hội và những điều kiện sống xã hội đã nảy sinh<br />

ra nó là không thể được. Sau khi làm rõ những quy luật cơ bản chung nhất của vận động lịch<br />

sử loài người, sau khi đã xác định những dấu hiệu cơ bản của các hình thái kinh tế xã hội<br />

khác nhau, Mác và Ăngghen lần đầu tiên bằng cách này đã đưa vào tay các nhà khoa học<br />

cái phạm vi duy vật vững chắc để sử dụng phương pháp so sánh trong lĩnh vực khoa học xã<br />

hội. Chỉ có trên cơ sở những quy luật phát triển lịch sử của các hình thái xã hội khác nhau<br />

được Mác phát hiện và giải thích, trên cơ sở thuộc tính của các phương thức sản xuất nô<br />

lệ, phong kiến, tư bản và các phương thức khác được Mác miêu tả một cách khoa học, thì<br />

sự so sánh khoa học đáng tin cậy giữa sự phát triển khoa học chính trị và văn hóa của các<br />

nước riêng biệt và các dân tộc mới có thể tiến hành được. Cần xác định điểm giống và khác<br />

nhau của nền kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc, cần giải thích vì sao mà các dân tộc khác<br />

nhau trong sự phát triển của mình đều trải qua một trình độ phát triển tương tự. Mác và<br />

Ăngghen đã chỉ ra, qua những ví dụ rất phong phú, rằng hiện tượng của tư tưởng thời Khai<br />

sáng, sự nảy sinh của chủ nghĩa cổ điển hay chủ nghĩa lãng mạn trong văn học của các dân<br />

tộc châu Âu không thể giải thích được, nếu không chú ý tới đặc tính chung của những con<br />

đường phát triển lịch sử xã hội của chúng.<br />

Sự phát triển đó, trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ phát triển chủ<br />

nghĩa tư bản, đã đặt ra ở mỗi nước châu Âu những vấn đề lịch sử và những nhiệm vụ tư<br />

tưởng tương tự. Gắn liền với những điều kiện sống của mỗi một nước, những nhiệm vụ và<br />

những vấn đề đó đã nhận được trong cuộc sống những nét đặc trưng của mình và những nét<br />

đặc trưng ấy quy định sự khác nhau về chất của các hoàn cảnh dân tộc của tư tưởng Khai<br />

sáng, của chủ nghĩa cổ điển hay chủ nghĩa lãng mạn ở mỗi nước.<br />

Như vậy, với cùng một phương pháp so sánh này, song ở những đại diện của khoa học<br />

duy tâm hay duy vật khác nhau thì không tránh khỏi dẫn đến những kết luận khác nhau,<br />

thậm chí đối lập nhau. Sự ứng dụng một cách thành công phương pháp nghiên cứu so sánh<br />

trong lịch sử văn học có thể chỉ là trong trường hợp, nếu như, phương pháp này được áp<br />

dụng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nếu như trong khi sử dụng phương<br />

pháp so sánh có chú ý đến những điều kiện duy vật và giai cấp - lịch sử của mỗi một hiện<br />

tượng trong những hiện tượng văn học đã được nghiên cứu, có chú ý đến mối liên hệ không<br />

thể tách rời được của nó với thực tế của cuộc sống xã hội của thời đại của đất nước và của<br />

dân tộc trong đó nó xuất hiện. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác làm rõ cả sự cần thiết,<br />

đối với việc nghiên cứu khi sử dụng phương pháp so sánh, tức là phải thận trọng đối với<br />

phương pháp ấy, khi tin rằng nó là phương pháp có tính chất sâu sắc, vạn năng, không gì<br />

so sánh được của phép biện chứng duy vật, khi phương pháp ấy đã đưa ra những đặc điểm<br />

không đồng đều và mâu thuẫn của quá trình lịch sử, và nói riêng, của quá trình phát triển<br />

99

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!