21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

3. Vấn đề cái anh hùng, cái bi kịch, cái hài hước và châm biếm<br />

trù mĩ học nói chung, không phải là những phạm trù có nội dung chung chung, trừu tượng<br />

và bất di bất dịch. Trong quá trình phát triển của phạm trù này, theo Hêghen, ở những điều<br />

kiện lịch sử khác nhau những màu sắc lịch sử mới, những nét mới đã xuất hiện và phát triển.<br />

Quá trình phát triển của cái bi và cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật phản ánh cái<br />

bi và cái hài trong lịch sử, mỗi giai đoạn có những nét độc đáo, những thuộc tính riêng.<br />

Đặc điểm duy tâm của mĩ học Hêghen đã ngăn cản Hêghen phát triển và chứng minh<br />

quan niệm lịch sử tự nhiên về bi kịch mà ông đưa ra. Chỉ dựa trên cơ sở quan niệm duy vật<br />

và lịch sử mới có thể phân tích đầy đủ khoa học phạm trù bi kịch một cách có cân nhắc đến<br />

tính chế ước vật chất của bi kịch trong cuộc sống và trong nghệ thuật, đến sự thay đổi nội<br />

dung và hình thức lịch sử của nó trong quan hệ với sự thay đổi của đời sống xã hội.<br />

Không phải ngẫu nhiên mà những ý kiến lý luận quan trọng nhất trong thái độ có tính<br />

chất phương pháp luận của Mác và Ăngghen về cái bi và cái hài, đã đề cập đến những vấn đề<br />

về sự bi thảm (hay hài hước) khách quan của hoàn cảnh lịch sử hiện thực, Mác và Ăngghen,<br />

trong những ý kiến của mình, mong muốn gắn việc phân tích nội dung bi kịch hay hài kịch<br />

khách quan - nội dung thuộc mức độ xác định của sự phát triển những quan hệ xã hội hiện<br />

thực với sự phân tích những nét cụ thể của văn học và nghệ thuật thời kỳ ấy, nhưng công<br />

việc này chỉ thuộc hàng thứ hai (và hơn nữa, không phải thường xuyên).<br />

Cách nhìn tương tự, không bình thường đối với mĩ học trước Mác về những vấn đề bi<br />

kịch và hài kịch tuyệt nhiên không chứng tỏ rằng Mác và Ăngghen không chú ý đến tất cả<br />

những hình thức đa dạng của bi kịch và hài kịch trong đời sống và trong nghệ thuật. Nó nói<br />

lên một điều khác trong mĩ học, giống như trong lĩnh vực khoa học khác - khác với đại đa<br />

số những người đi trước, sự chú ý của Mác và Ăngghen trước hết hướng vào việc phân tích<br />

tính chế định lịch sử - xã hội, khách quan của những phạm trù nghệ thuật và phạm trù mĩ<br />

học, trong đó có phạm trù bi kịch.<br />

Không đặt nhiệm vụ của mình là nghiên cứu toàn bộ các hình thức đa dạng của bi kịch<br />

và hài kịch trong nghệ thuật, Mác và Ăngghen đã vạch ra phương hướng, có ý nghĩa phương<br />

pháp luận mới về mặt nguyên tắc, để phân tích những phạm trù này - những phạm trù có<br />

ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu những vấn đề khoa học về mĩ học và lý luận nghệ thuật.<br />

Như Mác giải thích, phạm trù bi kịch và hài kịch có sức mạnh không chỉ trong lĩnh vực<br />

nghệ thuật. Dù rằng trong nghệ thuật, cái bi và cái hài có đạt đến hình thức “rõ ràng” nhất,<br />

những khái niệm này vẫn rộng hơn lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Những nét bi và hài là<br />

thuộc tính khách quan của chính đời sống xã hội, cũng như của đối tượng nghệ thuật. Đặc<br />

điểm đời sống lịch sử của những thời đại nhất định đã chi phối đặc tính riêng biệt của những<br />

mâu thuẫn và xung đột bi kịch (hay hài kịch) của riêng thời đại ấy, những mâu thuẫn và<br />

xung đột dẫn đến việc thể hiện chúng trong văn học, nghệ thuật thời kỳ đó.<br />

Như đã nêu trong “Phần mở đầu”, ngay từ những năm còn trẻ, khi viết công trình “Phê<br />

phán triết học pháp quyền Hêghen” (1843 - 1844), Mác mong muốn gắn phạm trù bi kịch<br />

với lịch sử, khi chứng minh rằng những nguồn gốc khách quan của bi kịch nằm trong sự phát<br />

triển xã hội và bị chế định bởi đặc điểm phát triển này. Ở đây, Mác đã nêu ra những ý nghĩ<br />

đầu tiên, sau này, vào đầu những năm 1850, Mác đã trở lại vấn đề này với mức độ sâu sắc<br />

và hoàn hảo toàn diện, trong “Ngày Mười tám tháng sương mù của Lui Bônapac”: cùng một<br />

hiện tượng (hoặc những hiện tượng có quan hệ gốc rễ với nhau một cách khách quan), ở<br />

72

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!