21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

4. Nguyên tắc tính Đảng cộng sản của văn học<br />

bên trên cuộc đấu tranh của các giai cấp và các đảng phái, những kẻ không thừa nhận mối<br />

quan hệ giữa hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và quyền lợi của giai cấp vô sản.<br />

Nguyên tắc tính đảng của văn học nghệ thuật và văn học chính trị - xã hội - nguyên tắc<br />

tính đảng gắn liền với phong trào xã hội chủ nghĩa - nguyên tắc tính đảng cộng sản chứ<br />

không phải là tính đảng dân chủ, đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh của Mác<br />

và Ăngghen chống “chủ nghĩa cộng sản” triết học - trừu tượng của phái Hêghen trẻ và của<br />

những kẻ tự xưng là “chủ nghĩa xã hội chân chính” Đức. Khi phê phán phong cách chính luận<br />

và văn học nghệ thuật của chủ nghĩa xã hội “chân chính”, năm 1847, Ăngghen đã viết: “Mặc<br />

dù những nhà văn của khuynh hướng này tự xưng là “cộng sản chủ nghĩa”, nhưng thực ra họ<br />

không phải là đại diện cho Đảng của những người cộng sản Đức. Đảng không công nhận họ<br />

là những đại diện văn học của mình, họ không đại diện cho quyền lợi của Đảng. Ngược lại,<br />

họ bảo vệ những quyền lợi hoàn toàn khác, họ bênh vực những nguyên tắc hoàn toàn khác,<br />

những nguyên tắc hoàn toàn đối lập với những nguyên tắc của Đảng cộng sản”.<br />

Cần nhấn mạnh rằng, năm 1847, khi đề ra yêu cầu nhà văn - nhà tuyên truyền những<br />

tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải là “những đại biểu văn học” của Đảng cộng sản, phải bênh<br />

vực “những quyền lợi” và “những nguyên tắc của Đảng cộng sản”; thiếu những phẩm chất<br />

đó, họ không có quyền tự xưng là người xã hội chủ nghĩa. Ăngghen đã đòi hỏi văn học triết<br />

học - cộng hòa cũng như văn học nghệ thuật của xã hội chủ nghĩa “chân chính” phải thực<br />

hiện yêu cầu này. Những bài báo của Ăngghen về thơ và văn xuôi của xã hội chủ nghĩa “chân<br />

chính” đã xác định điều này. Cũng như trong các bài báo dành cho những nhà lý luận của<br />

trào lưu này, bằng ví dụ lấy từ sáng tác của những nhà thơ và những nhà văn xã hội chủ<br />

nghĩa “chân chính”, Ăngghen đã chỉ ra rằng, nếu xã hội chủ nghĩa không thừa nhận đấu tranh<br />

giai cấp và vai trò của giai cấp vô sản như một người chiến sĩ cách mạng đấu tranh vì chủ<br />

nghĩa xã hội, nếu chủ nghĩa xã hội không tuyên truyền “những quyền lợi” và “những nguyên<br />

tắc” của Đảng thì nó sẽ thành niềm hy vọng mờ mịt, thành lời nói không mờ nhạt, bị tước<br />

mất nội dung lịch sử hiện thực không hơn không kém.<br />

Vấn đề thái độ với đảng của văn học theo nghĩa rộng của từ (bao gồm trong khái niệm<br />

này cả sách báo khoa học - lý thuyết, cả văn chính luận chính trị, cả sáng tác văn học nghệ<br />

thuật), đã được Ăngghen nêu ra và soi sáng không chỉ trong cuộc đấu tranh chống lại những<br />

đại diện văn học của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức năm 1847. Vấn đề này chiếm một<br />

trong những vị trí trọng yếu ngay cả trong cuộc bút chiến của Mác và Ăngghen chống nhà<br />

dân chủ - chính trị Đức K. Gâyxen. Giống như những người xã hội chủ nghĩa “chân chính”,<br />

nhà dân chủ Gâyxen tự coi mình không phải là kẻ đại diện của đảng vô sản hay đảng tư<br />

sản, mà là đại diện của “Đảng của mọi người”, “Đảng của loài người ở Đức”, nghĩa là ông ta<br />

ra sức bảo vệ những quyền lợi không phải một đảng phái có tính chất giai cấp nào, mà bảo<br />

vệ những quyền lợi “cao nhất”, những quyền lợi của “loài người nói chung”. Ăngghen - trong<br />

bài báo “những người cộng sản và K. Gâyxen” và Mác - trong bài báo “Sự phê phán có tính<br />

chất đạo đức và đạo đức có tính chất phê phán” (1847), đã chế nhạo không thương xót tham<br />

vọng này của Gâyxen. Trong cuộc đấu tranh với Gâyxen, Mác và Ăngghen đã giải thích rằng:<br />

Trong xã hội tư bản tồn tại những giai cấp thù địch nhau - những người bị áp bức và những<br />

kẻ áp bức - không thể có “Đảng của mọi người” có tính trừu tượng theo kiểu Gâyxen; trong<br />

xã hội ấy chỉ có thể tồn tại một đảng thể hiện quyền lợi của những giai cấp xã hội thực tế,<br />

84

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!