21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

4. Nguyên tắc tính Đảng cộng sản của văn học<br />

Trước khi chết ít lâu, trong cuộc nói chuyện với Eckerman, Vectơ đã nói rõ ràng: Chính sách<br />

và cuộc đấu tranh của Đảng là những đề tài không phù hợp với thơ ca (xem I. P. Eckerman -<br />

Những cuộc nói chuyện với Vectơ trong những năm cuối đời của ông, “Academia”. M. A. 1934<br />

trang 605 - 606) - nhưng những lời này của Vectơ gắn chặt với thời kỳ ở nước Đức còn chưa<br />

có một cách thực sự những nhóm và những đảng phái chính trị dân chủ. Tới đầu những năm<br />

40 (của thế kỷ XIX) gắn liền với tính chất ác liệt của cuộc đấu tranh chính trị - xã hội thời<br />

kỳ này, thái độ của tư tưởng văn học - xã hội tiên tiến Đức đối với chính trị và cuộc đấu<br />

tranh đảng phái thay đổi rõ rệt. Vấn đề thái độ của văn học đối với chính trị là trung tâm<br />

chú ý của cả nền văn học và những tư tưởng - xã hội tiến bộ Đức trong thời kỳ trước cách<br />

mạng 1848. Không chỉ có Herveg trong bài thơ “Đảng” nổi tiếng của mình, mà cả những<br />

người tiên tiến khác của phái dân chủ Đức những năm 40 đều đòi hỏi các nhà tư tưởng và<br />

các nhà văn của thời đại mình lập trường chính trị - đảng phái rõ ràng; phải phê phán thái<br />

độ “thần thánh” và thái độ kiêu ngạo đối với các cuộc đấu tranh chính trị. Có thể coi những<br />

lời sau đây của L. Phơbách, những lời gắn với đoạn cuối năm 1848 là tiêu biểu nhất cho thái<br />

độ này: “Chúng ta đang sống trong một thời đại, khi mà không cần thiết - giống như thời xã<br />

hội Aten - công bố một luật pháp nói rằng: Trong thời kỳ của những cuộc khởi nghĩa, mỗi<br />

người cần phải xác định mình đứng về phía nào; chúng ta đang sống trong một thời đại, khi<br />

mỗi người ngay cả người tưởng rằng mình phi đảng nhất - thậm chí ngược hẳn với ý thức<br />

và ý chí của anh ta - mặc dù chỉ là trong lý luận - cũng là người của mỗi đảng phái, chúng<br />

ta đang sống trong thời đại, khi quyền lợi chính trị cuốn hút toàn thể những quyền lợi khác,<br />

khi những biến cố chính trị giữ chúng ta trong sự căng thẳng và sự kích động hồn nhiên”.<br />

(L. Phơbách - Những tác phẩm triết học chọn lọc - quyển 2, Nxb Chính trị quốc gia. M.<br />

1955 trang 493).<br />

Gần gũi với lập trường của Phơbách là lập trường của H. Hainơ: “Chúng ta viết để hoặc<br />

chống lại một cái gì đó, vì một tư tưởng nào đó, hoặc chống lại nó, vì một đảng phái nào<br />

đó, hoặc chống lại nó”. “Tính phi đảng yếu đuối” “luôn luôn là sự lừa dối” - ông viết trong<br />

“Những lời thú nhận” năm 1854 (H. Hainơ Tuyển tập - q.9. Nxb Chính trị Quốc gia, M, 1959,<br />

tr 92, 95).<br />

Như vậy, vấn đề mối quan hệ của văn học với chính trị và cuộc đấu tranh đảng phái theo<br />

nghĩa rộng của từ đã được văn học và văn chính luận dân chủ Đức những năm 40 đề cập đến<br />

trước Mác và Ăngghen. Ngay từ Phơbách, Hainơ, Herveg và những nhà hoạt động tiên tiến<br />

khác của khuynh hướng dân chủ trong văn học và văn chính luận Đức những năm 40 cũng<br />

đã coi mối quan hệ tự giác với cuộc đấu tranh chính trị, việc đứng ở lập trường, chính trị,<br />

lập trường đảng phái dứt khoát trong cuộc đấu tranh ấy là nghĩa vụ của mỗi một nhà tư<br />

tưởng tiên tiến và mỗi nhà văn - nhà dân chủ. Nhưng đây là tính đảng theo nghĩa dân chủ,<br />

chứ không phải theo nghĩa vô sản - xã hội chủ nghĩa của từ ngày.<br />

V. I. Lênin viết rằng “Trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến và chế độ chuyên<br />

chế”, ở những nhà dân chủ tư sản châu Âu nổi bật ảo tưởng “đảng phái phi giai cấp”<br />

(V. I. Lênin toàn tập, Tập 21, tr 243) - Ảo tưởng này đã là thuộc tính ở mức này hay<br />

mức khác của hầu hết tất cả những đại biểu của phong trào dân chủ tư sản cách mạng Đức<br />

những năm 40. Ngay cả những trí tuệ tiên tiến nhất trước Mác, những trí tuệ cố gắng gắn<br />

văn học với cuộc đấu tranh đảng phái, cũng đồng tình với ảo tưởng “đảng phi giai cấp”;<br />

cũng mong muốn - như Lênin nói - “nối liền những giai cấp khác nhau thành “một đảng”<br />

82

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!