21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

3. Vấn đề cái anh hùng, cái bi kịch, cái hài hước và châm biếm<br />

độ tư bản chủ nghĩa, “sự trớ trêu của lịch sử” khống chế một cách nghiệt ngã cuộc sống của<br />

từng con người và của các tập đoàn giai cấp trong xã hội, khi nó mang lại không phải là kết<br />

quả của ý chí và sự sáng tạo chủ quan của họ, khi họ tự phát bị ép buộc nhận những hình<br />

thức sống và hoạt động, khi những kết quả hoạt động của họ bị chế định bởi những quy luật<br />

tự nhiên và mù quáng của sự phát triển xã hội.<br />

Chỉ có trong những điều kiện của chế độ xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên trong lịch sử loài<br />

người, không còn nữa những cơ sở khách quan để những thể chế và những tư tưởng xã hội<br />

biến thành gông xiềng của sự phát triển xã hội. Vì vậy, trong xã hội xã hội chủ nghĩa cũng<br />

không còn ngay cả sự tất yếu lịch sử - mà nhờ nó, trong quá khứ, những đại diện của những<br />

thể chế và những tư tưởng lỗi thời còn tiếp tục cố giành được chỗ đứng của mình trong đời<br />

sống, khi những đại diện lỗi thời ấy đã là những người đi khỏi thế giới này như những nhân<br />

vật hài kịch đã rời khỏi sân khấu này.<br />

Sau khi chứng minh rằng cái bi và cái hài, “bi kịch” và “trò hề” thường thấy trong những<br />

điều kiện “tiền lịch sử” là hai thời kỳ trong lịch sử của chính một lực lượng hoặc một khuynh<br />

hướng xã hội, Mác đã chỉ rõ đó chính là mối quan hệ khách quan phức tạp giữa cái bi và<br />

cái hài trong đời sống và trong nghệ thuật. Mác đã giải thích rằng sự khác nhau giữa bi kịch<br />

và hài kịch không rõ ràng, rằng ranh giới giữa những phạm trù này là linh hoạt và cơ động.<br />

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giữa bi kịch và hài kịch không có sự khác nhau khách<br />

quan về mặt phẩm chất. Tùy thuộc vào bản chất của mỗi một hiện tượng từ nội dung lịch<br />

sử - xã hội khách quan có thực của nó mà nó có những đặc điểm là bi hay hài.<br />

Như chúng ta đã thấy ở trên, theo quan điểm của Mác, không phải bất cứ một hiện tượng<br />

lịch sử nào cũng có thể làm tài liệu sáng tạo bi kịch. Nếu như sự suy tàn của nền dân chủ<br />

thị tộc cổ đại hoặc sự hủy diệt của tầng lớp hiệp sĩ trung cổ có thể cung cấp tài liệu “cho<br />

những tác phẩm vĩ đại của nghệ thuật bi kịch” thì sự suy tàn của tầng lớp tiểu tư sản Đức<br />

trong thời kỳ cách mạng 1848 - theo ý kiến của Mác và Ăngghen “không đem lại cái gì khác<br />

ngoài biểu hiện bất lực của sự hung ác cuồng tín và việc sưu tập những ngạn ngữ và những<br />

cách ngôn hợp với Xăng sô Păng xa”. Như vậy, để một nhân vật nhất định có thể trở thành<br />

đối tượng miêu tả với tư cách một nhân vật bi kịch, thì sự nghiệp nó phục vụ cần phải có<br />

tính cao cả khách quan lịch sử, tính cao cả tỏ ra xứng đáng với lòng tin của nhân vật vào<br />

sự nghiệp ấy và vào chính mình. Ở chỗ mà lòng tin của nhân vật vào mình và vào sự nghiệp<br />

của mình không xứng đáng về mặt lịch sử, giữa “hoạt động thực tiễn” của nhân vật ấy với<br />

“những ảo tưởng về hoạt động này” tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn mang đến cho nhân<br />

vật đặc điểm bi hài kịch (hoặc đơn giản là hài kịch), khoảng cách giữa những quan niệm<br />

không tưởng của nhân vật về sự vĩ đại của sự nghiệp mình với vai trò thảm hại mà nhân vật<br />

đã thủ vai một cách khách quan trên các sân khấu của lịch sử càng rộng bao nhiêu, thì đặc<br />

điểm bi hài kịch càng rõ bấy nhiêu.<br />

4 <br />

Tinh thần tiến công, niềm lạc quan vô tận, nghị lực cách mạng vốn có của Mác và Ăngghen<br />

đã thể hiện rõ nét trong niềm say mê của hai ông đối với các hình tượng cổ điển của văn<br />

học trào phúng, của loại văn đả kích cách mạng và các thể luận chiến văn học có tính chất<br />

nguyên tắc và chiến đấu.<br />

74

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!